Bạn đang xem bài viết Tinh Dầu Bergamot Là Gì? Tác Dụng Bất Ngờ Đối Với Sức Khoẻ &Amp; Làn Da được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Tplr.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
bergamot là một loại tinh dầu được mọi người nhắc đến khá nhiều trong khoảng thời gian gần đây. Ban đầu nghe mình cũng cảm thấy khá lạ lẫm và mình cứ nghĩ rằng cái tên này cái tên này có ý nghĩa gì và tinh dầu này có thực sự tốt như mọi người hay nói không? Có bạn nào cũng đang thắc mắc như mình không?
1. Bergamot thực chất là gì?Bergamot hay còn được gọi là quả Cam Hương, loại quả này trông có vẻ giống như một loại quả được lai giữa quả cam và quả chanh vậy đấy. Có thể giải thích điều này là bởi vì quả này có mùi hương và kích thước của một quả cam nhưng lại sở hữu màu sắc như một quả chanh. Và cái tên Bergamot này được xuất phát từ cách đặt tên theo thị trấn Bergamo tại đất nước Italy. Đây là loại quả được trồng rất nhiều ở khu vực miền Nam nước Ý, miền nam nước Pháp,miền nam Thổ Nhĩ Kỳ và dọc đường bờ biển Nga.
Bergamot là loại quả lai giữa quả cam và quả chanh.
2. Tìm hiểu về tinh dầu BergamotTinh dầu Bergamot hay còn được gọi là tinh dầu cam hương. Đây là loại tinh dầu rất đặc biệt bởi vì được chiết xuất từ vỏ trái cam hương dựa trên công nghệ ép lạnh. Mang đặc điểm về hương thơm nhẹ nhàng và quyến rũ, em này được mọi người sử dụng như một loại nước hoa từ tự nhiên.
2.1. Công dụng của tinh dầu Bergamot đối với sức khỏe?Cũng giống như cách cho ra đời các loại hương liệu khác thuộc nhóm hương chua tự nhiên, người ta dùng vỏ để sản xuất ra tinh dầu Bergamot. Cũng không kém cạnh gì so với quả, tinh dầu của em này cũng được nhiều người đánh giá cao về cả hương thơm nhẹ nhàng quyến rũ mà còn về cả công dụng tuyệt vời.
Tinh dầu quả cam hương mang lại nhiều công dụng hiệu quả.
– Hỗ trợ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn: hãy pha từ 4 đến 5 giọt tinh dầu cam hương với dầu nền rồi thực hiện massage vòng tròn lên vùng bụng nhằm kích thích hệ tiêu hóa.
– Kháng khuẩn: để hỗ trợ cho công dụng kháng khuẩn thì bạn hãy kết hợp tinh dầu cam hương với nước rửa tay.
Ngoài ra tinh dầu Bergamot còn công dụng giảm ho: những cô nàng bị ho thì hãy thực hiện pha với nước làm nước súc miệng, cách làm này không chỉ giảm ho mà còn hỗ trợ bạn có được một hơi thở thơm mát nữa đấy.
2.2. Công dụng của tinh dầu Bergamot đến việc làm đẹpBên cạnh những tác dụng hỗ trợ cho sức khỏe thì tinh dầu cam hương còn mang nhiều công dụng cho việc làm đẹp của nhiều chị em phụ nữ chúng ta như sau:
– Sạch miệng: để khoang miệng được sạch sẽ thơm tho, các nàng chỉ cần pha vài giọt tinh dầu cam hương kết hợp cùng dầu nền. Sau đó dùng hỗn hợp vừa tạo ra chà răng hoặc đem pha với kem đánh răng.
– Làm sạch cho làn da nhờn: pha tinh dầu với nước nóng, sau đó dùng khăn lớn trùm lại. Những cô nàng sở hữu làn da nhờn hãy xông mặt kết hợp cùng động tác hít thở sâu giúp làn da sạch bã nhờn.
– Khử mùi cơ thể: Pha tinh dầu với nước hoặc dầu xịt lên da vùng nách hoặc những vùng da bị hôi, mùi hôi sẽ nhanh chóng biến mất.
Bên cạnh đó thì tinh dầu cam hương còn hỗ trợ phục hồi da, mờ sẹo và giúp làn da bị cháy nắng dịu đi nhanh chóng…
Ngoài công dụng cho sức khỏe thì tinh dầu cam hương còn tốt cho việc làm đẹp
2.3. Giá tinh dầu cam hươngCác nàng có thể tìm mua những sản phẩm tinh dầu Bergamot tại những trang thương mại điện tử quen thuộc hiện nay như Tiki, Lazada, shopee…
LINK ĐẶT MUA TẠI ĐÂY
2.4. Một số lưu ý khi sử dụngTuy có nhiều công dụng tốt như vậy nhưng phải đảm bảo rằng các bạn tuân thủ đúng theo những lưu ý của em này mới có thể phát huy tối đa tác dụng của em ấy.
Thiền Là Gì? 11 Tác Dụng Của Thiền Đối Với Sức Khoẻ Không Phải Ai Cũng Biết
Ngồi thiền là gì?
Đây chắc hẳn là câu hỏi mà những người chưa biết đến thiền đặt ra khi nghe đến khái niệm này. Nếu như trước đây thiền luôn được gắn với tôn giáo, những nhà tu hành; thì ngày nay, Thiền đã dần được nhiều người đón nhận như một môn thể thao luyện tập cho não bộ, giúp cho tâm trí tĩnh tâm, giảm căng thẳng, áp lực trong cuộc sống; trở thành một trong số những liệu pháp không dùng thuốc để hỗ trợ trị liệu các vấn đề về tâm lý: Trầm cảm, stress, mất ngủ.
Vậy thiền là gì? Và tại sao nó lại có thể giúp cho tâm trí tĩnh lặng, giảm căng thẳng, stress?
Có rất nhiều định nghĩa về Thiền, đối với người mới bắt đầu học, bạn chỉ cần hiểu: Thiền là việc tâm trí chỉ tập trung vào 1 đối tượng. Đối tượng đó có thể là hơi thở, có thể là một bài chú, có thể là một hình ảnh nào đó…là tùy thuộc vào từng phương pháp thiền khác nhau.
Xã hội càng hiện đại, tốc độ phát triển càng nhanh thì cuộc sống càng nhiều áp lực, từ công việc, gia đình, bạn bè…Các vấn đề, sự kiện liên tục đến khiến chúng ta phải suy nghĩ, giải quyết làm sao để hiệu quả nhất, ít rủi ro nhất. Việc suy nghĩ không ngừng nghỉ quá nhiều vấn đề đan xen khiến chúng ta bị tiêu hao rất nhiều năng lượng mà thức ăn hàng ngày của chúng ta không đủ để bù đắp, từ đó gây mất cân bằng và dẫn đến căng thẳng, stress. Khi hành thiền, não bộ của bạn chỉ tập trung vào 1 vấn đề, do đó sẽ giảm tiêu hao năng lượng cơ thể ở mức tối đa, dần dần giúp não bộ lấy lai sự cân bằng.
11 tác dụng của ngồi thiền không phải ai cũng biết
Thiền giúp giảm stress và lo lắng
Một trong những lợi ích to lớn mà thiền mang lại cho sức khỏe của con người không thể không nhắc đến đó là giảm stress và lo lắng hiệu quả. Khi ngồi thiền, tâm trí sẽ trở nên thanh tịnh, bạn sẽ tập trung vào hơi thở và thư giãn, “đánh bay” mọi căng thẳng. Nếu ngồi thiền thường xuyên cơ thể sẽ giải phóng stress và các hormone gây căng thẳng ra ngoài.
Thiền giúp kiềm chế cơn tức giận
Chúng ta đều biết rằng khi tức giận cơ thể sẽ bị tổn thương. Thế nhưng khi cảm thấy khó chịu, bạn khó có thể kiềm chế cơn giận dữ. Mỗi khi tức giận, bản thân bạn đã tự gây ra một “cơn sóng thần” tàn phá cơ thể. Điển hình là các dưỡng chất bị cạn kiệt, độc tố được tiết ra nhiều hơn khiến bị dễ bị lão hóa. Tuy nhiên, bạn đừng vội lo lắng. Vì bạn hoàn toàn có thể kiểm soát cơn “cuồng phong” này nếu bạn thiền định thường xuyên.
Thiền giúp chữa mất ngủ
Tác dụng của thiền tiếp theo đó là chữa mất ngủ. Áp lực trong công việc và trong cuộc sống hàng ngày sẽ gây ra khó ngủ, giấc ngủ chập chờn và ngủ không sâu giấc. Thay vì dùng thuốc gây ta tác phụ không mong muốn, bạn hoàn toàn có thể ngồi thiền để chữa mất ngủ. Đây chính là phương thuốc tự nhiên tốt nhất được nhiều người áp dụng để có được giấc ngủ ngon và thoải mái, an nhiên nhất.
Thiền giữa chữa bệnh đường hô hấp
Khi ngồi thiền, chúng ta cần thở chậm, đều, hít sâu và thở nhẹ. Việc này đồng nghĩa với việc bạn đang hít khí oxy nhiều hơn vào hệ hô hấp. Nhờ vậy mà những người mắc bệnh rối loạn hô hấp có thể điều chỉnh và làm giảm tình trạng bệnh.
Thiền giúp tăng khả năng miễn dịch
Nếu ngồi thiền thường xuyên, bạn sẽ thở sâu và nhận được nhiều oxy hơn. Bên cạnh đó, cơ thể cũng được nghỉ ngơi, sức khỏe được phục hồi. Từ đó, bạn sẽ cải thiện được khả năng miễn dịch của cơ thể. Thiền sẽ giúp tăng khả năng miễn dịch tốt hơn với những bệnh thường gặp như: cảm lạnh, cảm cúm, đau họng và những bệnh nhiễm trùng nhẹ…
Tác dụng của thiền là cải thiện trí nhớ
Khi ngồi thiền bạn không chỉ cải thiện được sự tập trung, mà còn giúp bạn suy nghĩ vấn đề được thấu đáo nhất. Căng thẳng chính là nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ kém. Chính vì vậy, nếu thiền định và thư giãn thường xuyên, bạn có thể cải thiện năng lực trí tuệ của mình.
Như chúng ta đã biết, thiền định không có quá nhiều động tác, thậm chí là bất động. Nhưng trong trạng thái thiền định, bạn mới có thể kiểm soát được từng suy nghĩ, hơi thở, nhịp tim… đặc biệt là làm chủ chính mình. Chính vì vậy, việc thiền định thường xuyên sẽ giúp bạn cải thiện trí nhớ một cách hiệu quả.
Thiền giúp giảm nguy cơ đột quỵ và bệnh tim
Một trong những tác dụng của thiền không phải ai cũng biết đó là làm giảm nguy cơ tử vong, đột quỵ và nhồi máu cơ tim đối với những người mắc bệnh tim. Các nhà khoa học đã phát hiện ra những người ngồi thiền giảm đến 48% nguy cơ đau tim, đột quỵ, thậm chí là tử vong.
Thiền giúp não bộ được trẻ hóa
Các nhà khoa học cho rằng, thiền định chính là “liều thuốc” tự nhiên tốt nhất làm kìm lại quá trình lão hóa. Điều này không chỉ thể hiện ra ngoài cơ thể, trên làn da mà còn cả trong bộ não của bạn. Thiền giúp tế bào não phục hồi các thương tổn. Qua việc phân tích hình ảnh chụp não của những người thiền định chúng ta có thể thấy được điều này.
Thiền giúp cải thiện quan hệ tích cực và sự thấu hiểu
Những người thực hành thiền từ bi thường có khuynh hướng tập trung vào phát triển tình yêu thương và sự quan tâm đến chúng sinh. Có nghiên cứu chỉ ra rằng, thực hành thiền cho phép người tập thấu hiểu được mọi người hơn, thông qua việc đọc những biểu hiện trên nét mặt của họ.
Bên cạnh đó, việc xây dựng những cảm xúc tích cực thông qua lòng từ bi sẽ giúp bạn tăng cường nguồn lực cá nhân. Cụ thể, bạn sẽ có những thái độ yêu thương chính bản thân, yêu thương người khác, tham gia các hoạt động xã hội, cộng đồng và tự chấp nhận…
Thiền giúp làm giảm sự cô lập xã hội
Thiền từ bi không chỉ có tác dụng cải thiện quan hệ tích cực và thấu hiểu mọi người, nó còn có thể làm chất kết dính gắn kết xã hội. Đồng thời, lan truyền thái độ tích cực đến với mọi người. Đây là loại thiền dễ thực hiện và có thể làm giảm sự cô lập xã hội.
Thiền giúp tăng khả năng sáng tạo
Tác dụng của thiền hướng mở rộng đó là giúp người tập nâng cao khả năng sáng tạo và tư duy. Những người áp dụng phương thức tập thiền này thường thực hiện các nhiệm vụ tốt hơn, trong đó có việc họ được yêu cầu đưa ra những ý tưởng mới theo cách sáng tạo.
Thiền giúp giảm căng cơ, chuột rút
Nếu bạn thường xuyên bị căng cơ hoặc chuột rút, bạn có thể tập thiền để giải phóng các cơ. Khi tập trung vào các vị trí trên cơ thể qua hơi thở có kiểm soát, tâm trí sẽ được thư giãn. Đây là kỹ thuật thư giãn cơ tiên tiến, có thể sử dụng khi bắt đầu buổi thiền. Mục đích là để làm căng và thư giãn cơ qua cơ thể với chánh niệm.
Thiền giúp hiểu rõ bản thân
Nếu bạn ngồi thiền đúng cách và tập thiền đều đặn mỗi người, bạn có thể thoát khỏi những cám dỗ đang quẩn quanh. Thiền chính là công cụ hữu hiệu nhất giúp bạn hiểu rõ bản thân, tập trung vào mục tiêu trong cuộc sống và vượt qua nỗi sợ hãi. Nhờ vậy, bạn hoàn hoàn có thể thoát khỏi vỏ bọc đau khổ mà trước đây bạn không thể buồng bỏ được.
Đánh giá bài viết
Đăng ký tư vấn(*) Chúng tôi cam đoan bảo mật thông tin của quý anh/chị. Nếu rò rỉ thông tin, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tinh Dầu Mè Là Gì? Có Những Lợi Ích Gì Đối Với Sức Khỏe?
Tinh dầu mè là gì?
Tinh dầu mè có tên khoa học là Sesamum Notify Yum, được ép ra từ hạt mè (vừng). Mè có 3 giống khác nhau: mè đen, mè vàng, mè trắng.
Hạt mè có nguồn gốc từ Đông Phi, Ấn Độ, được trồng nhiều ở những nước có khí hậu nhiệt đới và ôn đới.
Tinh dầu mè có mùi thơm đặc trưng, hơi nồng, là một nguyên liệu làm nên hương vị thơm ngon, độc đáo của các món ăn Châu Á.
Thành phần dinh dưỡng của tinh dầu mèTrong dầu mè có rất nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể, phải kể đến như:
Chất béo: Dầu mè chứa một lượng axit béo bão hòa và không bão hòa như axit oleic, axid palmitic, acid stearic, acid linoleic cần thiết cho cơ thể, có tác dụng cũng cấp độ ẩm cho làn da mị màng, khỏe mạnh.
Các loại vitamin tốt cho sức khỏe như vitamin E, vitamin B, vitamin K.
Khoáng chất: Đồng, sắt, canxi, magie, photpho, natri.
Các hợp chất phenolic giúp chống oxy hóa, chống viêm hiệu quả.
Công dụng của tinh dầu mè đối với sức khỏe Đối với nội tiếtDầu mè có nhiều chất sắt, nhờ đó mà dầu mè có tác dụng chống thiếu máu hiệu quả. Ngăn ngừa các tình trạng hoa mắt, chống mặt, mệt mỏi.
Chất đồng trong dầu mè còn đóng góp vào quá trình sản xuất hồng cầu, tăng cường trao đổi chất, giúp máu lưu thông ổn định hơn.
Một số nghiên cứu cho thấy, dầu mè còn giúp kiểm soát, phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả.
Với hàm lượng canxi, đồng, photpho cao, dầu mè giúp xương chắc khỏe, ngừa các bệnh về xương khớp. Phytin, cholin, methionin có trong dầu mè có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, ngừa táo bón.
Đối với hệ tim mạchOmega 3, Omega 6 có trong dầu mè làm giảm các Cholesterol xấu trong máu, ngăn ngừa các bệnh lý xơ vữa động mạch, tăng mỡ máu,…
Ngoài ra, dầu mè còn có sesamin và sesaminol giúp ổn định các chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương, thích hợp để thay thế chất béo động vật trong bữa ăn.
Đối với hệ hô hấpDầu mè giúp cơ thể hấp thụ magie một cách dễ dàng hơn, nhờ đó mà dầu mè rất tốt cho bệnh nhân hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Đối với hệ daDầu mè có tác dụng chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa, khô da, bong tróc da, bảo vệ da khỏi tia UV, bụi bẩn ô nhiễm.
Bên cạnh đó, các hợp chất phenolic, Omega được tìm thấy trong dầu mè còn giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn sinh mụn, làm giảm quá trình viêm sưng tấy, ngăn ngừa sự hình thành mụn trứng cá.
Dầu mè còn có tác dụng dưỡng ẩm, chữa nám da, tàn nhang và làm sáng da,….
Một số công dụng khác
Súc miệng với dầu mè giúp kháng viêm, giảm hình thành mảng bám, giúp bảo vệ răng, nướu hiệu quả.
Dầu mè giúp tăng tiết hormone serotonin có thể giảm căng thẳng, lo âu nhờ vào các loại acid amin có lợi.
Một số thành phần trong dầu mè còn có tác dụng ức chế sự hình thành các tế bào ung thư hiệu quả.
Cách sử dụng dầu mè hiệu quảBạn có thể dùng dầu mè để chế biến nhiều món ăn ngon, tốt cho sức khỏe. Hãy thêm 1/2 muỗng dầu mè
Advertisement
vào thức ăn của bé để giúp trẻ dễ dàng hấp thu được một số vitamin tan trong dầu, đồng thời cũng kích thích tiêu hóa, làm trẻ ăn ngon miệng hơn.
Bạn cũng có thể dùng dầu mè để massage trực tiếp lên da để trị mụn nhọt, mụn trứng cá. Tuy nhiên, không được bôi dầu mè vào vết thương hở.
Tác dụng phụ của dầu mèMột số người có cơ địa mẫn cảm với các thành phần của dầu mè, nếu dùng phải sẽ dễ dẫn đến những triệu chứng như:
Tiêu chảy
Dị ứng: nổi mẩn đỏ, phát ban, ngứa,…
Sốc phản vệ: khó thở, tức ngực, nôn ói,…
Turmeric Là Gì? Tác Dụng Của Turmeric Đối Với Sức Khỏe
1 Turmeric là gì?
Mặc dù Turmeric có nhiều lợi ích cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý về liều lượng sử dụng vì khi sử quá nhiều sẽ gây ra các ức chế ngược và các tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cơ thể.
2 Tác dụng của Turmeric đối với sức khỏe
Điều trị viêm kết mạcViêm kết mạc là một nỗi lo của nhiều người bởi nó ảnh hưởng đến thị giác rất nhiều. Từ xưa, người Ấn Độ vẫn luôn tin rằng và sử dụng Turmeric để rửa mắt nhằm điều trị bệnh viêm kết mạc. Gần đây, ngày càng có nhiều cuộc nghiên cứu nổ ra.
Tiêu biểu là một cuộc nghiên cứu về vi khuẩn học và thực nghiệm trên 50 người bị bệnh viêm kết mạc lâm sàng đã chứng minh rằng thuốc nhỏ mắt thuộc hãng Haridra có thành phần chiết xuất từ Turmeric, hoàn toàn có hiệu quả kháng khuẩn và vô hiệu hóa các trực khuẩn E.coli, Staphylococcus Aureus, Klebsiella và Pseudomonas. Turmeric sẽ làm dịu và dần chữa lành viêm kết mạc.
Tiêu diệt gốc tự do xấu nhấtTurmeric đã được y học cổ truyền sử dụng rộng rãi và minh chứng được tính hiệu quả mà hoạt chất Curcumin mang lại. Các nhà y học hiện đại cũng bắt đầu tổ chức nhiều cuộc nghiên cứu để chứng thực khoa học hiệu quả của hoạt chất này.
Một cuộc nghiên cứu từ các nhà y học đến từ trường Đại học Dược Ấn Độ cho biết: Curcumin là hoạt chất có tính kháng viêm cao, có khả năng sẽ loại bỏ được gốc tự do xấu trong quá trình viêm. Bên cạnh đó, nó còn có khả năng tiêu diệt gốc tự do thuộc superoxide radicals hiệu quả.
Điều trị viêm khớpMột nghiên cứu ở chuột của Đại học Y Dược Gandhi, Turmeric cho thấy rằng: Sau khi những con chuột được tiêm Turmeric và ăn Turmeric dạng nén vào cơ thể trong 13 ngày thì tình trạng viêm sưng khớp đã giảm đi rất nhiều.
Các nhà nghiên cứu còn chứng minh được rằng, khả năng chống viêm của hoạt chất Curcumin trong Turmeric mạnh tương đương với hoạt chất Cortisol, nó có thể làm giảm phản ứng viêm ở động vật và triệu chứng viêm đa khớp dạng thấp ở người. Ngoài ra, tạp chí khoa học Amfiteatar còn đăng tải bài viết chỉ ra rằng, 1200mg Curcumin có tác dụng tương đương với thuốc kháng viêm Phenylbutazone 300mg. Ngày càng có nhiều dẫn chứng chứng tỏ Curcumin là hoạt chất điều trị viêm khớp hiệu quả và dễ tìm.
Cải thiện làn daNgoài là nguyên liệu phổ biến của mọi gia đình. Turmeric còn được xem là dược liệu chất lượng để làm đẹp cho da và là chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Các công dụng nổi bật giúp cải thiện làn da mà Turmeric đã được chứng minh gồm có: Giúp da sáng hồng, xóa bỏ tàn nhang, đồi mồi, giảm mụn…
Có thể dễ dàng cung cấp Turmeric cho cơ thể bằng cách kết hợp 1-2 thìa cà phê bột nghệ với nước ấm dùng mỗi ngày. Ngoài ra, còn có thể cung cấp dưỡng chất trực tiếp cho da bằng cách sử dụng mặt nạ chiết xuất từ tinh bột nghệ hoặc các mặt nạ kết hợp giữ nghệ và các nguyên liệu tự nhiên.
Điều trị tổn thương ganCarbon tetrachloride (CCl4) là một trong những hợp chất chủ yếu gây ra những tổn thương trên gan và tạo nên những cơn đau quặn. Theo một kết quả nghiên cứu của Đại học Tohoku – Nhật Bản, các nhà nghiên cứu đã chứng minh Turmeric có khả năng ức chế CCl4, bảo vệ gan tránh khỏi các cuộc tấn công từ hợp chất này. Bạn nên sử dụng Turmeric thường xuyên với liều lượng hợp lý để bảo vệ gan được khỏe mạnh, tránh tình trạng đau thắt kéo dài sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng khó lường.
Turmeric ức chế CCl4 giúp bảo vệ gan
Hoạt tính chống đột biếnTurmeric giúp làm giảm các đột biến gây tiến triển ung thư
3 Tác dụng phụ của Turmeric
Turmeric có thể làm đau dạ dày của bạnSẽ không có vấn đề gì nếu bạn sử dụng một lượng vừa đủ. Mặc dù Turmeric có khả năng ức chế các hợp chất tính xấu gây hại cho cơ thể nhưng nếu bạn sử dụng với liều lượng quá nhiều sẽ gây ra những tác dụng ngược. Turmeric sẽ kích thích dạ dày tiết nhiều axit dịch vị hơn, có thể sẽ không là gì với nhiều người nhưng không phải ai cũng có một dạ dày đủ khỏe để chịu những tác động đó.
Turmeric có thể kích thích các cơn co thắtTheo những lời truyền miệng từ người lớn, việc người mang thai có thể sẽ chuyển dạ sớm khi ăn thức ăn có chứa Turmeric. Mặc dù, chưa có bất kỳ minh chứng khoa học nào tuyên bố xác thực nhưng cũng đã có nhiều trường hợp như thế xảy ra,. Thêm vào đó, Turmeric được chứng minh sẽ làm loãng máu của người sử dụng, như vậy tốt nhất bạn không nên cho phụ nữ mang thai bổ sung chất này. Tuy nhiên, lưu ý một lượng nhỏ hòa vào thức ăn thì không vấn đề gì.
Người có thai không nên sử dụng Turmeric
Turmeric làm loãng máu của bạnTurmeric được chứng minh là chất gây loãng máu
4 Những lưu ý khi sử dụng
Không sử dụng Turmeric khi đói vì bản chất Turmeric tồn tại trong môi trường kiềm, nếu bạn sử dụng lúc này, hợp chất sẽ chuyển thẳng xuống ruột non và phân hủy, không có bất kỳ hiệu quả nào.
Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu sử dụng song song Aspirin và Turmeric cùng lúc. Vì hai hợp chất này đều khiến máu bạn bị loãng. Tuyệt đối tranh với những người vừa mất máu vì phẫu thuật.
Tính chất của Turmeric là tính cay vì vậy bạn sẽ bị đau bụng nếu sử dụng trong thời gian dài. Bạn nên sử dụng bột Turmeric (bột nghệ) để hợp chất dễ tan, dễ dàng được cơ thể hấp thụ hơn.
Vậy là Bách hóa XANH đã cung cấp đến bạn tất cả thông tin về Turmeric là gì? Và tác dụng của Turmeric đối với sức khỏe rồi đấy! Nếu còn thông tin gì khác, đừng ngại chia sẻ cùng chúng tôi.
Bào Ngư Là Gì? 7 Tác Dụng Của Bào Ngư Đối Với Sức Khỏe?
Đây là một loại động vật thân mềm, vỏ cứng, thuộc họ Haliotidae và chi Haliotis. Chúng có cấu tạo dẻo dai, các chân nhỏ và hay bám trên bề mặt đá. Tại Việt Nam, bào ngư được tìm thấy chủ yếu ở vùng biển các tỉnh miền Trung.
Ngăn ngừa bệnh ung thưTheo hellobacsi tham vấn y khoa bác sĩ Nguyễn Thường Hanh – Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng nội tạng của bào ngư có thể ức chế sự phát triển của khối u. Chiết xuất này còn giúp phá hủy các tế bào mang mầm bệnh ung thư.
Giảm nguy cơ mắc bệnh timBào ngư chứa axit béo omega-3, đặc biệt là axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA). Các loại axit béo này có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Tăng cường hệ miễn dịchCác axit béo omega-3 trong bào ngư còn giúp tăng cường hệ miễn dịch. Các nhà nghiên cứu cho biết axit béo omega-3 có khả năng thúc đẩy các tế bào bạch cầu, đây là tế bào tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
Ngoài ra trong bào ngư còn chứa các vitamin A, vitamin C, B, E, K và các loại khoáng chất. Đây là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời để cơ thể phát triển toàn diện
Điều hòa tuyến giápTheo trang hellobacsi, bào ngư có khả năng tăng cường hormone giúp kích thích chức năng hoạt động của tuyến giáp. Trong bào ngư cũng chứa khoáng chất I-ốt, khoáng chất này cần thiết để điều hòa tuyến giáp. Không những thế, loài hải sản này còn có khả năng và cải thiện quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
Tăng cường sức khỏe cho ganBào ngư cũng có tác dụng hỗ trợ và thúc đẩy quá trình thải độc của gan. Nhờ vậy, có thể ngăn ngừa được các tổn thương và các bệnh lý về gan.
Duy trì sức khỏe xươngXương và khớp ảnh hưởng đến khả năng vận động và di chuyển của mỗi người. Loại hải sản này rất giàu glycosaminoglycans tự nhiên. Đây là dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe xương, khớp và các mô liên kết, nó giúp giảm đau và viêm khớp.
Ngoài ra, trong bào ngư còn chứa nhiều phốt pho và canxi có lợi cho sức khỏe xương. Hai loại dưỡng chất này phối hợp để giữ cho xương khỏe mạnh.
Duy trì cân nặngChống oxy hóa và chống viêm là hai đặc tính có trong bào ngư. Đặc tính này giúp cơ thể cân bằng trao đổi chất, ngăn tích tụ chất béo gây béo phì. Bào ngư được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng cho bữa ăn hằng ngày.
Hiện nay, trên thị trường có 3 loại bào ngư phổ biến gồm bào ngư tươi, bào ngư đóng hộp và bào ngư khô. Tùy thuộc vào chất lượng, xuất xứ từng loại mà giá bào ngư sẽ khác nhau. Các loại bào ngư và giá bán hiện nay cụ thể như:
Bào ngư tươi: Tùy vào chất lượng, xuất xứ mà bào ngư tươi có giá thành khác nhau. Bào ngư tươi size 25 đến 30 con/kg có giá bán khoảng 650.000 đồng/kg; bào ngư tươi size 10 đến 15 con/kg có giá bán khoảng 1.800.000 đồng/kg.
Bào ngư đóng hộp thường có giá khoảng 1,4 triệu đồng/lon.
Bào ngư khô có giá khoảng 600.000 đồng/100 gam.
Nên lựa những con bào ngư còn sống, thịt chắc và bào ngư phải co khi bạn chạm tay vào. Để bảo quản khi không sử dụng hết, những con còn lại bạn cho vào túi hoặc hộp kín và cho vào ngăn đông tủ lạnh. Nếu bảo quản theo cách này, bào ngư có thể giữ được vị tươi ngon trong khoảng 3 tháng.
Cách sơ chế bào ngưĐối với bào ngư sống: Bào ngư tươi sau khi mua về thì đem rửa sạch dưới vòi nước lạnh, dùng bàn chải chà sạch các bề mặt, đặc biệt là phần 2 mép viền. Nếu là bào ngư đông lạnh thì cần rã đông hoàn toàn ở nhiệt độ thường cho bào ngư mềm lại. Tách vỏ nạy thịt bào ngư lên, cắt bỏ phần nội tạng màu đen phía bên dưới của nó. Rửa thịt bào ngư dưới vòi nước lạnh hoặc dùng muối chà sát toàn bộ phần thịt bào ngư nhiều lần cho tới khi sạch phần chất nhầy màu đen.
Đối với bào ngư đóng hộp: Bào ngư hộp đã được sơ chế làm sạch sẽ, làm chín sẵn nên khi mua về chỉ cần mở nắp làm nóng sử dụng ngay. Có thể dùng để chế biến làm các món hầm, tiềm, xào nấm đông cô, nấu soup rất tiện lợi.
Đối với bào ngư khô: Bào ngư khô được chế biến từ bào ngư tươi, được rửa sạch tách vỏ sau đó đem phơi nhiều lần dưới nắng lớn cho khô rồi thu hoạch và đóng gói trong túi nilong được hút chân không. Trước khi sử dụng, chế biến chỉ cần ngâm bào ngư khô với nước cho thịt nở ra là được.
Các món xào, nướng bào ngưBào ngư là nguyên liệu vô cùng bổ dưỡng bạn có thể dễ dàng chế biến thành nhều món ăn vô cùng hấp dẫn như món bào ngư xào nấm đông cô dầu hào và bào ngư nướng mỡ hành.
Bạn chỉ cần kết hợp bào ngư với một ít nấm đông cô sau đó thêm vào một ít sốt dầu hào xào lên là đã có một món ăn ngon màu sắc vô cùng bắt mắt. Với vị ngọt thơm của bào ngư cùng rau cải giòn ngon và vị ngọt đặc trưng của nấm.
Nếu ưa thích món nướng bạn có thể lựa chọn bào ngư nướng mỡ hành, với phần bào ngư vừa được nướng chín tới, quyện lẫn với hương thơm dịu nhẹ từ hành lá phi khi ăn sẽ cảm nhận được vị thanh ngọt tự nhiên, độ giòn giòn từ thịt bào ngư rất hấp dẫn.
Các món cháo bào ngưCháo bào ngư là một món ăn vừa ngon, vừa bổ dưỡng, rất thích hợp để bạn bồi bổ cho cả nhà. Bạn chỉ cần kết hợp bào ngư cùng một vài nguyên liệu quen thuộc khác như trứng, nấm đông cô, rong biển,…là đã có ngay một món ăn thơm ngon, dinh dưỡng.
Để cho món ăn thơm ngon hơn và không bị tanh bạn cần sơ chế bào ngư kỹ đặc biệt là loại bỏ hết lớp màng đen nhầy của chúng, đồng thời kết hợp dùng sả và gừng khi sơ chế sẽ làm hạn chế được mùi tanh khi nấu cháo.
Các món súp bào ngưSúp bào ngư là món ăn tốt cho sức khỏe và rất dễ làm, bạn chỉ cần kết hợp bào ngư cùng các nguyên liệu bổ dưỡng khác như thịt gà, rau, củ, nấm đông cô, tổ yến… là có ngay món súp nấm đông cô, súp tổ yến bổ dưỡng giúp bổ sung hàm lượng các vitamin và khoáng chất cao, đặc biệt tốt đối với những người cao tuổi, các em bé và phụ nữ mang thai.
Các món canh bào ngưBào ngư là loại thực phẩm quý với nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Có nhiều cách chế biến món canh ngon từ thực phẩm này như: Canh bào ngư gà sò điệp, canh bào ngư vi cá,... hay kết hợp với các loại hải sản, nguyên liệu bổ dưỡng khác, tất cả đều mang hương vị mới lạ và có giá trị dinh dưỡng cao tốt cho cơ thể.
Hi vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu về tác dụng của bào ngư đối với sức khỏe. Khi chọn mua bào ngư đừng quên lựa chọn những cửa hàng uy tín để có được những con bào ngư tươi ngon cho gia đình mình!
Nguồn: hellobacsi
Những Tác Dụng Của Rượu Gừng Đối Với Sức Khỏe
1. Rượu gừng
Rượu gừng
Rượu gừng không phải là một loại rượu dùng để uống trong các bữa tiệc như những loại rượu bình thường khác. Loại rượu này khá đặc biệt khi nó có sự kết hợp giữa rượu trắng và gừng – một loại gia vị rất quen thuộc trong nhà bếp. Theo Đông y thì gừng có vị cay, tính ấm. Có tác dụng hỗ trợ giảm đau, kích thích lưu thông máu, giảm mỡ hiệu quả.
Theo nghiên cứu khoa học hiện đại, gừng có chứa các thành phần hoá học phức tạp như zingiberene, phellandrene, xeton, citral, dầu thơm,… Chiết xuất gừng có tác động đáng kể tới sự ức chế nấm và tiêu diệt Trichomonas vaginalis điều trị chứng đau khác nhau. Gừng có tác dụng kháng virus và kháng khuẩn nên có lợi cho đường hô hấp.
Các nghiên cứu phát hiện thấy trong vị cay đắng của gừng tươi có các phức hợp như 6 – Zingiberol, Methadone,Ginger oil và 4 chất khác phân tách ra được, đều có tác dụng ức chế hợp thành Prostaglana và tác dụng lợi mật rất mạnh.
Ngoài ra, các nhà khoa học còn cho biết trong gừng có chứa nhiều hợp chất pararadol và gingerol giúp tiêu diệt tế bào ung thư, hạn chế khối u di căn sang các tế bào, mô và bộ phận khác. Zingerme là một hợp chất có trong gừng hiệu quả trong việc tấn công lại khuẩn Ecoli.
2. Những tác dụng của rượu gừngTrị cảm cúm, ốm sốt, mệt mỏi
Để trị cảm cúm, nhức đầu, toàn thân đau mỏi bạn có thể sử dụng rượu gừng hâm nóng, sau đó đổ vào bát. Sử dụng 1 búi tóc rối bọc vào vải xô. Lấy tóc tẩm rượu gừng, đánh khắp người và day những chỗ đau.
Dùng rượu gừng thoa lên mũi, thái dương, cổ, sau dái tai vào những ngày thời tiết thay đổi sẽ phòng tối đa bệnh cảm cúm (không giới hạn số lần và liều lượng, không dùng cho người bị cao huyết áp).
Chữa đau bụng, đầy hơi
Rượu gừng cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng bệnh tiêu chảy, đầy bụng khá hiệu quả. Chỉ cần lấy 10-20ml uống ngày 2-3 lần là được. Sau khi uống xong có thể ăn kẹo hoặc một thứ gì đó để giảm đi cảm giác cay nóng trong miệng.
Phương pháp này chỉ áp dụng với người lớn, trẻ em không nên sử dụng. Tránh gây ảnh hưởng xấu tới hệ thần kinh của trẻ.
Làm giảm đau nhức xương khớp
Ngày nay, với sự phát triển của y học hiện đại các nhà khoa học cũng tìm ra được những tác dụng mới hơn của gừng. Với những hoạt chất có trong loại củ có vị cay này có tác dụng hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp.
Rượu gừng có thể kháng viêm, giảm đau nên cũng được dùng để hỗ trợ chứng bệnh này. Ngay sau khi dùng gừng thoa bóp vùng xương khớp, triệu chứng đau sẽ mau chóng thuyên giảm.
Tác dụng của rượu gừng
Giảm mỡ bụng hiệu quả
Gừng có tính nóng, bên trong nó có chứa hoạt chất chống oxy hóa giúp làm giảm lượng mỡ thừa nhanh chóng. Khi gừng thoa lên làn da của bạn tính nóng của nó sẽ tạo ra nhiệt lượng đẩy nhanh quá trình đốt cháy mỡ, giúp tiêu hao lượng mỡ tích tụ ở bụng trong thời gian ngắn.
Chính vì vậy mà loại rượu này được chị em phụ nữ ưa dùng, đặc biệt là phụ nữ sau sinh cần thu gọn bụng. Cách giảm cân này chỉ dùng ngoài da và thoa trực tiếp lên vùng bụng là được. Mỗi ngày thoa 2-3 lần kết hợp massage nhẹ nhàng 5 đến 10 phút.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thoa nó lên đùi, cánh tay… hay bất kỳ vị trí nào muốn giảm mỡ. Sau khi thoa nên massage nhẹ nhàng để thúc đẩy nhanh quá trình đốt mỡ thừa. Kiên trì dùng 1 tháng sẽ nhận thấy được công hiệu.
Hỗ trợ làm giảm đau đầu, mất ngủ
Nếu như bạn thường xuyên phải đối mặt với chứng đau đầu thì hãy sử dụng rượu gừng để có hiệu quả tốt nhất. Thoa lên vùng đầu và cổ trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Cách thực hiện vô cùng đơn giản chỉ cần lấy một ít rượu gừng ra chén rồi chấm thoa lên trán, hai bên thái dương xoa xoa tầm 3 -5 phút. Cách làm này cũng giúp người dùng trị chứng mất ngủ hữu hiệu. Rượu gừng làm hệ mạch máu lưu thông ổn định, tinh thần trở nên thư thái, dễ chịu.
Làm đẹp da mặt
Rượu gừng cũng giống như một loại mỹ phẩm thiên nhiên. Giúp cho làn da của bạn trở nên sáng mịn, ngừa thâm nám, tàn nhang và đây cũng được xem là sản phẩm trị mụn hiệu quả được nhiều chị em áp dụng.
Cách làm rất đơn giản, nếu như có thời gian thì hãy rửa sạch mặt với nước ấm sau đó lấy một ít rượu gừng thoa lên mặt rồi massage nhẹ nhàng rồi rửa sạch mặt lại với nước lạnh.
Hoặc bạn cũng có thể chọn cách lấy tăm bông chấm rượu gừng rồi thoa lên những vùng da có mụn, nám, tàn nhang. Hoặc dùng khăn sạch chấm thoa lên vùng da cần chăm sóc là được. Cách chăm sóc da này cần kiên trì mới có kết quả tối ưu.
Topcachlam
Đăng bởi: Ngọc Trương
Từ khoá: Những tác dụng của rượu gừng đối với sức khỏe
Cập nhật thông tin chi tiết về Tinh Dầu Bergamot Là Gì? Tác Dụng Bất Ngờ Đối Với Sức Khoẻ &Amp; Làn Da trên website Tplr.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!