Bạn đang xem bài viết Phục Hồi Chức Năng Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ – Cha Mẹ Nên Làm Gì? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Tplr.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển trí tuệ là điều không ai mong muốn và mình được biết có rất nhiều bậc làm cha làm mẹ không dám đối diện với điều này.
Nhưng, với bản lĩnh của các phụ huynh, họ vẫn kiên cường trở lại, đồng hành cùng con trên quá trình hồi phục lại thành “trẻ bình thường”, để con tham gia được tất cả các hoạt động như bạn cùng trang lứa.
1. Trẻ chậm phát triển trí tuệ – nguyên nhân do đâu?
Điều đầu tiên khi bố mẹ khám và phát hiện ra con là trẻ chậm phát triển trí tuệ, là cần trấn an bản thân và con rằng đây hoàn toàn không phải lỗi do con.
Đây là một căn bệnh do rối loại hormone tuyến giáp, mà cụ thể là tình trạng thiểu giáp bẩm sinh gây ra.
Hiểu đơn giản hơn, trẻ bẩm sinh không có tuyến giáp, hoặc bị giảm kích thước, hay nằm sai vị trí, chức năng bị rối loạn, thiếu i ốt do chế độ ăn… đều dễ mắc căn bệnh quái đản này.
Hậu quả để lại, nhẹ thì lùn về thể chất, trí lực thấp, nặng có thể dẫn đến tử vong, nên nếu con có dấu hiệu nghi ngờ, bố mẹ nên cho con đi khám và can thiệp sớm.
2. Phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển trí tuệ – cha mẹ nên làm gì?
Thế nhưng, ba mẹ phải giữ vững tinh thần, tin vào phác đồ của bác sĩ và tin vào con mình có thể phục hồi hoàn toàn.
Bố mẹ hoàn toàn có thể hỗ trợ con bằng cách:
Cho con uống thuốc, dùng thực phẩm chức năng theo đúng chỉ định của bác sĩ:
Có thể hơi khó uống với trẻ, mà thuốc thì không thay đổi được nên bố mẹ ưu tiên chọn thực phẩm chức năng dạng dễ uống, có mùi vị hấp dẫn trẻ em như dạng cốm (cốm trí não G-Brain), dạng kẹo, dạng ống nước…
Tìm hiểu về Phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển trí tuệ qua các nguồn thông tin khác nhau
Ngoài các kênh y học chính thống, phụ huynh nên tham gia thêm các nhóm, các diễn đàn mà tập hợp các gia đình có con bị bệnh tương tự, để lắng nghe, học hỏi kinh nghiệm của mọi người.
Nếu bản thân bố mẹ hoặc trẻ có các thay đổi theo hướng tiêu cực, nên xin thêm tư vấn bác sĩ để ổn định lại
Đồng hành cũng trẻ trong các hoạt động, khuyến khích con tham gia
Những việc này ban đầu sẽ rất khó khăn bởi nhận thức của trẻ chưa đủ, nhưng bố mẹ kiên trì tương tác và động viên con, chắc hẳn sẽ có ngày con tiến bộ.
Lớn lên cùng trẻ bằng cả thể xác lẫn tâm hồn
Không thể không nhấn mạnh rằng, nếu trẻ bình thường nhận được sự quan tâm của bố mẹ thế nào, thì trẻ bị chậm phát triển trí tuệ cần quan tâm hơn 10 lần thế.
Nhưng quan tâm không phải giám sát, không phải kìm kẹp, hãy làm bạn với trẻ, để trẻ an tâm điều trị và hồi phục dần dần.
Chú ý đến các hành vi bất thường
Nếu không chắc chắn về bất cứ điều gì, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn thêm.
Có thể dấu hiệu mà bạn cho là nhỏ và đã bỏ qua, lại phản ánh mối liên hệ ngầm với diễn biến xấu đi của bệnh.
Nên quan sát con để có định hướng, uốn nắn phù hợp nhất, an toàn cho bản thân con và cả những người thân xung quanh.
Vậy là hành trình phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển trí tuệ là mối gắn kết lâu dài giữa bố mẹ và con cái.
Chúc cả gia đình vững chãi trên con đường trước mặt, quả ngọt đang ở cuối đường rồi!
Đánh giá bài viết
Những Điều Cần Dạy Trẻ 3 Tuổi Để Phát Triển Kỹ Năng Sống Hiệu Quả
Những điều cần dạy trẻ 3 tuổi bao gồm rất nhiều lĩnh vực mà bố mẹ có con độ tuổi lên 3 không nên bỏ qua. Trước hết, phụ huynh cần chú ý đến sự phát triển thể chất và tâm lý trẻ giai đoạn này để có phương pháp dạy con phù hợp.
1. Sự phát triển sinh lý – tâm lý trẻ 3 tuổiNhững điều cần dạy trẻ 3 tuổi phải phù hợp với tâm sinh lý trẻ – Ảnh internet
Về mặt sinh lý: Trẻ được 3 tuổi thì các cơ vận động gần như đã phát triển đầy đủ. Vì vậy, trẻ cực kỳ thích vận động, chạy nhảy để khám phá thế giới xung quanh. Bên cạnh đó, não bộ và hệ thống thần kinh cũng đã phát triển gần như hoàn chỉnh. Điều đó cho phép trẻ nhận biết sự khác nhau giữa các sự vật, biết tập trung chú ý, biết so sánh những vật có cùng màu sắc, biết lắng nghe và hiểu được các câu chuyện đơn giản.
Về mặt tâm lý: Trẻ 3 tuổi muốn trở nên độc lập, tự làm những việc đơn giản mà không muốn sự giúp đỡ của người lớn, thậm chí còn dỗi khi người lớn can thiệp. Tâm lý trẻ lên 3 bắt đầu hình thành ý thức cá nhân, do đó, bé rất bướng bỉnh, chỉ muốn làm theo ý thích của mình. Khi không đạt điều mong muốn, trẻ sẽ tìm mọi cách để phản kháng như: đập đầu, gào thét, mè nheo hoặc vô lễ với người lớn, không nghe lời, làm ngược lại tất cả những gì cha mẹ nói. Tuy nhiên, biểu hiện “khủng hoảng” ở các trẻ không giống nhau. Thế nên, để nắm rõ những điều cần dạy trẻ 3 tuổi, bố mẹ cần dựa trên đặc điểm riêng của mỗi trẻ.
2. Những điều cần dạy trẻ 3 tuổi mẹ nên biếtDạy trẻ 3 tuổi biết tự xúc ăn – Ảnh internet
Dạy trẻ 3 tuổi học xúc ăn đúng giờ, nhanh tay và không rơi vãi
Trẻ 3 tuổi đã đủ khéo léo để tự xúc ăn, tự uống nước, mặc dù hơi lâu, thường rơi vãi có thể làm cha mẹ khó chịu, nhưng đó là những điều cần dạy trẻ 3 tuổi mà các mẹ nên làm. Cha mẹ cần cương quyết không giúp trẻ thì dần dần trẻ sẽ học được thói quen ăn cơm nhanh, xúc cơm gọn một cách thuần thục. Đôi khi để trẻ đói một bữa cũng sẽ làm cho trẻ hiểu ra và ngoan hơn rất nhiều.
Dạy trẻ 3 tuổi học mời người lớn ăn cơm
Bên cạnh việc chào hỏi, đi thưa về trình của trẻ thì cha mẹ cũng cần dạy trẻ mời cơm người lớn. Cha mẹ nên là tấm gương sáng cho con trẻ noi theo. Nếu trẻ thấy cha mẹ làm thì trẻ sẽ học theo rất nhanh. Đồng thời, khi trẻ mời cơm cả nhà thì người lớn nhớ khen để khích lệ tinh thần trẻ. Đó là điều mà các mẹ nên làm.
Dạy trẻ tự chăm sóc bản thân
Khi trẻ lên 3 tuổi, việc tự mặc quần áo, tự xỏ giày dép, tự rửa mặt, đánh răng đúng cách, tự tắm, tự xếp đồ vào balo đi học không còn quá khó. Nếu trẻ làm sai thì cha mẹ cũng đừng làm thay mà hãy hướng dẫn con làm lại cho đúng. Cha mẹ nhớ động viên con thật nhiều và thưởng cho con những món quà đơn giản, sau khi con tự làm những việc đó.
Học người Nhật dạy bé tự chăm sóc bản thân – Ảnh Internet
Dạy trẻ tự bảo vệ mình khỏi nạn xâm hại cũng là một trong những điều cần dạy trẻ 3 tuổi
Cha mẹ đừng nghĩ đây là việc lũ trẻ không làm được, cha mẹ nên dặn con tuyệt đối cấm cho mọi người động vào khu vực cơ thể bên trong đồ lót của mình. Dạy con hét lên nếu ai đó chạm vào phần “kín” của mình. Chắc chắn điều đó sẽ giúp con an toàn hơn.
Hơn nữa, bạn cần chuẩn bị cho con ngay từ giai đoạn đề phòng, giúp con có thêm kỹ năng ứng phó với “yêu râu xanh” và tự bảo vệ mình khi ở trong tình thế nguy cấp. Hiện nay, kiến thức giáo dục cho bé về kỹ năng tự bảo vệ mình rất nhiều, bố mẹ có thể tìm hiểu trên mạng các thông tin về quy tắc đồ lót , Luật bàn tay ,…để trang bị cho mình và cả gia đình.
Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ mình và từ chối người lạ – Ảnh Internet
Cuối cùng, tập bé thói quen tự thu dọn đồ chơi sau khi chơi xong, tự đeo balo đi bộ vào lớp học cũng là những điều cần dạy trẻ lên 3. Chuyện này rất nhỏ nhưng cha mẹ không cho con làm là hạn chế khả năng của trẻ. Hãy để trẻ tự thể hiện bản thân, nếu cha mẹ cứ làm thay con thì con sẽ quen dần và ỷ lại không thể trưởng thành được.
Các mẹ có con nhỏ cần tìm hiểu những điều cần dạy trẻ 3 tuổ i để có kinh nghiệm phong phú, giúp nuôi dạy con tốt. Điều này không những giúp con phát triển kỹ năng sống tự lập trong tương lai, mà còn là điều kiện để hình thành nhân cách tốt và lành mạnh.
Thanh Ngọc tổng hợp
Mách Mẹ Những Thực Phẩm Tốt Cho Trí Não Con Trẻ
Thực phẩm tốt cho trí não con trẻ là mục đích tìm kiếm của khá nhiều bà mẹ.
Thế thì hãy để TopChon gợi ý cho bạn những món ăn để con cao lớn, khỏe mạnh và thông minh
1. Sự thật đằng sau những thực phẩm tốt cho trí não
Có nhiều ý kiến không đề cao tầm quan trọng của việc ăn uống trong phát triển trí thông minh lắm, họ cho rằng thông minh là điều bẩm sinh và di truyền, không thể thay đổi được.
Nhưng rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển não bộ của trẻ kể từ khi em bé còn trong bụng mẹ đến những năm tháng đầu đời của con.
Mà trong những yếu tố đó, dinh dưỡng – cụ thể lấy từ thực phẩm – chiếm phần quan trọng không hề nhỏ, và cũng là yếu tố các bậc phụ huynh có thể thay đổi để có lợi cho con sau này.
2. Mách mẹ những thực phẩm tốt cho trí não con trẻ
Các loại rau củ
Các loại rau củ nhiều màu sắc như cà chua, súp lơ xanh, cà rốt, bí đỏ, ớt chuông… đều là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào cho trẻ mắt sáng – trí óc thông minh đó.
Tuy nhiên vấn đề với nhiều bé là không chịu ăn rau, vì thế mẹ ưu tiên các cách chế biến dễ ăn, kích thích trẻ ví dụ như:
Xiên rau củ: rau củ cắt khối vuông nhỏ, xiên que xen kẽ thịt, sau đó bỏ nướng cho bé
Rau củ hấp sẽ giữ được nhiều dinh dưỡng hơn, nhưng nếu bé chưa cắn tốt thì bố mẹ chú ý hấp mềm cho con
Ninh rau củ với xương hoặc xay nhỏ nấu cháo: đều là những món hấp dẫn, phù hợp cả cho trẻ bắt đầu ăn dặm
Các loại hoa quả
Vị ngọt tự nhiên của hoa quả sẽ giúp bé dễ ăn hơn, mẹ ưu tiên chọn mùa nào thức đấy hoặc các loại quả hữu cơ cho bé.
Đặc biệt những loại quả mọng như dâu tây, mâm xôi, việt quất… chứa hàm lượng lớn chất oxy hóa, giúp cho não bộ được củng cố vững chắc hơn, hệ thống thần kinh cũng được dẫn truyền tốt.
Một bữa nhẹ hoa quả giữa ngày sẽ giúp trẻ bớt đi những căng thẳng từ học tập, hoặc giảm bớt đi cơn đói bụng sau khi chạy nhảy nhiều.
Trứng gà – thực phẩm tốt cho trí não
Choline từ lòng đỏ trứng hỗ trợ rất tốt cho các tế bào thần kinh dẫn truyền tín hiệu. Lượng protein từ trứng cũng dễ hấp thu với trẻ, cho cơ thể khỏe mạnh, phát triển tốt.
Hơn nữa là trứng mềm, dễ ăn nên bé nào cũng thích.
Nhưng mẹ nên cho bé ăn trứng buổi sáng để không gặp tình trạng đầy bụng, và cũng chỉ cho con ăn khoảng 3-4 bữa/tuần thôi nha
Cá béo
Cá béo ở đây có thể là cá hồi, cá chép, cá quả… mang đến hàm lượng omega 3 dồi dào cho trí não và đôi mắt trẻ.
Mẹ nên chọn các loại cá có ít xương để sơ chế cho con tiện hơn.
Các món đơn giản nhất là hấp sơ rồi gỡ ra làm ruốc cá, hoặc phi lê, lọc xương rồi làm món cá chiên xù cũng khiến nhiều bạn nhỏ thích thú.
Các loại hạt hoặc ngũ cốc
Có rất đa dạng các loại như: lạc, óc chó, hạt điều, hạt bí xanh, yến mạch, macca, lạc, các loại đậu…
Bởi đây là nguồn chất béo từ thực vật, dễ hấp thu mà lại lành mạnh với hệ tiêu hóa vẫn còn yếu ớt của bé.
Thực phẩm tốt cho trí não đừng bỏ qua rong biển, tảo biển
Món mà con có thể ăn với thực phẩm này là rong biển cuộn cơm, canh tảo biển, đừng e ngại về mùi, nếu bé được làm quen sớm thì con sẽ thấy thích thú lắm đó.
Đôi lúc, mẹ bận rộn chưa có thời gian bổ sung thực phẩm cho con, thì có thể thay bằng một số loại thực phẩm chức năng bổ não, ví dụ như cốm bổ não G-brain hay các thuốc có chứa DHA khác.
Mẹ đã có thêm kiến thức tham khảo cũng những lời khuyên hay ho về vấn đề thực phẩm tốt cho trí não chưa nào?
Bật mí thêm là những món ăn trên không chỉ hữu ích với trẻ em đâu, mẹ hoàn toàn có thể áp dụng để cả nhà cùng thông tuệ hơn nữa đó.
Đánh giá bài viết
Nên Cho Bé Ngủ Chung Hay Ngủ Riêng Với Cha Mẹ? Những Lợi Ích Khi Bé Ngủ Chung Với Cha Mẹ
Đây là câu hỏi gây rất nhiều tranh cãi. Theo chuyên gia đại diện cho Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) việc để con trẻ ngủ chung với cha mẹ là hành động không tốt, có thể dẫn đến tử vong. Nhưng theo các chuyên gia về sức khỏe lại cho rằng ngủ chung với cha mẹ lại là cách an toàn, tốt cho sức khỏe của trẻ.
Theo một nghiên cứu từ Đại học Liên bang Pelotas đã kết luận rằng những đứa trẻ ngủ chung với cha mẹ thường bị phát hiện ra có nhiều khả năng bị chứng rối loạn tâm thần cao hơn so với những đứa trẻ ngủ riêng.
Cũng trong một nghiên cứu khác từ trường Y và trường Điều dưỡng thuộc Đại học Maryland, kết quả cho thấy những bà mẹ ngủ chung với trẻ thường sẽ bị căng thẳng, trầm cảm. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chứng minh được việc ngủ độc lập sẽ giúp bé tự phát triển được các kiểu ngủ lành mạnh, tốt cho sức khỏe.
Phát triển cho trẻ tính tự lập. Có một điểm mà cha mẹ thích nhất khi cho bé ngủ riêng chính là tạo cho bé được tính tự lập sớm. Các bé có thể tự ý thức được việc bản thân phải đi ngủ sớm, tạm gác lại những công việc hay trò chơi dang dở mà mình thích để đi ngủ mà không cần bố mẹ phải nhắc nhở.
Tạo cho bé giấc ngủ sâu hơn. Sau một ngày làm việc dài và mệt mỏi, buổi tối là thời gian cha mẹ trò chuyện với nhau về câu chuyện của ngày hôm nay. Thế nên cuộc trò chuyện sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Bạn nên cho bé ngủ riêng để dù có trò chuyện hay làm việc thì cũng sẽ không làm phá giấc ngủ của bé.
An toàn hơn cho bé. Bố mẹ tiếp xúc với môi trường bên ngoài khá nhiều vi khuẩn, các bệnh lây qua đường hô hấp. Bé còn nhỏ và sức đề kháng quá yếu dễ bị lây bệnh từ cha mẹ hơn. Do đó, ngủ riêng sẽ giúp bé không bị lây các bệnh đó.
Theo các chuyên gia, thời gian hợp lý để dạy trẻ ngủ riêng trong nôi là khi bé được 4-6 tuần tuổi. Đặc biệt, trong một nghiên cứu nói rằng cha mẹ không nên cho bé từ 3 tuổi trở đi nằm ngủ chung
Advertisement
vì lúc này bé đang phát triển và nhận biết được giới tính nên việc cho nằm ngủ chung sẽ có thể tác động tới tâm lý và tình cảm của bé. Như vậy tốt nhất là cha mẹ nên tập cho bé ngủ riêng từ khoảng 3 tuổi để giúp phát triển tính cách hoàn thiện nhất.
Ngủ riêng mang lại rất nhiều lợi ích cho cả cha mẹ và bé. Hy vọng những thông tin phía trên sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi câu “nên cho bé ngủ chung hay ngủ riêng” và sẽ có những quyết định cho bé ngủ chung hoặc ngủ riêng.
Sức Mạnh Của Khả Năng Phục Hồi &Amp; Thúc Đẩy Năng Suất
Mọi người thường đánh giá một cá nhân dựa trên năng lực trí tuệ và khả năng nhận thức của người đó. Chúng ta đã sai lầm khi cho rằng thành công của ai đó chỉ được quyết định bởi sự thông minh của họ. Thông minh thực sự là một phần không thể thiếu của sự xuất sắc. Nhưng thành công không chỉ được quyết định bởi thành tích, mà còn phụ thuộc vào khả năng kiên trì của một người trong thời điểm người đó gặp khó khăn, nghịch cảnh. Cuộc sống luôn biến động và chúng ta có thể gặp nhiều thử thách trong hành trình hướng tới mục tiêu của mình. Vì vậy, cần phải phát triển các kỹ năng giúp chúng ta vượt qua và phát triển hơn nữa từ những thách thức này. Khả năng vượt qua khó khăn của các cá nhân còn được gọi là chỉ số vượt khó của họ.
Chỉ số vượt khó là gì?
Chỉ số vượt khó (AQ – Adversity Quotient) đo lường khả năng đương đầu và đối phó với những khó khăn, hoàn cảnh bất lợi của một người. Nó cũng thường được gọi là khả năng phục hồi, thể hiện cách một người phản ứng khi đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống, từ những rắc rối nhỏ xảy ra hàng ngày cho đến những căng thẳng hoặc áp lực nghiêm trọng hơn trong công việc và cuộc sống.
Chỉ số AQ là một trong những yếu tố góp phần tạo nên thành công
Việc hiểu được làm thế nào một người phản ứng với các nghịch cảnh được xem là khá hữu ích trong việc dự đoán sức chịu đựng, năng lực tinh thần, sự kiên trì, thái độ và mức độ nhanh chóng mà họ có thể thích ứng với những thay đổi của môi trường. Những yếu tố này là những chỉ báo mạnh mẽ về khả năng thành công trong nhiều khía cạnh của cuộc sống, đặc biệt là tại nơi làm việc.
Sở hữu chỉ số AQ cao giúp bạn thêm can đảm học hỏi và vượt qua những thất bại. Khi nghịch cảnh xảy ra, những người có chỉ số AQ cao phân tích tình hình với mong muốn giảm ảnh hưởng và kiểm soát tình huống căng thẳng ở một mức độ nhất định. Thêm vào đó, những người có chỉ số AQ cao xem khó khăn là những tình huống tạm thời sẽ sớm qua đi, do đó quá trình phục hồi của họ diễn ra tương đối nhanh hơn so với những người có chỉ số AQ thấp.
Những đặc điểm này giúp những người có chỉ số AQ cao chiếm ưu thế trong hầu hết các tình huống vì họ không tập trung vào các khía cạnh tiêu cực, thay vào đó, họ dành nhiều nỗ lực để tìm ra giải pháp cải thiện hoàn cảnh. Tại nơi làm việc, những người có chỉ số AQ cao được đánh giá sẽ mang lại sự ổn định lâu dài và lòng trung thành vì họ không dễ dàng bỏ việc khi có khó khăn cản trở, họ trở thành người giải quyết vấn đề và là người đáng tin cậy trong bất kỳ tổ chức nào.
Làm thế nào để phát triển AQ của bạn?
6+ Cách Vẽ Hoa Sen Đơn Giản Nhất Cho Bé Phát Triển Năng Khiếu
Vẽ hoa sen bằng bút chì là cách dễ dàng nhất để tạo nên một bức tranh hoàn thiện như ý. Vì khi vẽ sai, phạm hoặc không vừa ý bé có thể dễ dàng dùng gôm tẩy để xóa nét vẽ không ưng ý. Các bước vẽ hoa sen đơn giản bằng bút chì bao gồm:
Vẽ hai vòng tròn chồng lên nhau, vòng tròn nhỏ dùng để vẽ nhụy hoa sen, vòng tròn ngoài nên vẽ nét mờ để dễ tẩy xóa. Từ nhụy hoa sen vẽ ra các cánh sen tỏa ra xung quanh.
Phác họa đài sen
Vẽ các cánh hoa xung quanh
Ở xung quanh hoa sen nhỏ vừa vẽ, phác họa vân của những chiếc lá của đài sen. Dùng bút chì màu để đồ lại các nét vẽ bằng bút chì. Sau khi đồ lại xong, bạn dùng tẩy và xóa đi các nét vẽ bằng bút chì để hình ảnh chân thực hơn.
Phác họa vân lá hoa sen
Đồ lại nét vẽ bằng chì màu
Xóa các nét vẽ bút chì
Cuối cùng dùng bút chì màu tô để hoàn thiện bức tranh. Nên dùng bút màu đồng màu với các nét vẽ, bạn có thể cách tô màu trong hình sau đây
Cách tô màu tham khảo
Hoa sen nhỏ sẽ có các nét vẽ đơn giản hơn và giúp bé dễ dàng thực hiện hơn. Hướng dẫn bé theo các bước sau.
Bước 1: Vẽ cánh hoa sen
Vẽ cánh hoa sen
Đây là bộ phận chiếm nhiều diện tích nhất trong tranh vẽ hoa sen vì thế cần được phác họa đầu tiên. Cần phác họa cánh hoa trung tâm để làm chuẩn cho những cánh hoa xung quanh.
Từ cánh hoa trung tâm, tiếp tục vẽ ra hai cánh hoa hai bên để lên khung tòa sen. Sau khi có tòa sen, vẽ bổ sung hai cánh hoa nằm phía sau. Phía dưới tòa sen, bạn phác họa ba cánh hoa tỏa ra ba phía. Và tiếp tục vẽ bổ sung các cánh hoa cho đến khi đóa hoa sen thành hình rõ nét. Chi tiết như sau:
Vẽ cánh hoa trung tâm
Vẽ hai cánh hai bên
Vẽ hai cánh phía sau
Vẽ ba cánh hoa phía dưới
Vẽ bổ sung các cánh xung quanh cho đến khi thành hình tòa sen
Bước 2: Bổ sung nhụy hoa sen
Vẽ nhụy sen
Vẽ các đường cong phía sau các cánh hoa trung tâm để phác họa nhụy hoa. Hình ảnh nhụy hoa này sẽ giúp bức tranh hoa sen trở nên chân thực hơn
Bước 3: Vẽ lá hoa sen và ao nước xung quanh
Vẽ lá hoa sen
Dưới đài sen vẽ một vòng tròn bao quanh để tạo hình lá của hoa sen. Lưu ý, nét vẽ hình tròn này nên cong uốn lượn để bức tranh sống động hơn.
Hoa sen thường nằm trong ao nước, dùng các nét vẽ đường cong nằm ngang xung quanh hoa sen để tạo hình vẽ dòng nước. Cuối cùng, vẽ thêm một vài lá sen xung quanh để bức tranh thêm sống động.
Bước 4: Tô màu cho bức tranh hoa sen
Đây là phần các bé thích nhất, bạn có thể hướng dẫn bé dùng gôm tẩy để xóa đi những nét dư thừa trước khi tô màu. Cho bé tô màu theo sở thích của bé hoặc tham khảo theo hình ảnh sau đây.
Tô màu cho bức tranh hoa sen
Đầu tiên, bạn cần phác họa 2 hình bầu dục, trong đó hình bầu dục lớn nằm dọc và hình bầu dục nhỏ nằm ngang. Tiếp theo vẽ hai cánh hoa tỏa ra hai bên, từ hai cánh hoa này vẽ tiếp hai cánh hoa hướng lên.
Đồ lại những cánh hoa vừa vẽ bằng những đường vẽ mềm mại hơn và vót nhọn ở trên đỉnh. Tiếp tục thêm các cánh hoa xung quanh theo nét vẽ mềm mại. Để thể hiện nhụy sen, bạn vẽ những lượn sóng phía trong.
Các bước vẽ cánh hoa và nhụy hoa
Bên dưới hoa sen, vẽ đường tròn bao quanh 2/3 đài sen để tạo hình lá hoa sen. Vẽ thêm 3 đường cong bên trong để phác họa vân của lá. Cuối cùng bạn hãy hướng dẫn bé tô màu cho hoa sen để hoàn thiện bức tranh
Vẽ lá hoa sen
Bạn có thể tham khảo cách tô màu sau: dùng màu hồng đậm để tô cánh sen, màu xanh lá để tô lá sen và màu vàng để tô nhụy sen. Bật mí cách vẽ hoa sen cực đẹp bằng cách tô màu, đó là bạn hãy tô phần vẽ sát viền của cánh và lá đậm màu hơn để tạo hiệu ứng màu nổi.
Tô màu sát viền đậm hơn để bức tranh sống động
Tranh vẽ hoa sen đơn giản
Tranh vẽ hoa sen học sinh tiểu học
Vẽ hoa và lá sen
Cập nhật thông tin chi tiết về Phục Hồi Chức Năng Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ – Cha Mẹ Nên Làm Gì? trên website Tplr.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!