Xu Hướng 9/2023 # Pa Pỉnh Tộp Là Gì? Món Ăn Đặc Trưng Của Dân Tộc Thái Có Gì Đặc Biệt? # Top 11 Xem Nhiều | Tplr.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Pa Pỉnh Tộp Là Gì? Món Ăn Đặc Trưng Của Dân Tộc Thái Có Gì Đặc Biệt? # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Pa Pỉnh Tộp Là Gì? Món Ăn Đặc Trưng Của Dân Tộc Thái Có Gì Đặc Biệt? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Tplr.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. Pa Pỉnh Tộp là gì?

Pa Pỉnh Tộp (cá suối nướng lật úp) là món ăn cổ truyền của dân tộc Thái vùng Tây Bắc. Đây là món ăn quý, rất được trân trọng thường được làm vào mỗi dịp Tết hoặc dùng để đãi khách quý đến thăm. Người Thái có câu: “Gà tơ tần đem đến. Không bằng Pa Pỉnh Tộp đem cho”. Pa Pỉnh Tộp từ lâu đã nổi tiếng là món ăn đặc trưng của ẩm thực dân tộc Thái, được nhiều người biết đến. 

2. Cách chế biến Pa Pỉnh Tộp

Các loại các cá trắm, chép, rô, trôi… to nhỏ đều có thể chế biến được món Pa Pỉnh Tộp. Tuy nhiên, để có được món cá nướng gập nguyên con ngon nhất và dễ làm nhất là cá chép to cỡ 5 lạng trở lên. Bắt cá về làm sạch vảy rồi mổ cá đằng dọc sống lưng thay vì bụng để con cá mềm mại dễ gấp úp lại hơn và phần gia vị nhồi trong bụng cá tiếp xúc với than hồng sẽ toả hương ngấm vào thịt cá. Gia vị ướp trực tiếp vào trong mình cá gồm gừng, sả, rau thơm và đặc biệt là mắc khén và mầm măng của cây sa nhân. Sau khi mổ cá (đằng sống lưng) thì chú ý là tuyệt đối không rửa cá lại bằng nước.

Bên thân ngoài của cá ta rắc muối và mắc khén lên. Pa pỉnh tộp nướng trên lửa than. Khi nướng phải dùng thanh tre kẹp lại để vị cá thêm đậm đà khi các loại gia vị thấm sâu vào từng thớ thịt và tỏa hương thơm. Thịt cá nướng xong thì bên trong thơm, ngọt, khô chắc.

Bí quyết làm món “Pa Pỉnh Tộp”: Ta thái và băm nhỏ các loại gia vị như gừng, sả, hành củ, ớt, rau thơm, cho thêm muối và mắc khén vào, trộn đều lên rồi nhồi hỗn hợp rau thơm cùng các loại gia vị nói trên vào bụng cá và dàn đều ra.

Gấp úp đôi lại sao cho đầu cá và đuôi cá chụm lại với nhau, rắc muối và mắc khén lên thân ngoài của cá rồi kẹp vào gắp nướng. Que gắp nướng (Híp Pỉnh) làm từ cây tre bương dày, tươi càng tốt, chẻ thành đôi hoặc ba, bốn chạc để kẹp cho chắc chắn. Sau đó phải nướng trên than củi gỗ. Nếu nướng trên than cây tre và các loại cây gỗ tạp thì không chín vàng đều và không thơm ngon.

Người ngồi nướng cần phải kiên trì giữ cho chín dần, chín đều, không nóng vội để sát cá vào bếp lửa, cá sẽ cháy bên ngoài mà vẫn chưa đủ độ chín thơm bên trong. Pa pỉnh tộp ngon nhất khi ăn với xôi nếp ta. Pa pỉnh tộp chính là món cá nướng trong tiếng Thái.

3. Các bản văn hóa thưởng thức 

món “Pa Pỉnh Tộp” ngon nhất 

1. Bản văn hóa Pe Luông

Xã Thanh Luông (huyện Điện Biên)

ĐT liên hệ: Ông Ơn: 0230.3952812

2. Bản văn hóa Phiêng Lơi

Xã Thanh Minh (TP. Điện Biên Phủ)

SĐT liên hệ: Ông Trường: 0988090244

3. Bản văn hóa Co Mỵ

Xã Thanh Chăn (huyện Điện Biên)

SĐT: Ông Phương trưởng bản: 0230.3953968 – 0943835577

4. Bản văn hóa Mển

Xã Thanh Nưa (huyện Điện Biên)

SĐT: Ông Nhọt: 0230.3 831522

5. Bản văn hóa Ten

Xã Thanh Xương (huyện Điện Biên)

SĐT: Ông Ún trưởng bản: 0230.3953968

6. Bản văn hóa U Va

Xã Noong Luống (huyện Điện Biên)

SĐT: Ông Chiến: 0984013948

7. Bản văn hóa Him Lam 2

Phường Him Lam, TP. Điện Biên Phủ

SĐT: Ông Trượng trưởng bản: 0168 2581894

8. Bản văn hóa Noong Bua

Phường Noong Bua, TP. Điện Biên Phủ

SĐT: ông Loan trưởng bản: 0230.3720854

Làng Gốm Bàu Trúc – Nét Đặc Trưng Văn Hóa Truyền Thống Dân Tộc Chăm

Vùng đất Ninh Thuận là nơi có nhiều nét văn hóa riêng trong đó có nền văn hóa Chăm đặc sắc góp phần làm phong phú, đa dạng văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa các dân tộc địa phương nói riêng. Người Chăm ở Ninh Thuận vốn được biết đến với rất nhiều nghề truyền thống. Tuy nhiên, trải qua thời gian, nghề truyền thống cũng dần mai một, cho tới nay chỉ còn nghề làm gốm, nghề dệt và một số làng làm nghề thuốc Nam được giữ gìn và phát triển. Ba làng nghề truyền thống của người Chăm được công nhận chính thức gồm 2 làng dệt là Mỹ Nghiệp, Chung Mỹ và làng gốm Bàu Trúc. Trong đó, làng dệt Mỹ Nghiệp và làng gốm Bàu Trúc nằm trong chương trình bảo tồn, phát triển làng nghề và nghề truyền thống của người Chăm cũng là điểm khai thác du lịch văn hóa.

Làng gốm Bàu Trúc nằm ở ven quốc lộ 1A, thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, cách thành phố Phan Rang – Tháp Chàm 10km về hướng nam. Theo dân gian truyền tụng, tổ nghề của gốm Bàu Trúc là ông Poklong Chanh. Hơn ngàn năm trước, ông từ chối làm quan triều đình về làng dạy cho phụ nữ cách lấy đất, nặn rồi nung thành những dụng cụ, vật trang trí trong nhà. Để tỏ lòng biết ơn tổ nghề, người dân làng gốm Bàu Trúc đã lập đền thờ tưởng nhớ và tổ chức cúng tế ông vào dịp lễ hội Katê hàng năm (khoảng từ cuối tháng 9 đến tháng 10 dương lịch).

Nét độc đáo của nghề làm gốm nơi đây là phương pháp thủ công chứa đựng tính nghệ thuật cao. Ở nhiều nơi, người ta dùng bàn xoay để nặn gốm, còn các nghệ nhân gốm Chăm vẫn dùng đôi tay khéo léo để tạo nên những tác phẩm tuyệt vời với mẫu mã phong phú. Ngoài ra, vật liệu cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình tạo tác nên sản phẩm gốm. Đó là một loại đất sét đặc biệt được lấy bên bờ sông Quao, đem về đó đập nhỏ và trộn với cát mịn nhào nhuyễn. Lượng cát được trộn vào tuỳ thuộc theo kích thước và công dụng của mỗi loại sản phẩm. Do đó gốm Bàu Trúc hoàn toàn khác so với gốm của những nơi khác.

Các hoa văn trang trí trên gốm Bàu Trúc là những đường khắc vạch hình sông nước, chấm vỏ sò và hoa văn thực vật; có cả hoa văn móng tay trên vai cổ gốm rất mộc mạc, gần gũi, nhẹ nhàng. Sản phẩm gốm được nung lộ thiên ở nhiệt độ khoảng từ 500 – 6000oC trong vòng 6 giờ, sau đó được lấy ra để phun màu (loại màu này được chiết xuất từ trái dông, trái thị ở trên rừng) rồi được tiếp tục nung lại trong vòng 2 giờ. Vì vậy, gốm Bàu Trúc có màu đặc trưng vàng đỏ, đỏ hồng, đen xám, vệt nâu, tạo thành các sản phẩm gốm độc đáo, mang theo vẻ “lung linh của nền văn hóa Chămpa” với tính độc bản cao, không sản phẩm nào giống sản phẩm nào. Và đó cũng chính là yếu tố quan trọng để nghề làm gốm của người Chăm nổi tiếng, vang xa.

Ngày nay gốm Bàu Trúc phát triển thêm dòng gốm mỹ nghệ được ứng dụng chế tác phong phú hơn phục vụ du lịch và đời sống thẩm mỹ ngày càng cao của đông đảo dân chúng trong cuộc sống hiện đại nhưng vẫn giữ được dáng vẻ và nét đặc sắc riêng. Với khát vọng bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, những nghệ nhân lớn tuổi của làng đã nghiên cứu sáng tạo ra nhiều mẫu mã mới không còn bó hẹp trong các sản phẩm gốm gia dụng nữa. Đến thăm làng gốm, du khách sẽ có dịp khám phá tận mắt quá trình làm gốm cũng như trải nghiệm cảm giác thú vị như một nghệ nhân làm gốm thực thụ, từ đó cảm nhận được cái hồn của văn hóa dân tộc Chăm.

Đăng bởi: Mỹ Trân Nguyễn Ngọc

Từ khoá: Làng gốm Bàu Trúc – Nét đặc trưng văn hóa truyền thống dân tộc Chăm

Các Món Ăn Nhật Bản Đặc Trưng Nhất

Ẩm thực Nhật Bản, hay Washoku, nổi tiếng khắp thế giới không chỉ nhờ hương vị ngon ngọt tươi sống của nguyên liệu mà còn cả sự kỳ công của những người đầu bếp. Mỗi món ăn là một tuyệt tác nghệ thuật, từ những nhát dao cho tới cách bố trí trình bày.

Khác với các quốc gia khác, các món ăn Nhật Bản không lạm dụng quá nhiều gia vị mà chú trọng làm nổi bật hương vị tươi ngon, tinh khiết tự nhiên của món ăn. Hương vị món ăn Nhật thường thanh tao, nhẹ nhàng, hợp với không khí thiên nhiên của mỗi mùa, mang đậm bản sắc riêng.

Bên cạnh hương vị thì cách nấu nướng và trình bày của các đầu bếp Nhật Bản luôn tạo sự hứng thú và thôi thúc khách hàng. Tất cả các khâu đều góp phần tạo nên một tuyệt tác ẩm thực hàng đầu thế giới.

Văn hóa Nhật bản ngoài trà đạo ra chúng ta cần phải nói đến các món ăn của Nhật Bản

Danh sách các món ăn ngon, nổi tiếng ở Nhật Bản nên ăn khi du lịch Các món ăn Nhật Bản: Sushi là quốc hồn quốc túy

Sushi là một món ăn mang đậm nét văn hóa ẩm thực Nhật Bản. Món ăn này như “quốc hồn quốc túy” của Nhật Bản. Sushi có mặt khắp nơi ở xứ phù tang – từ quán ven đường, siêu thị, nhà hàng bình dân, nhà hàng sang trọng phục vụ món ăn này. Sushi được người Nhật Bản quanh năm và thay đổi nguyên liệu theo mùa.

Sushi món ăn mang “quốc hồn quốc túy” của Nhật Bản. Nguồn: Livejapan

Sashimi

Sashimi là món ăn gồm nhiều các loại hải sản. Hải sản sống được thái thành những lát mỏng có kích cỡ khác nhau và bày trí rất đẹp. Món này được ăn cùng với các loại nước chấm như xì dầu, tương, các loại gia vị như mù tạt, gừng, lá tía tô và củ cải trắng thái chỉ.

Cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá saba, cá nóc, mực, bạch tuộc và tôm biển là các loại hải sản trong các món sashimi. Mỗi loại lại mang một vị ngọt hoặc cảm giác mềm, dai, giòn, béo riêng.

Sashimi. Nguồn: Yabai

Sukiyaki

Sukiyaki là một trong các món ăn Nhật Bản được coi là món ăn của ẩm thực gia đình. Cảm giác thật ấm cúng khi cả gia đình ngồi quây quần quanh bếp và gắp cho nhau đồ ăn trong nồi Sukiyaki thơm lừng nghi ngút khói.

Sukiyaki được chế biến ngay tại trên bàn ăn bằng cách nấu chung những lát thịt bò xắt mỏng cùng các loại rau, đậu phụ và mì sợi.

Sukiyaki -món ăn của gia đình. Nguồn: Hirokoliston

Mì Ramen

Ramen là món mì nấu trong nước dùng từ thịt hoặc cá, ăn kèm trứng, nước tương và thịt heo. Ngoài ra, mì ramen còn được dùng với nhiều loại đồ ăn kèm khác nhau như: rong biển khô, chả cá Nhật Bản, trứng, ngô, bắp cải. Nước dùng của món mì này chủ yếu được hầm từ xương heo.

Mì Ramen. Nguồn: Bonappetit

Lẩu Shabu-shabu

Không chỉ là bữa ăn ngon, món ăn truyền thống Nhật Bản đề cao không khí ấm áp khi mọi người cùng ăn lẩu với thịt bò thái lát mỏng cùng hải sản, rau, đậu phụ. Sau khi những lát thịt mỏng được nấu chín, người Nhật sẽ dùng kèm nước sốt ăn với cơm trắng. Khi hết thịt, nước dùng lẩu cũng được sử dụng như canh nóng. Món nước này được nấu từ xương bò và xì dầu, thơm mà thanh đạm khi kết hợp cùng rau nấm.

Lẩu Shabu-shabu. Nguồn: Thehoneycombers

Tonkatsu

Tonkatsu là một món ăn phổ biến tại Nhật Bản, ra đời cuối thế kỷ 19. Món ăn được chế biến từ thịt lợn thăn dày từ 1-2cm với bột chiên. Thịt được làm chín và thái lát thành những miếng vừa ăn, thường được ăn kèm với bắp cải và súp miso. Ta cũng có thể dùng phần thịt lườn và thịt lưng; thịt sẽ được ướp muối, tiêu và được rắc nhẹ một lớp bột mì, sau đó ta nhúng vào trứng và tẩm bột chiên xù trước khi cho vào rán.

Tonkatsu. Nguồn: Wikipedia

Trứng đen ở Owakudani

Theo một truyền thuyết kể rằng, ăn một quả trứng được luộc trong nước của Owakudani thì có thể kéo dài tuổi thọ của một người lên tới 7 năm. Đây cũng là món đặc sản nổi tiếng ở thung lũng núi lửa Owakudani ở Hakone.

Trứng đen là một trong những nét độc đáo của các món ăn Nhật Bản. Những quả trứng kỳ lạ này như đến từ thế giới khác vậy. Thế nhưng sự thật chúng chỉ là những quả trứng gà bình thường. Màu đen này có được là do trứng được luộc trong những hồ nước nóng giàu lưu huỳnh. Địa nhiệt và khí núi lửa nơi đây sẽ thẩm thấu vào vỏ trứng tươi sẽ tạo ra lớp vỏ màu đen bóng. Những quả trứng được ngâm ở nhiệt độ 80 độ C trong suốt một tiếng mới tạo nên màu sắc khác lạ như thế.

Trứng đen – độc đáo ẩm thực Nhật Bản. Nguồn: Travel Star

Ngoài sự khác biệt về màu sắc thì bên trong chúng vẫn như trứng gà luộc thông thường. Tuy nhiên, nhờ hấp thụ khoáng chất tự nhiên từ hồ nước nóng mà lượng dưỡng chất trong trứng nhiều hơn bình thường.

Natto – Đậu nành lên men

Đậu nành lên men là một món ăn truyền thống độc đáo của người Nhật. Nguyên liệu để làm natto là những hạt đậu nành nguyên hạt không tách vỏ. Chúng được luộc chín và lên men ở môi trường 40°C trong vòng 14-18 giờ để thành những hạt đậu có màu nâu, độ nhớt cao và mùi nồng đặc trưng.

Người ta thường đánh giá chất lượng của natto qua độ dài của sợi nhớt. Khi lấy đũa gắp một miếng đậu lên khỏi chén mà sợi nhớt càng dài thì natto càng ngon và vị càng ngọt. Người Nhật thường ăn natto với cơm nóng, nước tương, rong biển phơi khô và trứng gà sống.

Natto. Nguồn: Tsunagujapan

Món ăn Nhật Bản độc đáo: Mì trôi Somen

Mì lạnh là một trong những món mì truyền thống lâu đời ở xứ hoa anh đào. Chắc hẳn bạn sẽ thích thú khi biết được người Nhật có thêm văn hóa Nagashi-somen rất thú vị. Đó là kiểu ăn mì trên ống tre đã xuất hiện từ lâu đời. Dòng nước chảy từ ống tre sẽ đẩy những phần mì trôi xuống. Thực khách phải tinh mắt và nhanh tay để gắp chúng. Mỗi người sẽ có một bát tương để nhúng mì và thưởng thức ngay tại chỗ.

Nagashi Somen một trong các món ăn Nhật Bản hấp dẫn. Nguồn: Japanbyjapan

Sake

Sake là một thứ rượu nhẹ truyền thống nấu từ gạo qua nhiều công đoạn lên men mà người Nhật gọi là Nihonshu. Điểm đặc biệt của rượu Sake là nó có thể uống nguội, ấm hoặc nóng tùy theo mùa và theo loại sake khác nhau.

Sake rượu truyền thống người Nhật gọi là Nihonshu. Nguồn: Thejakartapost sake

Trong mùa Đông, người Nhật rất chuộng uống Sake nóng để làm ấm cơ thể. Trong văn hóa ẩm thực người Nhật, Sake là thứ không thể thiếu và được coi là quốc tửu. Đến du lịch Nhật Bản mà không thưởng thức một chút Sake thì thật đáng tiếc.

Đăng bởi: Vương Thị Lệ Giang

Từ khoá: Các món ăn Nhật Bản đặc trưng nhất

Sân Bay Changi Tại Singapore Có Gì Đặc Biệt?

Dù bạn đang ở Singapore để nối chuyến hay có một hành trình dài hơn thì sự hấp dẫn của Sân bay Changi chắc chắn sẽ khiến bạn mê mẩn.

Đôi nét về Changi Airport

Với vị thế là trung tâm hàng không đẳng cấp thế giới của Singapore, Sân bay Changi là một điểm đến không thể nào quên dành cho du khách. Sở hữu rất nhiều giải thưởng nổi tiếng, sân bay chính của Singapore có rất nhiều hoạt động thú vị, từ mua sắm, ăn uống đến giải trí.

Sân bay bao gồm bốn nhà ga và Jewel Changi, một trung tâm mua sắm mười tầng kết nối liền mạch với các Nhà ga số 1, 2 và 3, kết hợp nghệ thuật, kiến trúc và thiên nhiên vào một cấu trúc duy nhất.

Thiên nhiên nuôi dưỡng

Giống như Singapore, một nơi nổi tiếng trên toàn cầu với cái tên ‘Thành phố trong Vườn’, Sân bay Changi có không gian xanh mướt và những khu vườn tốt tươi dành cho du khách muốn thư giãn và nghỉ ngơi sau một chuyến bay dài.

Để khám phá vẻ đẹp tuyệt vời nhất của những không gian này, hãy dạo bước qua Jewel Changi, và chiêm ngưỡng HSBC Rain Vortex, một thác nước trong nhà cao 40 mét được bao quanh là các loài thực vật nhiệt đới và hơn 2.000 cây xanh.

Những không gian nhỏ hơn nhưng không kém phần duyên dáng, gồm Butterfly Garden ở Nhà ga số 3, Sunflower Garden ở Nhà ga số 2 và Cactus Garden ở Nhà ga số 1, với hơn 100 loài xương rồng và thực vật sống ở vùng khô cằn.

Niềm vui cho cả gia đình

Không có giây phút nào là nhàm chán ở Sân bay Changi. Mỗi nhà ga của sân bay đều có vô số hoạt động thích hợp với gia đình, bao gồm sân chơi trong nhà tại Nhà ga số 1 và 3, cầu trượt cao nhất đảo quốc (nằm ở khu vực công cộng của Nhà ga số 3) và Khu vực dành cho gia đình tại Nhà ga số 2.

Các gia đình có con trong tuổi thanh thiếu niên có thể vui chơi tại Entertainment Corner (Góc giải trí) ở Nhà ga số 4, nơi có các trò chơi Xbox Kinect và máy chơi điện tử xèng cổ, hoặc xem phim tại hai rạp chiếu phim của Changi (nằm ở Nhà ga số 2 và 3).

Hoặc lên tầng cao nhất của Jewel và chơi cùng cả gia đình trong Canopy Park. Không gian rộng 14.000 mét vuông này có rất nhiều điểm tham quan đầy mê hoặc, từ những mê cung trong vườn đến những khu vui chơi phủ đầy sương mù.

Bữa ăn thịnh soạn và thỏa sức mua sắm

Những trải nghiệm giác quan đang chờ đón bạn tại Sân bay Changi, với rất nhiều lựa chọn mua sắm và ẩm thực. Chỉ riêng Jewel Changi đã có hơn 100 nhà hàng, với hơn 30 nhà hàng hoạt động suốt ngày đêm, và cả bốn nhà ga đều có rất nhiều nhà hàng, quán ăn và khu ẩm thực riêng.

Bạn cũng sẽ được trải nghiệm thiên đường bán lẻ của Singapore ở khắp sân bay, với các thương hiệu quốc tế từ Apple đến Zara. Khi ở sân bay, hãy nhớ khám phá các nhãn hiệu địa phương được yêu thích như Supermama.

Các hoạt động ở Sân bay Changi Thỏa sức khám phá nghệ thuật Pokémon Centre Singapore

Đi bắt Pokémon với các em nhỏ tại Pokémon Centre Singapore, trung tâm mua sắm lâu dài duy nhất của thương hiệu này ở bên ngoài Nhật Bản. Các món hàng chính thức bao gồm đồ chơi, văn phòng phẩm và vật phẩm sưu tầm cho người hâm mộ Pokémon ở mọi lứa tuổi.

Changi Experience Studio

Mở mang kiến thức khi trải nghiệm thế giới tinh xảo của ngành hàng không tại Changi Experience Studio. Không gian này có rất nhiều hoạt động tương tác và trải nghiệm giúp bạn hiểu về hoạt động chuyên môn của Sân bay Changi.

Đăng bởi: Tiến Nguyễn Thịnh

Từ khoá: Sân bay Changi tại Singapore có gì đặc biệt?

Mùa Hoa Ở Đà Lạt Có Gì Đặc Biệt?

Được mệnh danh là “thành phố ngàn hoa” hay “thành phố mùa xuân vĩnh cửu”, Đà Lạt chính là điểm đến lý tưởng dành cho những tín đồ yêu hoa. Thành phố mộng mơ này được bao trùm bởi sắc hoa quanh năm. Cùng Focus Asia Travel khám phá những mùa hoa ở Đà Lạt cuối năm  ngay!

Cánh đồng hướng dương

Cánh đồng hoa thuộc khuôn viên của công ty TH True Milk. Cánh đồng hoa này nằm trên ngọn đồi thuộc xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Cách trung tâm thành phố Đà Lạt tầm 30km. Đến đây quý khách có thể hòa mình giữa rừng hoa bạt ngàn. Hãy lưu giữ những khoảnh khắc tuyệt vời nhất của loài hoa này.

Bên cạnh hoa Hướng Dương, cánh đồng hoa này còn có những con đường ngập tràn hoa Dã Quỳ và Cải trắng. Thời điểm nở rộ là khoảng tháng 11,12 và tháng 3, 4 hằng năm. Bạn nên đến vào mùa đông để được tận hượng trọn vẹn rừng hoa “mặt trời” xinh đẹp nhất tại nơi đây.

Bạn nên tranh thủ chụp ảnh hoa nở vào ban sáng hoặc chiều để có được những tấm ảnh đẹp và rực rỡ nhất. Buổi sáng không khí nơi đây se se lạnh. Cộng với cánh đồng hoa hướng dương đẹp ngất ngây đến nao lòng. Đây là cánh đồng được yêu thích và tìm đến thời gian vừa qua. Hiện tại cánh đồng đang được mở cửa cho du khách đến tham quan, chụp ảnh.

Mùa hoa dã quỳ ở Đà Lạt

Nhắc đến du lịch Đà Lạt, đây chắc chắn là loài hoa được mọi người săn đón nhiều nhất vào dịp cuối năm đúng không nào? Không mang mùi thơm nồng nàn như hoa hồng hay hoa cúc, hoa dã quỳ mang một mùi thơm riêng biệt của một loài hoa dại, hoang dã, nhưng vô cùng đặc biệt.

Thông thường, tháng 10 hàng năm chính là khoảnh khắc cả Đà Lạt ngập tràn trong sắc vàng của hoa dã quỳ. Để có những bức ảnh check in đẹp nhất, bạn nên đi săn hoa dã quỳ vào khoảng 9 giờ sáng trở đi. Bởi đây chính là thời điểm mà ánh mặt trời khiến hoa dã quỳ tỏa sáng và lung linh hơn bao giờ hết.

Hoa dã quỳ phủ kín hai bên đường

Những cung đường ngắm mùa hoa ở Đà Lạt đẹp nhất:

Cao tốc Liên Khương – đèo Prenn

Cung đường từ làng hoa Vạn Thành

Đèo Tà Nung

Thị trấn D’ran – Đơn Dương…

Mùa cỏ tuyết ở Đà Lạt

Đồi cỏ tuyết Đà Lạt

Để săn được những hình ảnh chất lượng nhất, bạn phải dậy từ 5 giờ sáng. Sau đó bắt đầu di chuyển đến những khu vực có cỏ tuyết. Hãy nhớ là phải dậy thật sớm và đến đó trược khi mặt trời lên cao nha!

Đồi cỏ tuyết Đà Lạt

Cánh đồng cỏ tuyết xinh đẹp nằm ở bên bờ suối Vàng. Nơi đây nằm ở xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, cách thành phố Đà Lạt chỉ khoảng 20km. Bạn sẽ phải đi qua đoạn đường mòn đất đỏ khá khó khăn. Thế nhưng kết quả của sự vất vả này sẽ vô cùng ngọt ngào đó!

Mùa hoa tam giác mạch ở Đà Lạt

Hoa tam giác mạch

Tại Đà Lạt bạn có thể ngắm nhìn hoa tam giác mạch tại những địa điểm sau:

Đà Lạt Milk cách thành phố Đà Lạt hơn 35km.

Hoa tam giác mạch ở Dalat Milk

Chân đèo Tà Nung cách thành phố Đà Lạt khoảng 18km.

Cánh đồng hoa tam giác mạch tại chân đèo Tà Nung

Đăng bởi: Nguyễn Thị Huỳnh Như

Từ khoá: Mùa hoa ở Đà Lạt có gì đặc biệt?

Đặc Sản Vũng Tàu: Ăn Món Gì? Ăn Ở Đâu

Lẩu cá đuối Vũng Tàu – ăn một lần để rồi đắm đuối

Nhắc đến Vũng Tàu thì không thể không nhắc đến lẩu cá đuối – món ăn chỉ có thể ăn ở Vũng Tàu mới trọn vẹn. Thịt cá đuối mềm ngọt, không xương, nước dùng đậm đà mang chút vị cay nhẹ.

Sau một buổi chiều tắm biển thỏa thích, ngồi bên nồi lẩu bốc hơi nghi ngút, thả từng lát cá đuối kèm những món rau ăn cùng, khi cá chín tới bạn vớt ra chấm với nước mắm đã được nêm nếm chua cay, thịt cá thơm mềm tan trên đầu lưỡi thì còn gì bằng.

Để thưởng thức lẩu cá đuối ngon “đúng vị” tại Vũng Tàu, du khách có thể đến các địa chỉ:

– Lẩu cá đuối Trương Công Định: số 40-44 Trương Công Định, TP. Vũng Tàu

– Lẩu cá đuối Út Mười: số 34 Trương Công Định, TP Vũng Tàu

– Lẩu cá đuối Nguyễn Trường Tộ: 43 Nguyễn Trường Tộ, phường 3, TP. Vũng Tàu

Bánh khọt Vũng Tàu – giòn thơm hương gạo

Bánh khọt Vũng Tàu là món ăn đã từng lọt top những món ăn ngon nhất thế giới trong cuộc bình chọn tại lễ hội ẩm thực đường phố quốc tế diễn ra ở Singapore năm 2013.

Bánh được nướng giòn trên các khuôn tròn nhỏ chỉ cỡ ba ngón tay, thực khách có thể vừa cạy bánh lên vừa ăn kèm với các loại rau như xà lách, rau thơm, cải bẹ,… chấm với nước sốt chua ngọt. Vỏ bánh giòn xốp vàng ươm, nhân tôm dai ngọt và mỡ hành béo, sau sống tươi ngon quyện trong món nước sốt đầy ắp những tôm, cà chua, đu đủ, chỉ cần nhìn thôi đã khiến thực khách không thể cưỡng lại chứ đừng nói đến việc thưởng thức.

  Gợi Ý: Ngoài hải sản và các món đặc sản nổi tiếng, chắc hẳn nhiều bạn chưa biết hết thảy các địa điểm ăn uống Vũng Tàu với danh sách đầy đủ được liệt kê ở link đây đâu!

Bánh khọt Cô Ba Vũng Tàu hay bánh khọt Gốc Vú Sữa Vũng Tàu là những cái tên mà dân “ghiền” đồ ăn ngon ở xứ này không thể không biết đến. Du khách đến đây có thể ghé các địa điểm thưởng thức món đặc sản này như:

– Bánh khọt Gốc Vú Sữa: 14 Nguyễn Trường Tộ, phường 2, TP. Vũng Tàu

– Bánh khọt Cô Ba Vũng Tàu: số 1 Hoàng Hoa Thám, phường 3, TP. Vũng Tàu

– Bánh khọt Cây Sung: 19 Hoàng Hoa Thám, phường 3, TP. Vũng Tàu

– Bánh khọt Cô Hai: 17 Hoàng Hoa Thám, phường 3, TP. Vũng Tàu

OCA Cacao & Chocolate – Nếm Thử Hương Vị Socola Vũng Tàu

Socola thanh các vị: cam, tiêu, muối,… của OCA được rất nhiều khách du lịch chọn mua

Bánh bông lan trứng muối Vũng Tàu – món quà vặt chiều lòng thực khách

Đã đến Vũng Tàu thì nhất định phải thưởng thức bông lan trứng muối. Để làm được những chiếc bông lan trứng muối mềm xốp nhân trứng muối béo ngậy khiến người ta chỉ muốn nuốt luôn cả lưỡi thì người đầu bếp làm bánh phải hết sức tinh tế trong việc chế biến, căn chỉnh nguyên liệu. Những chiếc bông lan bé xinh nóng hổi vừa ra lò đến tay thực khách, cắn một miếng bánh xốp mềm, nhân trứng muối ngậy thơm quyện với vị phomai, du khách đến Vũng Tàu sẽ phải tấm tắc vì hương vị thơm ngon đậm chất miền biển khiến ta nhớ mãi không quên.

Để thưởng thức món bông lan trứng muối ăn mãi không chán hoặc mua về làm quà, các bạn có thể đến những địa chỉ:

– Bánh bông lan trứng muối Gốc Cột Điện: 17B Nguyễn Trường Tộ, phường 2, TP Vũng Tàu

– Bánh bông lan Thọ: 14B Nguyễn Trường Tộ , phường 2, TP. Vũng Tàu

– Bánh Bông Lan Trứng Ngọc Hiệp: 11 Đồ Chiểu, TP. Vũng Tàu

Các món hải sản: ốc, sò, ghẹ, tôm 

Bất cứ vùng biển nào cũng sẽ có các món ăn vặt từ hải sản phục vụ du khách buổi đêm. Đến với Vũng Tàu, bạn sẽ được lạc lối trong cơ man hàng hằng sa các món ăn vặt này với hương vị hấp dẫn, tươi ngon mà giá cả lại rất bình dân, phù hợp với túi tiền: ốc len xào dừa, ốc mỡ xào me, ốc hấp, ốc cháy tỏi, ghẹ rang muối ớt, hàu nướng phô mai, mực sữa chiên giòn,..

insta chloe.phung20

Việc của bạn chỉ là ghé vào quán và chờ đợi trong chốc lát, chỉ ít phút sau những đĩa hải sản thơm ngon, đầy ắp sẽ được bưng ra, nóng hổi cho bạn thưởng thức đến lúc no căng bụng mà chẳng tốn bao tiền.

– Quán ốc Tự Nhiên: 32 Lê Quý Đôn, TP. Vũng Tàu

– Quán ốc Hiền: 161/33 Trương Công Định, phường 3, TP. Vũng Tàu

– Quán ốc Thiên Nhiên: 245 Trương Công Định, phường 3, TP. Vũng Tàu

– Khu ốc 5 tầng: A12 Nguyễn Thái Học, TP. Vũng Tàu

Một số đặc sản Vũng Tàu khác bạn không nên bỏ qua Chả cá Vũng Tàu

Chả cá Vũng Tàu nổi tiếng vì vừa dai ngon, thơm ngọt vị cá, đậm vị tiêu. Từ lâu chả cá Vũng Tàu đã được ưa chuộng và sử dụng như một món đặc sản Vũng Tàu mang về làm quà cho bạn bè, người thân. Bạn có thể tìm được chả cá ngon Vũng Tàu tại các chợ hải sản như chợ Cô Giang trên đường Cô Bắc, chợ Bến Đá trên đường Trần Phú hay chợ Bến Đình trên đường Lê Lợi, TP. Vũng Tàu.

Gỏi cá mai Vũng Tàu

Cá mai thịt vừa dai vừa mềm thích hợp để làm gỏi, qua bàn tay chế biến của người đầu bếp, món gỏi cá mai Vũng Tàu cũng nức tiếng gần xa không thua kém gì những món hải sản khác của Vũng Tàu, để thưởng thức gỏi cá mai bạn có thể ghé qua các địa điểm: Quán Vườn Xoài Vũng Tàu – 34/5 Hoàng Hoa Thám, Vũng Tàu hoặc Quán Bảy Chuyến ở số 33 Phan Bội Châu, TP Vũng Tàu.

Bánh tiêu Vũng Tàu

Nếu bạn đến Vũng Tàu trong một ngày hè khá oi bức, đừng quên ghé qua 416 Trần Phú, TP. Vũng Tàu để thưởng thức món kem Alibaba – được mệnh danh là món ăn vặt ngon “khó cưỡng tại Vũng Tàu” và cũng để xóa tan đi cái nắng nóng của thành phố biển. Chiều về ngồi ngắm hoàng hôn trong một quán café view biển Vũng Tàu, bạn sẽ thấy bao ngột ngạt ngày hè cũng đều tan biến.

Đăng bởi: Nguyễn Thị Bích Trâm

Từ khoá: Đặc Sản Vũng Tàu: Ăn Món Gì? Ăn Ở Đâu

Cập nhật thông tin chi tiết về Pa Pỉnh Tộp Là Gì? Món Ăn Đặc Trưng Của Dân Tộc Thái Có Gì Đặc Biệt? trên website Tplr.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!