Bạn đang xem bài viết Tại Sao Trẻ Nhỏ Bị Viêm Da Tiết Bã? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Tplr.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Viêm da tiết bã là một bệnh lý làm cho da khô và bong ra từng mảng nhỏ. Bệnh lý này khá phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong đó có trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Đối với người lớn, tình trạng này không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tổng quát mà gây nhiều khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày. Còn đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh khi mắc viêm da tiết bã sẽ khiến cho phụ huynh lúng túng trong cách chăm sóc hàng ngày. Trong bài viết này, YouMed sẽ trình bày những thông tin cơ bản về viêm da tiết bã để mẹ có thể chăm sóc bé một cách an toàn.
Viêm da tiết bã là một bệnh lý mạn tính của da. Khi đó, da bị viêm đỏ và bong những vảy nhỏ. Bệnh thường xuất hiện ở vùng da đầu, mặt, sau tai, lưng, ngực, nách, hay bẹn. Vì tình trạng này xảy ra ở những vị trí có nhiều tuyến bã hoạt động nên có tên gọi là viêm da tiết bã.
Tình trạng này xảy ra khá phổ biến. Nó có thể xuất hiện ở cả nam lẫn nữ và ở mọi lứa tuổi. Trong đó, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh cũng có thể mắc bệnh và cần được chăm sóc với chế độ đặc biệt.
Đối với trẻ sơ sinh, bệnh thường khởi phát sớm. Khoảng 10% trẻ mắc bệnh trong tháng đầu tiên của cuộc đời. Đến 70% trẻ khởi phát bệnh trong vòng 3 tháng đầu đời của mình. Còn sau 1 tuổi thì tỷ lệ xuất hiện bệnh ở trẻ thấp hơn, chỉ 7%.
Không phải mọi đứa trẻ sinh ra đều bị viêm da tiết bã. Vì vậy nguyên nhân thật sự gây ra bệnh vẫn chưa biết rõ. Một trong những giả thiết được đưa ra là do hormone từ mẹ truyền sang thai nhi. Lượng lớn hormone này truyền cho con sẽ kích thích tuyến bã tăng sản xuất bã nhờn. Từ đó sẽ biểu hiện triệu chứng bệnh lý ở những vị trí có nhiều tuyến bã.
Một yếu tố khác góp phần gây ra bệnh là do một loại nấm có tên Malassezia. Loại nấm này sống và phát triển trong tuyến bã cùng với vi khuẩn và gây nên bệnh.
Trong một vài trường hợp, trạng thái viêm da này xảy ra ở những trẻ có hệ miễn dịch bị suy yếu. Lúc này ngoài những biểu hiện ở da, sẽ có những biểu hiện khác đi kèm.
Các biểu hiện thường gặp ở trẻ sơ sinh bị viêm da tiết bã là:
Da đầu nổi những mảng đỏ được gọi là hồng ban
Trên những mảng hồng ban này có lớp vảy dày mà dân gian thường gọi là “cứt trâu”
Vảy thường có màu trắng hoặc hơi vàng
Lớp vảy dễ bong khỏi da đầu và để lộ da ửng đỏ
Ngoài ra triệu chứng bệnh còn có thể xuất hiện ở những vị trí khác trên cơ thể. Khi đó ở tai, lông mày, mũi hay vùng bẹn có thể thấy xuất hiện mảng đỏ có vảy ở bề mặt.
Một trong những bệnh lý cũng có biểu hiện mảng đỏ kèm tróc vảy ở bề mặt là chàm. Bệnh chàm nếu xảy ra ở trẻ sơ sinh thì sẽ được gọi là chàm sữa. Đôi khi nhiều phụ huynh sẽ bị nhầm lẫn giữa hai bệnh lý này. Nếu bạn cảm thấy không phân biệt được giữa hai tình trạng này thì nên đưa trẻ đến gặp bác sỹ chuyên khoa. Bác sỹ sẽ dễ dàng phân biệt chúng với đặc điểm chàm rất ngứa và có nhiều vết cào gãi hay mụn nước.
Bệnh lý viêm da tiết bã không lây nhiễm và không gây nguy hiểm. Tình trạng bệnh sẽ được cải thiện theo thời gian với chế độ chăm sóc phù hợp. Tuy nhiên, phụ huynh nên đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa khi thấy các biểu hiện sau:
Mảng đỏ tróc vảy lan khắp cơ thể của trẻ
Da của trẻ bị khô chảy dịch hay chảy máu
Vùng viêm da trở nên sưng đỏ và có dấu hiệu nhiễm trùng
Trẻ biểu hiện các triệu chứng khó chịu hay quấy khóc
Tự điều trị tại nhà nhưng không kiểm soát được bệnh
Nếu xuất hiện các triệu chứng trên có thể bệnh lý của trẻ trở nên nặng hoặc có nguy cơ nhiễm trùng. Lúc này chúng ta cần đưa trẻ đến khám bác sỹ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị phù hợp.
Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh không quá nguy hiểm. Nó có thể cải thiện và biến mất theo thời gian. Thông thường thì đa số các trẻ sẽ khỏi bệnh sau 1 tuổi. Một số ít trường hợp bệnh sẽ kéo dài hơn đến khoảng 4-5 tuổi. Nhưng nhìn chung viêm da tiết bã không yêu cầu phải điều trị bằng thuốc.
Mảng vảy bám dính “cứt trâu” thường nhẹ và tự khỏi trong vòng vài tháng. Trong thời gian chờ bệnh khỏi, có thể dùng bàn chải mềm để lấy đi vảy khô trong lúc gội đầu cho bé. Trường hợp nặng hơn, nếu việc gội đầu thường xuyên không hiệu quả hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Lúc này bác sĩ có thể kê toa thuốc và sản phẩm giúp loại bỏ vảy dễ dàng.
Viêm da tiết bã xảy ra khá phổ biến trong dân số và có thể xuất hiện ở trẻ nhỏ hay trẻ sơ sinh. Bệnh lý này không gây nguy hiểm cho sức khỏe tổng quát ngoại trừ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của đứa trẻ. Phụ huynh có thể an tâm rằng bệnh lý sẽ thuyên giảm và khỏi hẳn trong một khoảng thời gian. Trong thời gian chờ bệnh khỏi hẳn, chúng ta cần có những biện pháp chăm sóc phù hợp cho trẻ.
Mách Mẹ Cách Chăm Sóc Trẻ Bị Viêm Da Cơ Địa Tại Nhà
Tình trạng khô da là một trong những nguyên nhân và triệu chứng mà viêm da cơ địa gây ra. Vì thế, các mẹ cần lưu ý dưỡng ẩm đều đặn cho làn da của trẻ. Bạn có thể sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm có dạng xịt, thành phần lành tính từ thiên nhiên để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho trẻ.
Cải thiện tính trạng viêm da cơ địa bằng cách giữ cho da bé không bị khô hay ngứa và tránh bùng phát bệnh. Mẹ có thể thử 6 cách sau:1
Sử dụng xà phòng không có hương liệu, hoặc dầu tắm không có xà phòng. Và lau khô da trước khi bôi sản phẩm dưỡng ẩm.
Mặc đồ mềm mại, nhẹ, giúp cho da “dễ thở”, như vải cotton. Len hoặc polyester có thể thô ráp và gây kích ứng cho da bé.
Thường xuyên cắt móng tay cho trẻ để tránh những tổn thương da do gãi. Trẻ thường gãi phần da bị viêm. Điều này làm các triệu chứng tệ hơn và có thể dẫn đến nhiễm trùng.
Tránh để bé trong môi trường quá nóng, vì có thể làm tình trạng trầm trọng hơn. Ngoài ra, hạn chế cho trẻ ở phòng máy lạnh 24/24 vì dễ gây khô da và tái phát tình trạng viêm da cơ địa.
Cho trẻ uống nhiều nước, để giúp làm ẩm da bé.
Loại bỏ các tác nhân dị ứng trong nhà bạn như phấn hoa, nấm mốc, khói thuốc lá, hóa chất, xà phòng.
Một số tác nhân khác làm trầm trọng hơn, hoặc ảnh hưởng đến nguy cơ bị viêm da cơ địa ở bé mà các mẹ cần lưu ý như yếu tố môi trường bao gồm khí hậu, môi trường thành thị, ô nhiễm không khí, tiếp xúc với các vi sinh vật, nước cứng (nước có hàm lượng CaCO3 cao).2
Chế độ ăn có thể làm nặng hơn tình trạng viêm da cơ địa đối với những trẻ bị dị ứng thực phẩm. Điều này thường gặp hơn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Một số thực phẩm có thể gây ra các triệu chứng viêm da cơ địa như: sữa, trứng, đậu phộng, đậu, bột mì, cá, sứa, đậu nành.3 4
Bạn nên xây dựng chế độ ăn lành mạnh cho trẻ gồm những thực phẩm bao gồm:5
Trái cây, rau củ:
Đây là những thực phẩm nhiều vitamin, chất khoáng và chất xơ tăng cường sức đề kháng, đào thải độc tố, giúp cải thiện tình trạng viêm da.
Thực phẩm chứa omega-3: hạt óc chó…Omega-3 có đặc tính kháng viêm mạnh. Có thể giúp giảm các triệu chứng mẩn ngứa, khó chịu của viêm da cơ địa. Một số loại thực phẩm giàu omega-3 bao gồm: cá thu, cá hồi, hạt lanh
Men vi sinh:
Bạn có thể cho trẻ ăn sữa chua để bổ sung men vi sinh có lợi cho sức khỏe. Các lợi khuẩn men vi sinh giúp tăng cường sức khỏe đường ruột, cải thiện hệ miễn dịch nhằm cải thiện tình trạng viêm da cơ địa và ngăn ngừa tái phát.
Việc điều trị viêm da cơ địa phụ thuộc vào triệu chứng, tuổi và tình trạng sức khỏe của bé. Đây là bệnh lý không có cách chữa trị triệt để. Mục tiêu điều trị là giảm ngứa và viêm, tăng độ ẩm cho da, và dự phòng nhiễm trùng.
Trẻ em bị viêm da cơ địa sẽ có nguy cơ dễ bị nhiễm trùng da hơn. Bạn hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay khi bạn thấy dấu hiệu sớm của nhiễm trùng da như:
Sốt, đỏ hoặc ấm xung quanh vùng da bị ảnh hưởng.
Mụn có mủ trên hoặc xung quanh vùng da bị ảnh hưởng. Vùng da giống như bị bỏng lạnh hoặc phồng rộp.
Hoặc trong trường hợp bệnh viêm da cơ địa của bé nặng hơn, không đáp ứng với điều trị hoặc khuyến cáo của bác sĩ.
Với nhiều trẻ, viêm da cơ địa có thể cải thiện trước 5 hoặc 6 tuổi. Một số trường hợp sẽ tự khỏi. Một số trường hợp khác sẽ tái phát khi trẻ đến tuổi dậy thì. Một số người vẫn bị viêm da cơ địa cho đến khi trưởng thành.1
Với những thông tin trên, hy vọng có thể giúp mẹ có những kiến thức phù hợp và an toàn để chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa tại nhà.
Bị Viêm Họng Uống Thuốc Gì?
Tình trạng viêm họng là gì? Khi bị viêm họng, người bệnh có những triệu chứng thông thường nào? Nếu không được điều trị bằng thuốc thì bệnh có nguy cơ biến chứng nghiêm trọng như thế nào? Hãy cùng theo dõi vấn đề được phân tích trong bài viết dưới đây của Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên nhé!
Đây là tình trạng cổ họng đau rát do vi khuẩn Streptococcus gây ra. Lưu ý các triệu chứng thường nghiêm trọng hơn so với nhiễm trùng cổ họng do virus. Trường hợp không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra các biến chứng như viêm thận hoặc sốt thấp khớp.
Nguyên nhân chính gây bệnh: do Vi khuẩn tên Streptococcus pyogenes, hoặc Streptococcus nhóm A dẫn đến bệnh viêm họng do nhiễm khuẩn. Đây là bệnh rất dễ lây truyền và chủ yếu lây lan dưới các hình thức cụ thể sau
Đường hô hấp: nếu hít phải các hạt nước trong không khí khi người bệnh ho hoặc hắt hơi thì rất dễ nhiễm bệnh.
Ngoài ra, khi ăn uống chung với người bệnh cũng là một hình thức lây lan.
Không những vậy, nếu tiếp xúc với các đồ vật như tay nắm cửa hoặc những bề mặt khác có dính vi khuẩn gây bệnh cũng có thể bị lây nhiễm.
Bất cứ đối tượng nào cũng có thể bị viêm họng do nhiễm khuẩn nhưng dễ bị nhất là trẻ từ 5 – 15 tuổi. Đối với trẻ từ 3 tuổi trở xuống hiếm khi mắc bệnh này.
Các nguy cơ thông thường nhất là gần gũi, tiếp xúc với người bị bệnh.
Nếu cơn đau họng là do nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh dùng thuốc kháng sinh. Lưu ý dù triệu chứng bệnh đã hết thì người bệnh vẫn phải tuân theo các chỉ định điều trị của bác sĩ.
Tình trạng nhiễm trùng sẽ trở nên trầm trọng hơn nếu người bệnh không tuân thủ theo phác đồ điều trị. Hoặc tình trạng nhiễm trùng có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Mặt khác, không hoàn thành đủ liệu trình kháng sinh để điều trị viêm họng liên cầu khuẩn có thể làm tăng nguy cơ trẻ bị sốt thấp khớp hoặc viêm thận nghiêm trọng.
Trường hợp bị viêm họng do nhiễm khuẩn thì phải được điều trị bằng kháng sinh.
Đối với điều trị viêm họng bị nhiễm khuẩn nhóm A
Có thể sử dụng các nhóm kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn như penicillin , cephalosporin hoặc macrolid.
Lưu ý, kháng sinh nhóm penicillin vẫn là thuốc được lựa chọn đầu tiên trong điều trị viêm họng. Vì
đây là thuốc giảm đau họng dễ sử dụng, với chi phí thấp và có hiệu quả cao.
Đối với điều trị cho bệnh nhân dị ứng thuốcTrong trường hợp người bệnh có tiền sử hoặc dị ứng với nhóm thuốc penicillin, có thể sử dụng thay đổi sang các nhóm thuốc khác:
Nhóm cephalosporin như cefadroxil, cefuroxim, cefixim…
Do vậy, cần làm kháng sinh đồ trước khi dùng.
Các thuốc hỗ trợ
Không những vậy, với các nhóm thuốc kháng viêm, chống phù nề như alphachymotrypsin cũng thường được sử dụng cho những người bệnh này.
Ngoài ra, người bệnh nên tăng cường ăn hoa quả (hoặc uống vitamin C) để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Viêm họng do nhiễm vi-rút thường kéo dài từ 5 – 7 ngày và không cần điều trị y tế gì đặc hiệu cũng có thể tự thuyên giảm.
Hoặc có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau nhẹ khác để cải thiện triệu chứng.
Tuy nhiên, cân nhắc khi cho trẻ dùng các loại thuốc giảm đau không kê đơn.
Viêm họng do nhiễm khuẩn do vi khuẩn streptococcus pyogenes (liên cầu khuẩn nhóm A).
Hoặc niêm mạc họng.
Khó nuốt,…
Bệnh viêm họng liên cầu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên từ 5 – 15 tuổi. Ngoài ra, các đối tượng có hệ miễn dịch suy yếu cũng hay mắc phải căn bệnh này.
Cần dùng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn. Không nên chỉ đánh giá dựa vào các phương pháp điều trị hỗ trợ.
Người bệnh cần tuân thủ phác đồ đủ ngày và đúng về liều lượng để tình trạng nhiễm trùng có thể được kiểm soát một cách hiệu quả.
Ngoài ra, có một số loại thảo dược cũng đã được quan sát là có khả năng cải thiện các triệu chứng khó chịu do viêm họng gây ra. Tuy nhiên, cần kiểm tra với bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ biện pháp điều trị bằng thảo dược nào vì có thể tương tác với thuốc theo toa. Thậm chí có thể không an toàn cho trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú cũng như những người có tình trạng sức khỏe nhất định.
Khi bị viêm họng cần phải tìm gặp bác sĩ để chẩn đoán và xác định lí do viêm họng là do nhiễm khuẩn hay do vi- rút để có thể được chỉ định sử dụng thuốc phù hợp. Phải luôn theo dõi tình trạng sức khỏe, nếu có bất cứ điều gì bất thường xảy ra hãy gọi ngay cho bác sĩ để được tư vấn!
Da Bị Nám Và Tàn Nhang Phải Làm Sao? 4 Bước Cần Làm Ngay
1. Khi da bị nám và tàn nhang, hãy phân biệt rõ hai tình trạng này.
Phân biệt rõ đâu là nám, đâu là tàn nhang là bước đầu tiên cần làm khi làn da bị nám, tàn nhang. Trong các bài viết trước, Hervietnam đã nói về sự phân biệt này khá chi tiết. Ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến những biểu hiện bên ngoài để bạn dễ dàng nhận biết.
Nám da xuất hiện ở phụ nữ mang thai hoặc sau tuổi 30. Đặc biệt phụ nữ từ 35 đến 45 tuổi sẽ bị nám nhiều nhất. Trong khi đó tàn nhang xuất hiện ở mọi lứa tuổi và bất kỳ ai. Việc bạn cần làm là xác định xem mình đang ở độ tuổi nào, có đang mang thai hay đang uống thuốc tránh thai hay không? Cần lưu ý rằng “nám da là mặt nạ của thai kỳ” nên nếu bạn bị nám da do mang thai thì không nên cố gắng điều trị.
Các vết nám sẽ tạo thành từng mảng. Trong khi tàn nhang là những đốm nhỏ li ti. Đây là biểu hiện để phân biệt rõ nhất hai tình trạng da này.
Tàn nhang sẽ phẳng, nhỏ và đều. Khi đó, các vết nám sẽ lan rộng, các đốm to nhỏ không đều nhau.
Xem trong gia đình bạn có ai bị tàn nhang không. Vì tàn nhang có thể do di truyền. Trong khi đó, nám da hình thành do sự thay đổi nội tiết tố nhiều hơn.
khuyến nghị: Việc xác định rõ tàn nhang hay nám da là điều rất quan trọng. Nếu không thể nhận biết bằng mắt thường, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu để có kết quả chính xác. Đặc biệt, phụ nữ mang thai tuyệt đối không nên tự chẩn đoán và tìm cách điều trị hai bệnh lý về da này.
Khi xuất hiện nám và tàn nhang, bạn cần phân biệt rõ hai tình trạng da này. Ảnh: Internet
2. Phát hiện nám, tàn nhang cần dùng kem chống nắng
Đối với nám và tàn nhang, cần sử dụng kem chống nắng phổ rộng, có chỉ số SPF 50 trở lên. Tránh sử dụng kem chống nắng có SPF thấp hơn.
Chọn sản phẩm kem chống nắng giàu thành phần khoáng chất. Các loại này sẽ hỗ trợ các vết nám, tàn nhang tái tạo và phục hồi làn da mới.
Khi da có dấu hiệu tàn nhang, nám da, bạn cần sử dụng kem chống nắng thường xuyên. Ảnh: Internet
3. Cần mua quần áo bảo hộ nếu da bị tàn nhang và nám.
Về quần áo bảo hộ, bạn cần chọn loại có khả năng chống tia cực tím. Lưu ý này rất quan trọng, vì hầu hết các sản phẩm như áo khoác dạ, áo khoác hiện nay đều không có chức năng này. Điều đó có nghĩa là bạn đang bảo vệ da sai cách, tàn nhang và nám vẫn sẽ phát triển mạnh.
Chọn mũ rộng vành thay vì mũ lưỡi trai. Mặc dù mũ lưỡi trai có vẻ hợp thời trang hơn, nhưng khi da bạn bắt đầu có tàn nhang và nám, hãy chuyển sang mũ rộng vành. Khuyến khích mọi người chọn những chiếc mũ có vành rộng hơn 25cm, không có lỗ để ánh sáng mặt trời chiếu qua.
Chọn kính râm có gọng nhựa để bảo vệ vùng mắt. Nên hạn chế mua kính râm gọng kim loại vì khả năng hấp thụ nhiệt rất cao, không tốt cho da.
Mặt nạ cũng cần chọn loại có độ che phủ rộng, bảo vệ toàn bộ vùng da quanh miệng.
Mua quần áo bảo vệ để bảo vệ làn da của bạn khỏi tia UV từ ánh nắng mặt trời. Ảnh: Internet
4. Cần bổ sung chất chống oxy hóaTrên da xuất hiện các vết nám, tàn nhang chứng tỏ da đã mất đi sức đề kháng. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải cung cấp đủ dinh dưỡng giúp da khỏe mạnh từ bên trong để đẩy lùi tàn nhang, nám da. Và một trong những chất dinh dưỡng cần thiết nhất lúc này là: chất chống oxy hóa.
Hiện nay, có khá nhiều chất chống oxy hóa rất tốt cho làn da bị nám và tàn nhang. Nhưng đứng đầu phải kể đến 3 dưỡng chất gồm vitamin C, vitamin E và Glutathione. May mắn thay, tất cả các chất dinh dưỡng này đều có thể được bổ sung hàng ngày theo hai cách.
Qua đường ăn uống: Các loại trái cây họ cam quýt, ổi luôn giàu vitamin C. Trong khi đó, đậu nành là thực phẩm giàu Glutathione. Và bơ, rau bina, đậu phụ… rất giàu vitamin E.
Qua viên uống: Các sản phẩm viên uống trắng da hiện nay đều được bổ sung chất chống oxy hóa cho da bị nám, tàn nhang. Bạn có thể lựa chọn theo thành phần chính được ghi trên sản phẩm. Theo chúng tôi, bạn nên ưu tiên những sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên như viên uống trắng da Hanvely của Hàn Quốc.
Bổ sung chất chống oxy hóa cho da bằng viên uống khi xuất hiện nám, tàn nhang. Ảnh: Internet
Đức Lộc
Đăng bởi: Thế Vũ Nguyễn
Từ khoá: [Review] Da bị nám và tàn nhang phải làm sao? 4 bước cần làm ngay
Trẻ Bị Quai Bị Nên Kiêng Những Gì?
Quai bị là bệnh truyền nhiễm do virus quai bị (Paramyxo) gây ra, làm sưng đau các tuyến mang tai. Virus quai bị có khả năng tác động xấu đến tinh hoàn, buồng trứng, tuyến tụy, vú, màng não và não.
Quai bị thường xuất hiện ở trẻ em dưới 15 tuổi, tập trung nhiều từ 6 đến 12 tuổi với các biểu hiện như sốt, sưng, đau ở tuyến nước bọt hay gặp ở tuyến nước bọt mang tai.
Bệnh được lây trực tiếp từ đường hô hấp, tuyến nước bọt, ho, hắt hơi khi dùng chung những vật dụng cá nhân.
Sau thời gian ủ bệnh từ 6 – 9 ngày, trẻ bị bệnh sẽ có những biểu hiện sau:
– Trước khi bị sưng 1 – 2 ngày, trẻ sẽ có biểu hiện như ăn không ngon, khó nhai, khó nuốt, đau vùng mang tai hoặc bị sưng to sau một đêm.
– Sốt nhẹ, đau đầu và sẽ tự khỏi sau từ 5 – 7 ngày nếu không có biến chứng.
– Sau 5 – 10 ngày, hiện tượng sưng phồng sẽ giảm dần.
Khi bị quai bị, trẻ cần nên kiêng gì để hồi phục nhanh chóng
– Không nên ăn các đồ ăn cay nóng, chua, đắng,… bởi chúng sẽ gây kích thích tuyến nước bọt, khiến tuyến nước bọt hoạt động mạnh hơn có thể gây viêm nhiễm sưng to.. Không nên cho trẻ tắm bằng nước lạnh hoặc tắm quá lâu.
– Nên cho trẻ ăn những món dễ tiêu hoá, dễ ăn dạng lỏng như cháo.
– Không tự tiện sử dụng thuốc bôi, thuốc đắp, thuốc uống khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ.
– Không nên cho trẻ chạy nhảy hoạt động mạnh có thể gây viêm tinh hoàn ở bé trai hoặc viêm buồng trứng ở bé gái.
– Không cho trẻ tiếp xúc với bụi bẩn, không khí lạnh.
Nên cho trẻ ăn gì để nhanh chóng khỏi bệnh?
– Các loại thức ăn lỏng như bột ngó sen, cháo hay canh trứng, có thể chia thành nhiều bữa và điều chỉnh liều lượng phù hợp. Có thể chuyển dần sang loại thức ăn dạng mềm, dễ tiêu hoá khi đã dần hồi phục sức khoẻ.
– Các loại đậu đỗ sẽ có thành phần dinh dưỡng cao giúp trẻ mau hồi phục sức khoẻ.
– Cho trẻ ăn nhiều rau và hoa quả để bổ sung vitamin A và khoáng chất.
– Cho trẻ uống nhiều nước lọc ấm, nước hoa quả để tránh bị mất nước.
Chăm sóc răng miệng cho trẻ bị quai bị
Tắm gội và vệ sinh răng miệng: khi trẻ mắc bệnh thì vẫn có thể tấm gội với nước ấm bình thường. Cho trẻ vệ sinh răng miệng bằng nước muối loãng hoặc nước súc miệng để tránh khô miệng và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.
Một số hướng dẫn chung để chăm sóc trẻ bị quai bị tại nhà
– Đeo khẩu trang cho trẻ khi tiếp xúc với người ngoài hoặc hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người khác để tránh lây bệnh.
Advertisement
– Phụ huynh nên không cho trẻ vận động nhiều. Khi có hiện tượng sưng tinh hoàn thì cần cho trẻ em nghĩ ngơi tuyệt đối.
– Hạ sốt, hạ thân nhiệt cho trẻ bằng khăn ấm.
– Nên cho trẻ nằm ở phòng tối, ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
Trong giai đoạn trẻ mắc bệnh quai bị, người mẹ sẽ đóng vai trò quan trọng cả về thể chất lẫn tinh thần cho trẻ, người quyết định cho trẻ về bệnh quai bị thì cần kiêng gì. Chính vì thế, việc am hiểu về bệnh cũng như kinh nghiệm chăm sóc sẽ giúp người mẹ tự tin hơn khi chăm sóc bệnh cho con mình.
An Khang
Tại Sao Dùng Kem Chống Nắng Ban Ngày Mà Da Vẫn Đen?
Lý do dùng kem chống nắng mà vẫn đen.
Kem chống nắng không chống nắng được 100%
Dù kem chống nắng có tốt thế nào, có mắc tiền thế nào cũng không chống nắng được hoàn toàn tuyệt đối, da vẫn sẽ bị đen đi một ít. Vấn đề ở đây là chúng ta nên bôi kem chống nắng sao cho đúng cách và chọn sản phẩm thích hợp để bảo vệ da được 80% khỏi các tia cực tím nguy hiểm gây sạm da.
Nên bôi kem chống nắng đúng cách để bảo vệ da.
Sử dụng kem chống nắng hết hạn
Có nhiều bạn không để ý mà vô tư sử dụng, không xem hạn sử dụng của kem chống nắng. Dùng kem chống nắng cũ sẽ khiến da đen hơn dù bản thân vẫn kiên trì bôi kem chống nắng hàng ngày. Theo các chuyên gia thì bạn nên sử dụng kem chống nắng trong vòng 6 tháng sau khi mở nắp.
Nên kiểm tra hạn sử dụng của kem chống nắng.
Chỉ bôi kem chống nắng mỗi ngày 1 lần
Nhiều bạn có thói quen chỉ bôi kem chống nắng 1 lần vào buổi sáng, sau đó thì tha hồ đi vô tư ngoài trời nắng. Thực tế thì kem chống nắng chỉ có tác dụng trong một thời gian nhất định, phụ thuộc vào chỉ số SPF của sản phẩm và tình trạng hoạt động của cơ thể. Thông thường 1 SPF bảo vệ da trong 10 phút, nếu sản phẩm có SPF là 30 thì sẽ bảo vệ da trong 5 giờ. Tùy thuộc và chỉ số SPF mà chúng ta nên bôi kem chống nắng 2, 3 lần mỗi ngày. Đối với những người hoạt động liên tục ngoài trời, chơi thể thao, tắm biển, phơi mình dưới trời nắng trong thời gian lâu thì phải bôi kem chống nắng trong vòng 1 – 2 giờ và nên chọn loại kem chống nắng chống nước.
Dựa vào chỉ số SPF của sản phẩm và tình trạng hoạt động của cơ thể để biết số lần bôi kem chống nắng hợp lý.
Bôi kem chống nắng không đủ liều lượng
Bạn không nên bôi kem quá nhiều, cũng không nên bôi quá ít. Bạn nên bôi đúng liều lượng theo hướng dẫn in trên bao bì hoặc làm theo ý kiến của các chuyên gia. Lượng kem chống nắng tiêu chuẩn do các chuyên gia da liễu đưa ra đó là 2 miligam kem cho 1 centimet vuông da. Nghĩa là để bôi được hết khuôn mặt chúng ta cần 25-30 gam kem chống nắng tương đương với 1/3 muỗng cà phê. Có một mẹo nhỏ đó là bạn hãy bóp kem ra ngón trỏ rồi trải đều lên 3 đốt ngón tay là đủ dùng cho cả mặt.
Nên bôi kem chống nắng đủ liều lượng theo hướng dẫn.
Da mỗi người có độ bắt nắng khác nhau
Da mỗi người có độ bắt nắng khác nhau tùy thuộc vào sức khỏe của da. Da trắng dễ bị bắt nắng và yếu hơn da sẫm màu. Những người từng tẩy trắng da, lột da, da cũng sẽ mỏng và yếu, dễ bị bắt nắng hơn. Vậy nên những người có da nhạy cảm đặc biệt phải chú ý bảo vệ làn da của mình hơn. Ngoài dùng kem chống nắng ban ngày thì nên mặc áo khoác, đội nón.
Kem chống nắng Dr Spiller Aloe Vera Sun Protect SPF 30 là sản phẩm hiện nay được khá nhiều chị em ưa chuộng để bảo vệ da.
Cập nhật thông tin chi tiết về Tại Sao Trẻ Nhỏ Bị Viêm Da Tiết Bã? trên website Tplr.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!