Xu Hướng 9/2023 # Rối Loạn Chuyển Hóa Lipid Máu: Lý Thuyết Và Thực Tiễn # Top 18 Xem Nhiều | Tplr.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Rối Loạn Chuyển Hóa Lipid Máu: Lý Thuyết Và Thực Tiễn # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Rối Loạn Chuyển Hóa Lipid Máu: Lý Thuyết Và Thực Tiễn được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Tplr.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Lipid là mỡ của cơ thể, thành phần chính của mọi tế bào trong cơ thể con người. Nhiều người cho rằng mỡ là có hại, nhiều mỡ sẽ gây nhiều bệnh lý, nên mỡ là không cần thiết. Trên thực tế, ngay cả những vận động viên thể hình chuyên nghiệp vẫn có trữ lượng lipid nhất định trong cơ thể. Vì vậy lipid là một phần không thể thiếu cho một cơ thể khỏe mạnh.

Những chức năng quan trọng mà lipid đảm nhận là:

Dự trữ và cung cấp năng lượng cho cơ thể, hàm lượng calorie cao nhất trong tất cả các chất dinh dưỡng.

Giữ ấm cơ thể.

Cấu tạo nên các tế bào trong cơ thể.

Là chất dẫn truyền thần kinh, điều hòa phản ứng viêm, đông máu.

Đóng vai trò quan trọng cho miễn dịch.

Nguyên liệu chính của một số hormone, enzyme.

Là chất hòa tan các vitamin tan trong chất béo.

Rối loạn chuyển hóa lipid máu là sự bất thường trong quá trình điều hòa lipid máu. Điều này có thể làm cho cơ thể bị thiếu lipid hay ứ quá nhiều lipid trong máu. Thiếu hay dư lipid đều gây ra những bất lợi cho người mắc bệnh. Đa số người bệnh sẽ không có triệu chứng gì cho tới khi vô tình phát hiện khi xét nghiệm định kỳ.

Tăng cholesterol, triglycerides, LDL-c máu.

Giảm HDL-c máu.

Bệnh thường không gây ra triệu chứng nặng nề trừ phi nó trở thành tác nhân ảnh hưởng lên các cơ quan khác.

Triệu chứng do rối loạn lipid máu có thể gặp như:

U vàng trên da ở khuỷu tay, bàn tay, bàn chân.

Mí mắt xuất hiện các mảng da đổi màu vàng.

Vòng cung màu trắng bao quanh giác mạc mắt.

Những triệu chứng này là biểu hiện của rối loạn chuyển hóa lipid máu nặng. Tuy nhiên, chúng không gây hậu quả nghiêm trọng mà chủ yếu gây mất thẩm mỹ cho người bệnh. Những tình trạng bệnh nặng nề do lipid máu tích tụ trên thành mạch máu quá nhiều gây tắc nghẽn. Tình trạng này gọi là xơ vữa động mạch – là nguyên nhân của những bệnh lý cấp cứu nặng như:

Tăng huyết áp.

Nhồi máu cơ tim.

Đột quỵ.

Phình mạch máu.

Huyết khối mạch máu.

Bệnh lý có thể rất nặng nề gây tử vong cho người bệnh.

Có nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn chuyển hóa lipid máu. Chúng có thể xuất phát từ thói quen tiêu cực của người bệnh, bệnh lý, thuốc hay do di truyền.

Bệnh lý gây rối loạn lipid máu là những bệnh nội khoa:

Đái tháo đường.

Suy giáp.

Béo phì.

Hội chứng Cushing.

Bệnh gan.

Bệnh thận.

Buồng trứng đa nang.

Đang điều trị thuốc như thuốc lợi tiểu,…

Đây là những nguyên nhân mà người mắc khó thay đổi được, nhưng có thể kiểm soát. Bên cạnh đó, những yếu tố nguy cơ của bệnh được đề cập tới như:

Hút thuốc lá.

Nghiện rượu.

Ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo.

Ít ăn rau, củ, trái cây,…

Ít vận động, tập thể dục.

Một số ít trường hợp, bệnh lý do khiếm khuyết bẩm sinh do gene hay di truyền, gây tăng hoặc giảm lipid máu bất thường. Bệnh có thể gây thành hội chứng bệnh hoặc chỉ khiếm khuyết một loại lipid nào đó đơn thuần.

Việc điều trị và phòng ngừa rối loạn chuyển hóa lipid máu là giữ cho mức mỡ máu ổn định, giảm các nguy cơ biến cố. Nguy cơ tim mạch là biến chứng nặng nề nhất của bệnh, do đó phải thường xuyên theo dõi định kỳ.

Quan trọng nhất để phòng ngừa bệnh, người bệnh nên kiêng những thói quen không tốt cho sức khỏe như:

Ăn thịt bỏ da và mỡ.

Ăn nạc với khẩu phần vừa phải.

Ăn thức ăn ít béo, đặc biệt là chất béo no.

Thay thế chất béo no bằng chất béo không no.

Tập thể dục vừa phải ít nhất 30 phút mỗi ngày và 4 ngày mỗi tuần.

Tránh thức ăn chế biến nhanh, chiên xào,…

Ăn thực phẩm nướng thay vì chiên.

Tăng cường sử dụng rau củ, trái cây trong bữa ăn.

Ngưng hút thuốc lá.

Giữ cân nặng lý tưởng, tránh gầy ốm hay thừa cân, béo phì.

Hạn chế rượu bia.

Bạn không nên đợi cho tới khi có triệu chứng mới đi khám. Các bác sĩ hiện nay khuyến cáo người bệnh hãy tự đến bệnh viện để theo dõi sức khỏe và được can thiệp kịp thời nếu mắc bệnh.

Khi khám bệnh tổng quát, người bệnh sẽ được kiểm tra huyết áp, đường huyết, cân nặng, chiều cao. Hơn nữa, bác sĩ sẽ khuyên làm một vài xét nghiệm như mỡ máu, công thức máu và khám trực tiếp bởi bác sĩ. Những chỉ định này rất quan trọng để đánh giá sức khỏe ban đầu.

Nếu bạn không có nguy cơ rối loạn mỡ máu hoặc nguy cơ thấp, bác sĩ sẽ khuyên bạn về nhà và tự theo dõi cũng như tư vấn thay đổi lối sống tích cực. Ngược lại, nếu nguy cơ cao, người bệnh sẽ được giới thiệu khám chuyên khoa tim mạch và chỉ định một số thuốc.

Các thuốc điều trị ngoài kiểm soát lipid máu, còn bổ sung thuốc phòng ngừa đông máu. Chủ yếu để giảm nguy cơ xảy ra biến chứng gây tắc mạch của xơ vữa động mạch.

Rối loạn chuyển hóa lipid máu là bệnh lý lành tính nếu không gây ra biến chứng và được kiểm soát tốt. Do đó, người bệnh nên tự đến gặp bác sĩ để khám bệnh định kỳ mỗi năm một lần. Việc này rất có lợi để tầm soát sớm những người có nguy cơ và xử trí hợp lý. Người bệnh cũng nên áp dụng các biện pháp tự thay đổi thói quen để đạt được mục tiêu lý tưởng.

Người Bị Rối Loạn Mỡ Máu Nên Tập Thể Dục Như Thế Nào?

Bạn đang lo lắng vì mình bị chẩn đoán là rối loạn mỡ máu? Bên cạnh thực hiện chế độ ăn uống, thuốc điều trị, tập luyện là một phương pháp tuyệt vời để chấm dứt tình trạng rối loạn mỡ máu.

Một số lưu ý trước khi bắt đầu

Nói chuyện với bác sĩ của bạn trước khi bắt đầu một lộ trình tập luyện.

Uống đủ các loại thuốc do bác sĩ kê đơn.

Tập thể dục không phải là một phần chính trong lộ trình thay đổi mỡ máu. Bạn cũng cần thay đổi chế độ ăn uống và thuốc để thành công.

Hãy bắt đầu với việc tự tập thể dục. Bắt đầu đi bộ hoặc hình thức hoạt động khác mà bạn có thể tích hợp vào thói quen hàng ngày của mình.

Rủ bạn bè, người thân tham gia cùng bạn. Tập thể dục cùng nhau sẽ vui hơn.

Tìm kiếm các lộ trình sẵn có. Hãy tham khảo ý kiến của huấn luyện viên để xem bạn có thực sự phù hợp với những bài tập đó. Tất cả những gì bạn thực sự cần là một đôi giày tốt để bắt đầu đi bộ.

Sử dụng máy đếm bước đi hoặc máy theo dõi hoạt động khác để theo dõi thói quen tập luyện của bạn.

Loại hình phù hợp với người bị rối loạn mỡ máu Bài tập thể dục nhịp điệu

Trường Cao đẳng Y học Thể thao Hoa Kỳ và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh khuyến nghị ít nhất 150 phút mỗi tuần hoạt động aerobic với cường độ vừa phải, 75 phút hoạt động mạnh mẽ hoặc kết hợp cả hai. Họ cũng đề xuất 2 lần/ tuần thực hiện tăng cường cơ bắp. Hãy theo nguyên tắc FITT để thiết kế và thực hiện một lộ trình an toàn, hiệu quả và thú vị. F = tần suất, I =  cường độ,  T = thời gian và T = loại.

Về tần suất: Hoạt động vào hầu hết các ngày trong tuần nhưng ít nhất là 3 – 4 ngày. Tập luyện tối đa 5 ngày/ tuần.

Về cường độ: Tập thể dục ở mức độ vừa phải. Sử dụng “bài kiểm tra nói” để giúp bạn kiểm soát. Ví dụ như, mặc dù bạn có thể nhận thấy nhịp tim và nhịp thở tăng nhẹ, bạn nên cố gắng tiếp tục trò chuyện trong khi đi bộ ở tốc độ vừa phải. Khi bạn đi bộ nhanh hơn, bạn sẽ bắt đầu thở nhanh hơn và gặp khó khăn khi nói chuyện. Tại thời điểm đó, bạn đã đạt được mức trung bình hoặc hơi khó. Tập thể dục mạnh mẽ gây ra tăng nhịp tim và nhịp thở, khiến bạn khó nói chuyện.

Về thời gian: Tập thể dục 30 – 60 phút mỗi ngày. Bạn có thể làm tất cả tại một lần hoặc chia nhỏ thành các set tối thiểu 10 phút.

Về thể loại: Thực hiện các bài tập nhịp nhàng sử dụng các nhóm cơ lớn. Thử đi bộ nhanh, đạp xe và bơi lội. Chọn hoạt động bạn thích và sẽ thực hiện thường xuyên.

Lưu ý:

Nếu bạn đã không thường xuyên vận động trong một thời gian dài, hãy bắt đầu với các buổi tập ngắn (khoảng 10 – 15 phút). Thêm 5 phút mỗi phiên, tăng sau mỗi 2 – 4 tuần. Dần dần xây dựng thành hoạt động 30 phút mỗi ngày cho hầu hết các ngày trong tuần.

Nếu bạn tập thể dục cường độ cao, bạn sẽ không thể tập thể dục trong thời gian dài. Điều này có nghĩa bạn sẽ sử dụng ít năng lượng hơn. Ngoài ra, bạn có nguy cơ bị chấn thương cao.

Bài tập sức đề kháng

Có bằng chứng mâu thuẫn về tác động của rèn luyện sức đề kháng tới cholesterol hoặc triglycerides. Nhìn chung, khối lượng tập thể dục quá thấp để đốt cháy nhiều calo. Mặc dù vậy, rèn luyện sức đề kháng rất tốt cho bạn. Nó cải thiện khả năng hoạt động và tăng cường sức khỏe.

Nếu bạn giảm cân, bạn có thể mất cơ cũng như mỡ. Theo nghiên cứu, rèn luyện sức đề kháng với cường độ trung bình sẽ giúp tăng hoặc duy trì khối lượng cơ và phần nào hạn chế tình trạng rối loạn mỡ máu. Hãy theo nguyên tắc FITT khi tạo lập một lộ trình rèn luyện sức đề kháng.

Về tần suất: Thực hiện các bài tập rèn luyện sức đề kháng ít nhất 2 ngày/ tuần.

Về cường độ: Tập thể dục ở mức độ vừa phải. Nếu bạn có thể nâng tạ 10 – 15 lần, bạn đã đạt được mức độ vừa phải. Bạn có thể chỉ nâng 8 – 10 lần tạ. Hãy nhớ rằng bạn không tập luyện để trở thành một vận động viên cử tạ. Mục tiêu của bạn là cải thiện sức mạnh và độ dẻo dai của cơ bắp để hoạt động hàng ngày bớt căng thẳng.

Về thời gian: Điều này sẽ phụ thuộc vào số lượng bài tập bạn làm.

Về thể loại: Tập luyện tất cả các nhóm cơ chính bằng cách sử dụng trọng lượng cơ thể hoặc máy tập. Không có sự khác biệt giữa 2 phương pháp. Bạn cũng có thể tập luyện tại nhà với tạ nhẹ hơn, dây kháng lực hoặc thậm chí là trọng lượng cơ thể như động tác chống đẩy và gập bụng.

Lưu ý

Đừng tiếp tục nâng tạ khi bạn cảm thấy kiệt sức. Cường độ của vài rep cuối cùng sẽ gần tối đa. Ngoài ra, huyết áp của bạn có thể tăng quá mức.

Tránh nín thở khi nâng tạ. Điều này có thể thay đổi huyết áp. Thay đổi đó có thể làm tăng nguy cơ ngất xỉu hoặc khiến nhịp tim bất thường.

Đăng bởi: Nguyễn Thị Lệ Huyền

Từ khoá: Người bị rối loạn mỡ máu nên tập thể dục như thế nào?

Bệnh Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật, Nguyên Nhân Và Tác Hại Đối Với Con Người

Thuật ngữ y khoa: Rối loạn thần kinh thực vật

Tên thường gọi: Rối loạn thần kinh thực vật

Chuyên khoa: Thần kinh

Đối tượng bệnh nhân: Mọi đối tượng

Rối loạn thần kinh thực vật (autonomic nervous system disorders) là một rối loạn thần kinh có ảnh hưởng đến chức năng tự động của cơ thể bao gồm nhịp tim, huyết áp, mồ hôi và tiêu hóa,… Những người mắc rối loạn thần kinh thực vật thường có những biểu hiện như giảm trí nhớ, rối loạn tiêu hóa, nhịp tim thay đổi bất thường hay giảm/tăng tiết mồ hôi quá mức,…

Đây là sự mất cân bằng của 2 hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Hai hệ thống này về cơ bản gần như trái ngược nhau nhưng đôi khi có tác dụng tương trợ lận nhau ở phạm vi hẹp.

Người mắc rối loạn thần kinh thực vật có thể bị biến chứng của một số bệnh hay tác dụng phụ của một số thuốc điều trị các bệnh:

– Một số bệnh truyền nhiễm: Do virut và vi khuẩn, như ngộ độc thức ăn, bệnh bạch hầu…

– Các bệnh tự miễn hay các thương tổn các bộ phận của cơ thể mà hệ thống miễn dịch không thể bảo vệ. Đặc biệt, bệnh tiểu đường là nguyên nhân phổ biến nhất của rối loạn thần kinh thực vật, dần dần có thể gây tổn thương thần kinh khắp cơ thể.

– Tổn thương dây thần kinh do phẫu thuật vùng cổ hoặc do xạ trị, sự tấn công hệ miễn dịch của một số bệnh ung thư.

– Tác dụng phụ của một số loại thuốc chống trầm cảm và một số thuốc tim mạch.

– Rối loạn di truyền, rối loạn tâm sinh lý từ sang chấn tinh thần hay thủ dâm quá nhiều ở cả nam và nữ…

Hệ thần kinh thực vật gồm hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh phó giao cảm. Sự mất cân bằng của hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm dẫn đến bệnh lý của hệ thần kinh thực vật. Tùy thuộc vào loại rối loạn mà bệnh biểu hiện thành các triệu chứng khác nhau:

– Hệ thần kinh: rối loạn vận mạch gây đau đầu khi thay đổi thời tiết, rối loạn tuần hoàn não, giảm trí nhớ, giảm tập trung, ngủ kém, lo âu, buồn bực vô cớ.

– Hệ tim mạch: chóng mặt và choáng tư thế đứng do tụt huyết áp, hồi hộp, hụt hơi, nhịp tim nhanh hoặc chậm, huyết áp tăng giảm thất thường, đau thắt ngực, thiểu năng mạchvành, khó thích ứng với hoạt động thể lực, nhịp tim thay đổi một cách chậm chạp hoặc không thay đổi để đáp ứng kịp thời với hoạt động thể lực hoặc tập thể dục thể thao.

– Hệ tiêu hóa: gây rối loạn tiêu hóa do rối loạn chức năng co bóp của dạ dày, ruột. Gây ra cảm giác nhanh no sau khi ăn, ăn không ngon, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, buồn nôn, nôn, khó nuốt và ợ hơi. Kích thích đại tiện khi căng thẳng.

– Hệ tiết niệu: rối loạn tiết niệu, gây tiểu khó, tiểu không tự chủ, kích thích tiểu tiện khi căng thẳng và tiểu không hết nước tiểu, có thể dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

– Hệ bài tiết: rối loạn tiết mồ hôi, giảm tiết hoặc tăng tiết quá mức, ảnh hưởng tới khả năng điều tiết nhiệt độ cơ thể, thân nhiệt nóng lạnh bất thường.

– Hệ hô hấp: co thắt cơ trơn phế quản gây khó thở, tăng khi thay đổi thời tiết hoặc căng thẳng. Hụt hơi khó thở, tức ngực. Ngạt mũi do giãn cuốn mũi.

– Hệ sinh dục: rối loạn tình dục, bao gồm cả vấn đề đạt được hoặc duy trì sự cương cứng, xuất tinh sớm ở nam giới và khô âm đạo, khó đạt cực khoái ở phụ nữ. Rối loạn kinh nguyệt.

Triệu chứng toàn thân như: mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, đau đầu, ớn lạnh, đau mỏi vai gáy, đau mỏi cột sống, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn lo âu, có bệnh nhân có cảm giác không sống nổi, như sắp chết. Phản ứng sinh học chậm chạp với ánh sáng, gặp khó khăn khi lái xe vào ban đêm.

Điều trị rối loạn thần kinh thực vật chủ yếu là điều trị các nguyên nhân gây bệnh. Việc điều trị triệt để nhằm thiết lập được sự cân bằng trong hệ thần kinh, sự cân bằng giữa hệ giao cảm và phó giao cảm.

Đến nay, hầu như các nhà chuyên môn mới chỉ điều trị triệu chứng bằng thuốc gồm: thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc chữa mất ngủ và những rối loạn lo âu, thuốc điều chỉnh nhu động ruột, thuốc điều chỉnh cơ thắt bàng quang để chữa rối loạn tiểu tiện, thuốc tim mạch, thuốc làm giảm tiết mồ hôi, thuốc điều trị rối loạn cương dương ở nam giới và thuốc bôi trơn âm đạo cho phụ nữ. Tuy nhiên, đến nay, vẫn chưa có thuốc làm tăng tiết mồ hôi đối với trường hợp giảm tiết.

Advertisement

Để mang lại hiệu quả điều trị cao, các bác sĩ khuyên bệnh nhân nên kết hợp phương pháp vật lý trị liệu như: xông hơi thuốc trên huyệt, xoa bóp, bấm huyệt.

Cần duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, tạo tinh thần thoải mái. Ngoài ra, bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin B, protein, Omega 3…có trong các loại hạt, thịt, trứng, rau, củ quả,… Giúp nâng cao sức đề kháng phòng chống được bệnh rối loạn thần kinh thực vật. Đồng thời đừng quên tập thể dục thường xuyên để rèn luyện sức khỏe.

Rối loạn thần kinh thực vật là một căn bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên. Vì thế người bệnh cần gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, thăm khám và điều trị kịp thời

An Khang

Điều Trị Rối Loạn Cương Dương Phải Từ 2 Phía

Điều đàn ông mong muốn

Thông thường, khi người đàn ông bắt đầu rối loạn cương dương, người phụ nữ thường có những suy nghĩ khác thường như giả vờ không biết và chờ chàng nói ra “sự việc bất thường” đó.

Cũng có những Eva sẵn sàng trở thành chuyên gia tâm lý với chồng bằng cách bày tỏ sự hiểu biết về vấn đề rắc rối đó. Người phụ nữ sẽ chia sẻ rằng như thế là “đủ cho đôi ta” hoặc sẵn sàng hỗ trợ chồng để chồng lấy lại “phong độ”.

Mong muốn của các Adam lúc này là cần sự hiểu biết và hỗ trợ của người phối ngẫu. Sự chia sẻ, động viên và quan tâm của người bạn tình rất quan trọng để người đàn ông khẳng định lại “sức mạnh” của mình. Nếu người đồng hành tiếp tục gây áp lực cho người chồng thì rắc rối sẽ càng tồi tệ hơn. Còn suy nghĩ tiêu cực ở người phụ nữ khi phát hiện ra hiện tượng bất ổn của chồng là bày tỏ thái độ thất vọng về khả năng của người bạn đời hoặc dấy lên suy nghĩ rằng chồng đang chán “cơm” và đã đi ăn “phở”. Chắc chắn, tâm lý của người đàn ông lúc này sẽ nặng nề hơn vì sự “vu khống vô căn cứ” này.

Điều phụ nữ mong muốn

Thật dễ xác định nỗi niềm của người đàn ông khi bị rối loạn cương dương nhưng thực tế nhu cầu của người phụ nữ cũng không kém phần quan trọng. Họ thường muốn xác nhận chính xác rằng những lo lắng của mình là không có thật. Họ muốn biết người đàn ông vẫn đang yêu và có ham muốn với mình để chắc chắn trong mắt chàng, cô là người phụ nữ hấp dẫn nhất.

Ngoài ra, bản thân người phụ nữ muốn biết rằng họ không có lỗi trong chuyện “cậu nhỏ” của chồng “không hoàn thành nhiệm vụ”. Quan trọng nhất, người phụ nữ đó cần hiểu rằng, chỉ có cô mới có thể vực dậy khả năng nam nhi của chồng để trở lại như trước.

Sự thỏa mãn tình dục cũng là một nhu cầu của người phụ nữ. Với họ, nhiều khi không phải cứ “lên đỉnh” mới thỏa mãn, mà đôi khi chỉ cần những niềm vui nho nhỏ từ cái ôm, cử chỉ âu yếm của người bạn tình. Vậy nên, trong thời gian người đàn ông bị rối loạn cương dương, “máu lửa” của người phụ nữ sẽ không dễ bị dập tắt nếu có người đàn ông bên cạnh.

Điều quan trọng là chia sẻ mong muốn này với người chồng để anh ta hiểu rằng, dù mình đang bị “trục trặc” nhưng eva vẫn muốn duy trì “nhu cầu” của mình. Có như thế, quá trình điều trị rối loạn cương dương trở nên nhẹ nhàng hơn, chống xuất tinh sớm khi quan hệ tình dục.

Một lần nữa, việc phụ nữ biết truyền đạt nhu cầu của mình và người đàn ông biết làm thế nào để thỏa mãn nhu cầu của người bạn tình khiến dù đang bị rối loạn cương cương thì cuộc sống vợ chồng vẫn trọn vẹn.

Tảo đỏ – chìa khóa chữa rối loạn cương dương

Nitric Oxide (NO) được biết đến là chìa khóa mở cửa các khoang máu, cho phép máu đổ vào dương vật với áp suất khoảng 100mm Hg, đủ làm “dựng cột cờ” các quý ông. Năm 1992, NO được tạp chí Science bình chọn là phân tử của năm. Đồng thời các công trình nghiên cứu về vai trò của NO cũng đoạt giả nobel năm 1998.

Tảo đỏ là thực phẩm khá mới mẻ và ít người biết đến các tính năng vượt trội của nó, đặc biệt là tác dụng trên sinh lý nam giới. Thành phần hoạt chất của tảo đỏ có tác dụng lên hệ thần kinh, qua đó kích thích cơ thể sản sinh Nitric oxide (NO), làm cương dương nhưng rất an toàn. Một trong những sản phẩm đầu tiên áp dụng tảo đỏ tại Việt Nam là sản phẩm Rocket 1h của Công ty cổ phần Sao Thái Dương. Không giống những loại thảo dược khác thường dùng hằng ngày và lâu dài, tảo đỏ có trong viên uống Rocket 1h, có tác dụng nhanh, sau khi uống khoảng 2-5 giờ, giúp cải thiện các hiện tượng rối loạn cương dương rõ rệt và hiệu quả.

Các chuyên gia sinh lý cho rằng vấn đề rằng người vợ nên tham gia vào các cuộc trao đổi về chứng rối loạn cương dương để người chồng bộc bạch hết những khó khăn mà anh ta đang gặp phải. Vai trò của người phụ nữ lúc này còn là yếu tố quyết định phương pháp trị liệu hợp lý cho người chồng của mình.

Động Kinh: Bệnh Rối Loạn Mãn Tính Về Thần Kinh

Bệnh động kinh là bệnh gì?

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh động kinh là gì?

Nhầm lẫn tạm thời;

Nhìn chằm chằm;

Mất ý thức;

Triệu chứng tâm linh.

Tình trạng co giật tại một số thời điểm có thể dẫn đến các tình huống gây nguy hiểm cho bản thân và người khác, ví dụ như:

Ngã;

Tai nạn ô tô;

Tai biến trong quá trình thai kỳ;

Khi nào bạn cần đến bác sĩ?

Bạn nên đến khám bác sĩ ngay lập tức nếu các trường hợp sau xảy ra:

Việc hô hấp hoặc ý thức không phục hồi lại sau khi hết co giật;

Cơn co giật thứ hai đến ngay lập tức;

Kiệt sức vì nóng;

Bạn đang mang thai;

Bản thân bị thương trong quá trình co giật.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Những nguyên nhân nào gây ra bệnh động kinh?

Di truyền;

Chấn thương đầu;

Bệnh truyền nhiễm;

Bị thương trước khi sinh;

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh động kinh?

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc động kinh, bao gồm:

Tuổi tác;

Chấn thương vùng đầu;

Đột quỵ và các bệnh mạch máu khác;

Nhiễm trùng não;

Co giật ở trẻ em.

Điều trị bệnh động kinh

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh động kinh?

Bạn cần kiểm tra các dấu hiệu và bệnh sử, bác sĩ có thể tiến hành một số xét nghiệm như:

Kiểm tra thần kinh;

Điện não đồ (EEG);

Chụp cắt lớp CT;

MRI chức năng;

Chụp cắt lớp bức xạ positron (PET);

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh động kinh?

Mặc dù không phải tất cả mọi người cần phải được điều trị, nhưng bác sĩ sẽ sử dụng một số phương pháp để kiểm soát cơn co giật.

Thuốc

Có rất nhiều loại thuốc dùng để điều trị động kinh. Bác sĩ thường chỉ định thuốc phụ thuộc vào các yếu tố như khả năng chịu đựng tác dụng phụ của người bệnh và phân chia liều thuốc.

Tuy nhiên, một số tác dụng phụ của thuốc động kinh, bao gồm:

Buồn ngủ;

Dễ kích động;

Đau đầu;

Rụng tóc hoặc tóc mọc không được như ý muốn;

Nướu sưng;

Phẫu thuật động kinh

Bác sĩ thường tiến hành phẫu thuật khi xét nghiệm cho thấy cơn co giật xuất hiện ở một phần nhỏ của não, không can thiệp đến các chức năng quan trọng khác như giọng nói, ngôn ngữ, vận động, thị giác và thính giác. Trong khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ loại bỏ khu vực gây ra cơn co giật.

Tuy nhiên, nếu cơn co giật nằm ở một phần não mà không thể loại bỏ được, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật với nhiều vết cắt trong não để ngăn cơn động kinh lan sang các phần khác.

Trong một số ít trường hợp, phẫu thuật động kinh có thể gây ra một số biến chứng như làm thay đổi hoàn toàn khả năng tư duy, nhận thức.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh động kinh?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

Sử dụng thuốc: thuốc chống động kinh giúp kiểm soát cơn co giật ở khoảng 70% số người bệnh. Bạn cần nghe theo hướng dẫn của bác sĩ để sống khỏe mạnh cùng với bệnh;

Đánh giá điều trị thường xuyên: bạn sẽ phải đánh giá thường xuyên tình trạng bệnh và phương pháp điều trị ít nhất mỗi năm một lần. Ngoài ra, bạn có thể cần đánh giá nhiều hơn nếu không kiểm soát tốt cơn động kinh;

Khi gặp người đang lên cơn động kinh, bạn đừng quá lo lắng. Bạn nên đặt họ nằm trên một mặt phẳng an toàn phòng ngừa té ngã, cho đầu họ nghiêng về một bên.

Bạn không nên cột tay chân, cạy miệng hay cho họ ăn uống gì trong lúc này vì rất dễ bị hít sặc. Cơn động kinh thường không kéo dài quá 3 phút và người bệnh sẽ phục hồi ý thức dần dần sau cơn. Nếu động kinh kéo dài hơn 5 phút hoặc có nhiều cơn liên tiếp, bạn nên đưa họ đến ngay bệnh viện để bác sĩ kịp thời điều trị.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Viêm đa dây thần kinh là bệnh gì?

Những lưu ý khi mua bảo hiểm sức khỏe

Hãy quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của bản thân và gia đình mình ngay hôm nay.

Pacific Cross Việt Nam cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng. Cho dù là chương trình bảo hiểm cho cá nhân bạn, cho gia đình bạn hoặc doanh nghiệp của bạn, chúng tôi ở đây để đảm bảo rằng bạn nhận được sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.

Nguồn tham khảo

Epilepsy Health Center. chúng tôi Ngày truy cập 04/09/2023.

Epilepsy. chúng tôi Ngày truy cập 04/09/2023.

What Is Epilepsy? chúng tôi Ngày truy cập 04/09/2023.

Cây Đại Phú Gia Có Ý Nghĩa Gì Trong Phong Thủy Và Trong Thực Tiễn

Cây đại phú gia là cây cảnh nhưng cung là cây phong thủy rất đẹp. Cây đại phú gia có dáng to với những tàu lá lớn xanh mướt nên được nhiều người yêu thích trồng làm cây phong thủy trong nhà. Loại cây này mang thuộc tính mộc nên hợp với những ai mang mệnh mộc hoặc mệnh hỏa. Khi trồng đại phú gia trong nhà, gia chủ sẽ gặp nhiều may mắn tài lộc như cái tên của cây. Trong bài viết này, NNO sẽ giúp các bạn biết cây đại phú gia có ý nghĩa gì trong phong thủy và trong thực tiễn để các bạn hiểu hơn về loại cây cảnh này.

Cây đại phú gia có ý nghĩa gì trong phong thủy

Như vừa nói ở trên, trồng cây đại phú gia trong nhà sẽ giúp gia chủ gặp nhiều may mắn và có nhiều tài lộc vào nhà. Do đó, có thể nói rằng cây đại phú gia là một cây phong thủy tài lộc hợp với người mệnh mộc và mệnh hỏa. Theo phong thủy, cây đại phú gia là cây có ý nghĩa tốt với những lá to bản xanh mướt thể hiện sự uy nghi, bề thế của gia chủ. Cái tên “đại phú gia” cũng nói lên sự giàu sang, phú quý nên loại cây này chính là cây tài lộc giúp gia chủ chiêu tài lộc vào nhà. Khi trồng cây đại phú gia trong nhà, gia chủ vừa thể hiện được phong cách, đẳng cấp mà còn giúp mang tại tiền tài về cho bản thân.

Nói thêm về vấn đề cây phong thủy, cây đại phú gia hợp với những người có mệnh mộc hoặc mệnh hỏa. Tuy nhiên, nếu bạn là người mệnh thủy hoặc mệnh thổ thì không nên trồng cây đại phú gia vì cây này không hợp phong thủy với các mệnh đó. Nếu bạn mệnh kim thì vẫn có thể trồng cây đại phú gia trong nhà nhưng về mặt hợp phong thủy với gia chủ thì không được tốt (cũng không xấu). Chung quy lại, nếu bạn không phải là người hợp phong thủy với cây đại phú gia thì không nên trồng cây này trong nhà vì sẽ không phát huy được hết ý nghĩa phong thủy của cây.

Ý nghĩa của cây đại phú gia trong thực tế

Trong thực tế, cây đại phú gia được rất nhiều người thích trồng nhất là những gia đình có diện tích phòng khách lớn. Cây đại phú gia có những tàu lá xanh mướt quanh năm với dáng cây to luôn tạo cảm giác vững chãi, bề thế. Đại phú gia là cây xanh nên trồng trong nhà sẽ giúp tạo môi trường tươi mát, cây cũng sẽ hấp thụ các bức xạ điện từ phát ra từ các đồ điện tử trong gia đình giúp bảo vệ sức khỏe của gia đình bạn. Vì những lợi ích trên nên cây đại phú gia trong thực tế không chỉ có tác dụng trang trí và còn cải thiện sức khỏe của cả gia đình.

Với ý nghĩa của cây đại phú gia vừa kể trên, có thể thấy rằng cây đại phú gia là một cây phong thủy tài lộc được nhiều người yêu thích. Nếu bạn là người mệnh mộc hoặc mệnh hỏa thì có thể cân nhắc trồng cây đại phú gia trong nhà làm cây cảnh vừa để trang trí rất đep vừa có tác dụng phong thủy rất tốt.

Cập nhật thông tin chi tiết về Rối Loạn Chuyển Hóa Lipid Máu: Lý Thuyết Và Thực Tiễn trên website Tplr.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!