Xu Hướng 9/2023 # Nhà Thờ Giáo Xứ Cái Bè, Ngôi Nhà Thờ Cổ Kính Tuyệt Đẹp Ở Tiền Giang # Top 18 Xem Nhiều | Tplr.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Nhà Thờ Giáo Xứ Cái Bè, Ngôi Nhà Thờ Cổ Kính Tuyệt Đẹp Ở Tiền Giang # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Nhà Thờ Giáo Xứ Cái Bè, Ngôi Nhà Thờ Cổ Kính Tuyệt Đẹp Ở Tiền Giang được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Tplr.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nhà thờ giáo xứ Cái Bè của tỉnh Tiền Giang là ngôi nhà thờ Công giáo cổ kính có kiến trúc Roman thu hút, tháp chuông cao nhất và có địa thế đẹp nhất trong các nhà thờ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Nhà thờ giáo xứ Cái Bè, hay nhà thờ Cái Bè, nằm ở thị trấn Cái Bè, thuộc huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Với địa thế hướng mặt ra chợ nổi Cái Bè, đối diện là sông Cái Bè, nhà thờ Cái Bè nổi bật giữa một vùng sông nước, thuyền bè tấp nập.

Nhà thờ Cái Bè do linh mục Adophe Keller người Đức và các tín đồ giáo xứ Cái Bè xây dựng trong thời gian năm 1929-1932. Với lối kiến trúc Roman – kiến trúc thiên về kiểu mái vòm cong với các khối cột thể hiện nét tinh xảo và đặc sắc mang hơi hướng của kiến trúc La Mã cổ đại, nhà thờ Cái Bè được xây bằng bê tông cốt thép đúc đá, mặt bằng có hình thánh giá (chữ thập) với hai cánh ngang cân đối, gồm một lòng chính và hai lòng phụ, trong một khuôn viên rộng rãi và mát mẻ.

Một điểm đặc biệt, ở mặt chính diện của nhà thờ Cái Bè, trên hai cửa bên được đắp nổi hoa văn trang trí hình giàn nho với các chùm nho và lá nho rất lạ mắt và độc đáo. Ngoài ra, phần tháp chuông trong nhà thờ có bộ chuông lớn gồm 4 trái, được đúc tại Pháp vào năm 1931 bằng kỹ thuật thiết kế quả lắc chuông và thanh treo chuông rất tiên tiến. Được biết, bộ chuông của nhà thờ Đức Bà (Sài Gòn) do một hãng khác đúc thua xa về mặt kỹ thuật thiết kế quả lắc so với bộ chuông trong nhà thờ Cái Bè.

Kiến trúc Roman thu hút, tháp chuông cao nhất cùng với địa thế đẹp nhất trong các nhà thờ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhà thờ Cái Bè là một điểm đến không thể bỏ qua đối với du khách khi có dịp đến thăm xứ Cái Bè, Tiền Giang.

Mặt tiền nhà thờ Cái Bè

Mặt bằng nhà thờ Cái Bè có hình thánh giá với hai cánh ngang cân đối.

Nếu nhìn từ trên cao, nhà thờ Cái Bè sẽ như một dấu chữ thập khổng lồ.

Tháp chuông trong nhà thờ có bộ chuông lớn gồm 4 trái, được đúc tại Pháp vào năm 1931 bằng kỹ thuật thiết kế quả lắc chuông và thanh treo chuông rất tiên tiến. Được biết, bộ chuông của nhà thờ Đức Bà (Sài Gòn) do một hãng khác đúc thua xa về mặt kỹ thuật thiết kế quả lắc so với bộ chuông trong nhà thờ Cái Bè.

Dưới chân tháp chuông là một hầm chứa nước khá lớn nhằm khuếch đại âm thanh của tiếng chuông.

Ở mặt chính diện của nhà thờ Cái Bè, trên hai cửa bên được đắp nổi hoa văn trang trí hình giàn nho với các chùm nho và lá nho rất lạ mắt và độc đáo.

Hành lang phía trước nhà thờ Cái Bè

Bên trong nhà thờ có mái vòm cao và được chia múi với những hoa văn đơn giản mà tinh tế.

Các tượng Công giáo trong khuôn viên nhà thờ Cái Bè.

Con đường trước mặt cổng chính nhà thờ Cái Bè, bên cạnh là sông Cái Bè.

Một góc nhà thờ Cái Bè nhìn từ bên hông.

Góc sông Cái Bè

*** Bài viết có sử dụng tư liệu được tổng hợp và biên tập lại từ nhiều nguồn trên Internet, mang giá trị tham khảo.

Đăng bởi: Bùi Đạt

Từ khoá: Nhà thờ giáo xứ Cái Bè, ngôi nhà thờ cổ kính tuyệt đẹp ở Tiền Giang

Nhà Thờ Núi Nha Trang: Kiến Trúc Tôn Giáo Đậm Nét Đẹp Cổ Kính

Cùng chúng mình khám phá nhà thờ Núi, nét đẹp kiến trúc cổ với lịch sử hơn 80 năm mà bạn không nên bỏ lỡ khi du lịch Nha Trang.

Nhà thờ Núi Nha Trang: Kiến trúc tôn giáo đậm nét đẹp cổ kính

Du lịch Nha Trang đã quá nổi tiếng với những bãi biển cát trắng phau hay những hòn đảo xanh mát tuyệt đẹp. Tuy nhiên khi du lịch Nha Trang ngay tại trung tâm thành phố Nha Trang còn có một điểm đến chắc chắn mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị, đó là nhà thờ Núi với lịch sử hơn 80 năm tuổi.

Ảnh: Khoa Trần

nhà thờ Núi còn là một công trình kiến trúc hoàn toàn bằng đá cổ kính tuyệt đẹp và là niềm tự hào của bà con giáo dân tại Nha Trang. Khi đến đây bạn sẽ hoàn toàn bị bất ngờ trước nét đẹp yên bình và trang nghiêm của nơi đây.

Không chỉ đơn thuần là một nhà thờ,còn là một công trình kiến trúc hoàn toàn bằng đá cổ kính tuyệt đẹp và là niềm tự hào của bà con giáo dân tại Nha Trang. Khi đến đây bạn sẽ hoàn toàn bị bất ngờ trước nét đẹp yên bình và trang nghiêm của nơi đây.

Toàn cảnh Nhà thờ Núi. Ảnh: Nguyễn Quốc Bảo

Nhà thờ nằm nổi bật trên một ngọn núi nhỏ

Ảnh: momochee_

Nhà thờ Núi có tên gọi chính thức là Nhà thờ chính tòa Kito Vua, đây là một nhà thờ nổi tiếng ở Nha Trang nằm trên ngọn núi nhỏ, tọa lạc tại số 1 đường Thái Nguyên, phường Phước Tân, thành phố Nha Trang. Nhà thờ còn hay được dân trong vùng gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như: nhà thờ Đá, nhà thờ Ngã Sáu.

Nhà thờ Núi nhìn từ trên cao

Ảnh: ooi_justin

Một buổi lễ bên trong nhà thờ

Nhà thờ Núi được xây dựng từ năm 1928 và hoàn thành vào năm 1933. Linh mục Louis Vallet (1869 – 1945) là người đã thành lập Giáo xứ Nha Trang và tiến hành cho xây dựng nhà thờ Núi nhằm mục đích phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của người dân khi ấy.

Ảnh: Nguyễn Chung

Ảnh: linghsuu

Kiến trúc tuyệt đẹp bên trong nhà thờ

Điểm làm nên thu hút của nhà thờ Núi chính là được xây dựng bằng những khối đá lập thể, khu thánh đường mang đậm phong cách kiến trúc Gothic, mang dáng dấp của những thành quách uy nghiêm và cuốn hút thời La Mã cổ đại.

Các thiết kế trên ô cửa sổ đón ánh sáng tạo nên màu sắc tuyệt đẹp

Điểm ấn tượng của nhà thờ đó là khu vực tháp chuông với hai quả chuông bằng đồng được hãng chuông nổi tiếng của Pháp Bourdon Carillond chế tác. Một quả âm mi giáng và một quả âm đô và la, khi gióng lên âm thanh, vang vọng khắp vùng. Đặc biệt, trên tháp chuông có gắn một chiếc đồng hồ lớn, 4 mặt hướng 4 phía.

Các bức tượng thờ bên trong khuôn viên nhà thờ

Ảnh: Nguyễn Chung

Các thiết kế đón ánh sáng cực thú vị

Đăng bởi: Vũ Tiến Đạt

Từ khoá: Nhà thờ Núi Nha Trang: Kiến trúc tôn giáo đậm nét đẹp cổ kính

Nhà Thờ Matthias: Nhà Thờ Công Giáo Nổi Tiếng Nhất Budapest, Hungary

Giới thiệu về nhà thờ Matthias Hungary

Nhà thờ Matthias được đánh giá là một trong những nhà thờ đẹp nhất ở Budapest và cũng là một trong những kiến trúc nhà thờ độc đáo hàng đầu châu Âu. Công trình này đã được đưa vào phục vụ người dân từ năm 1015, do vị Vua đầu tiên của Hungary thành lập.

Toàn cảnh nhà thờ Matthias Hungary

Nhà thờ Matthias là một phần của quần thể lâu đài Buda, tọa lạc trên một ngọn đồi (Bờ Tây sông Danube), trên quảng trường Chúa Ba Ngôi (Szentharomsag ter), phía trước Pháo đài Ngư dân (Halaszbastya).

Đây là một trong những nhà thờ đẹp nhất Budapest. @vesaana

Công trình này có nội thất rất ngoạn mục với màu sắc lấy cảm hứng từ chủ nghĩa phương Đông và chủ nghĩa lịch sử lãng mạn. Bầu không khí kỳ lạ và huyền bí của nhà thờ kết hợp với những đặc điểm tân Gothic khiến cho nó có sự khác biệt so với những nhà thờ khác. Phòng trưng bày ở đây có những di tích thiêng liêng và các tác phẩm chạm khắc đá thời trung cổ cùng với những bản sao của vương miện hoàng gia Hungary và đồ trang sức đăng quang.

Lịch sử nhà thờ Matthias

@travellinghanstylesolo

Nhà thờ Matthias có tên chính thức là Nhà thờ Đức Bà, được đặt theo tên phổ biến của Vua Matthias, người đã ra lệnh chuyển đổi tòa tháp phía Nam ban đầu của nó. Nhà thờ là nơi diễn ra một số lễ đăng quang, trong đó có lễ đăng quang của Charles IV vào năm 1916 (vị Vua cuối cùng của Habsburg). Đây cũng là nơi tổ chức hai đám cưới của Vua Matthias (lễ cưới đầu tiên của Catherine xứ Podebrady và sau khi bà qua đời là của Beatrice xứ Naples).

Tên nhà thờ được đặt theo tên gọi phổ biến của Vua Matthias. @harshitashyam

Trong suốt một thế kỷ rưỡi chiếm đóng của Thổ Nhĩ Kỳ, phần lớn kho báu giáo hội của nhà thờ đã được chuyển đến Pressburg (Bratislava ngày nay) và sau khi chiếm được Buda vào năm 1541, nhà thờ trở thành nhà thờ Hồi giáo chính của thành phố. Những bức bích họa trang trí công phu trước đây tô điểm cho các bức tường của tòa nhà đã được quét vôi trắng và đồ đạc bên trong bị loại bỏ.

@grellaa_98

Năm 1686, trong cuộc bao vây Buda của Holy League, một bức tường của nhà thờ Matthias đã bị sập do trúng đạn đại bác. Lúc đó người ta phát hiện ra có một bức tượng Đức Mẹ bằng vàng mã cũ được giấu sau bức tường. Khi tác phẩm điêu khắc Đức mẹ đồng trinh Mary xuất hiện trước những người Hồi giáo đang cầu nguyện thì tinh thần của quân trấn thủ trùng xuống.

Một bức tường của nhà thờ đã bị sập trong quá khứ. @siquieresviajamos

Mặc dù sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bị trục xuất vào năm 1686, chính quyền đã cố gắng khôi phục lại nhà thờ theo phong cách Baroque thế nhưng điều này không được thực hiện đúng yêu cầu. Mãi cho đến khi vào thời kỳ bùng nổ kiến trúc vào cuối thế kỷ 19, tòa nhà mới lấy lại được phần lớn vẻ đẹp tráng lệ. Kiến trúc sư chịu trách nhiệm thiết kế cho nhà thờ là Frigyes Schulek.

Di chuyển đến nhà thờ Matthias

Xe bus: Bắt xe bus 16A ở những tuyến tàu điện ngầm M1, M2, M3 xuất phát từ Quảng trường Deak hoặc lên xe bus 16A ở quảng trường Szell Kalman.

Funicular: Đây là một loại tàu nhỏ xuất hiện khá thường xuyên tại Thủ đô Budapest. Nếu muốn đến nhà thờ Matthias thì hãy bắt chuyến tàu từ quảng trường Clark Adam đến Castle Hill.

Giờ mở cửa của nhà thờ Matthias

Tàu Funicular

Giờ mở cửa của nhà thờ Matthias có thể thay đổi vì những lễ nghi tôn giáo.

Giờ hoạt động:

Thứ 2 – thứ 6: 9h00 – 17h00.

Thứ 7: 9h00 – 13h00 (một số ngày thứ 7 sẽ mở cửa đến 17h00)

Chủ Nhật: 13h00 – 17h00.

Vào những ngày lễ tôn giáo sẽ có khung giờ mở cửa khác nhau.

Kiến trúc nhà thờ Matthias

@instawalk.eu

Mặt chính của nhà thờ Matthias nhìn ra quảng trường Chúa Ba Ngôi và quay về hướng Tây. Ở phần trung tâm của mặt tiền là cổng, ở trên đó có một cửa sổ hoa hồng kiểu Gothic. Trước lối vào chính có cột Chúa Ba Ngôi. Ở góc Tây Nam của nhà thờ có một tháp chuông lớn với tổng chiều cao tính từ nền nhà là 78,16m và 76,57m tính từ vỉa hè. Tháp chuông ở Matthias được xem là tòa nhà cao nhất của lâu đài Buda. Ở phía bắc của mặt tiền chính được trang trí bằng một tháp thấp của Vua Bela.

Tháp chuông của nhà thờ là công trình cao nhất của lâu đài Buda. @maria.k_s

Một lối vào khác của nhà thờ nằm ​​ở phía nam. Từ góc nhìn này, mái nhà được lợp bằng ngói của nhà máy PEC nổi tiếng “Zsolnay” nhìn rất bắt mắt, đặc biệt dưới sự chiếu sáng của áng nắng mặt trời tạo nên màu sắc tươi sáng và hiệu ứng ảnh khảm. Gần góc Đông Nam của nhà thờ, ngay phía trước Pháo đài của ngư dân là một tượng đài – một bức tượng cưỡi ngựa bằng đồng được đúc để dành riêng cho Thánh Stephen I (Szent Istvan szobra). Bức tượng được đúc vào năm 1906.

Bức tượng cưỡi ngựa ở gần nhà thờ

Về hình thức, nhà thờ Matthias có hình chữ nhật không đều với hình chóp nhô ra. Công trình có ba gian, trong đó gian giữa được ngăn cách với các hàng cột lớn bên cạnh. Các gian ở bên có một số nhà nguyện nhỏ, trong số đó đặc biệt đáng chú ý là nhà nguyện của Thánh Stephen được trang trí lộng lẫy.

Nhà thờ Matthias được trang trí vô cùng lộng lẫy @gabi.domenico

Hầu như toàn bộ nội thất của nhà thờ có vào cuối thế kỷ 19, trong quá trình tái thiết và phục hồi quy mô lớn. Những đồ trang trí chính ở đây là: bục giảng bằng đá sa thạch có bề mặt được bao phủ hoàn toàn bằng các bức trang trang trí theo phong cách trang trí La Mã, cửa sổ kính màu và tranh treo tường do các nghệ sĩ Hungary thực hiện.

Trong các bức tường của nhà thờ có một bảo tàng nghệ thuật tôn giáo dẫn đến một hầm mộ thời trung cổ. Phòng trưng bày chứa một số di tích thiêng liêng, chữ khắc trên đá thời trung cổ cũng như các bản sao của vương miện và đồ trang sức đăng quang của Hoàng gia Hungary.

Các buổi hòa nhạc ở nhà thờ Matthias

@hollnelsonn

Nhà thờ Matthias không chỉ là một trong những điểm tham quan về kiến trúc,văn hóa, lịch sử mà còn là nơi tổ chức các buổi hòa nhạc cổ điển. Các buổi hòa nhạc này diễn ra hàng tháng trong suốt cả năm với giá vé rất phải chăng. Điều đặc biệt là các buổi trình diễn này do ban nhạc nổi tiếng nhất Hungary (Dàn nhạc thính phòng Virtuosi Hungary) trình bày.

Những điểm tham quan xung quanh nhà thờ Matthias Tòa nhà Quốc hội Hungary

Các buổi tòa nhạc tại Matthias nhận được sự quan tâm của công chúng

Tòa nhà Quốc hội Hungary chính thức được thi công xây dựng vào năm 1902 và trở thành kiến trúc tòa quốc hội lớn thứ 3 thế giới. Nằm bên bờ sông Danube, công trình này rất nổi bật nhờ lối kiến trúc Phục hưng Gothic đồ sộ. Nó không chỉ có kiến trúc tuyệt đẹp và còn mang nhiều ý nghĩa về chính trị, lịch sử. Đến đây, bạn có thể vào bên trong để chiêm ngưỡng nội thất hào nhoáng. Khu vực bên ngoài có 1 tượng đài dành cho những nạn nhân thiệt mạng trong cuộc chiến tranh năm 1956 ở Hungary và 1 quảng trường mới được cải tạo.

Pháo đài của ngư dân

Tòa nhà Quốc hội Hungary. @peter.rajkai

Pháo đài của ngư dân là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất Budapest. Đây là một lâu đài cổ tích nổi tiếng với tầm quan sát toàn cảnh ngoạn mục ra sông Danube và tòa nhà Quốc hội. Công trình này được xây dựng vào năm 1902 theo lối kiến trúc tân La Mã và tân Gothic. Điều đặc biệt là du khách sẽ không mất một khoản phí nào khi vào pháo đài này tham quan và ngắm cảnh.

Lâu đài Buda

Pháo đài của ngư dân. @ah_amela

Lâu đài Buda là một trong những Di sản thế giới được UNESCO công nhận của Budapest. Công trình này được xây dựng vào thế kỷ 13 và cho đến nay kiến trúc của nó cũng đã có một vài sự thay đổi so với ban đầu. Kiến trúc hiện tại có sự kết hợp của phong cách Baroque Revival, Baroque và Trung cổ. Phòng trưng bày Quốc gia Hungary hiện đang được đặt tại lâu đài Buda.

Lâu đài Buda

Mặc dù đã phải chịu tổn thất khá nặng nề do chiến tranh nhưng nhà thờ Matthias ở Hungary vẫn giữ gìn được những nét đặc sắc của kiến trúc ban đầu. Đây là một công trình tuyệt đẹp, nơi du khách có thể tận hưởng một chuyến tham quan thú vị, đồng thời được tìm hiểu rõ hơn về kiến trúc châu Âu.

Ảnh: Internet

Đăng bởi: Chầm Nông Văn

Từ khoá: Nhà thờ Matthias: nhà thờ Công giáo nổi tiếng nhất Budapest, Hungary

Ở Nhà Cổ, Thăm Loạt Nhà Thờ Đẹp Như Châu Âu Ở Nam Định

Những bức hình check-in tại các nhà thờ ở Nam Định sẽ khiến nhiều người ngỡ bạn đang đi du lịch nước ngoài. 

Ở nhà cổ, thăm loạt nhà thờ đẹp như châu Âu ở Nam Định

Cách Hà Nội khoảng 130 km, huyện Hải Hậu, Xuân Trường (Nam Định) sở hữu nhiều cảnh đẹp, làng nghề thú vị, đặc biệt là những nhà thờ cổ kính. Số lượng công trình tôn giáo nhiều tới nỗi bạn chỉ cần đi một vài km là lại thấy thấp thoáng những chiếc thánh giá, tháp chuông cao vút vươn lên trời cao. Giáo xứ Đền Thánh Quần Phương là một trong những công trình đồ sộ bậc nhất ở đây.

Công trình được giữ gìn và bảo tồn với màu sơn vàng xen với các chi tiết trang trí màu đỏ. Khuôn viên và không gian bên trong thánh đường rộng rãi đủ cho hàng nghìn giáo dân tham gia làm lễ.

Nhà thờ chính tòa Bùi Chu được giám mục người Tây Ban Nha Wenceslao Onate Thuận chủ trì xây dựng vào năm 1884. Trải qua hơn 100 năm, công trình đã qua hai lần trùng tu vào năm 1974 và 2000. Tuy nhiên, nhà thờ vẫn bị xuống cấp nặng nề khiến các giáo dân lo lắng.

Không gian bên trong nhà thờ thoáng rộng với mái làm từ vôi trộn rơm, tạo vòm cong thoáng nhẹ. Hàng chục cột gỗ dựng trên bệ đá chống đỡ nhà thờ.

Nằm ngay bên cạnh nhà thờ chính tòa Bùi Chu là Đại chủng viện Bùi Chu với kiến trúc hiện đại hơn. Được khởi công xây dựng cách đây 10 năm, không gian của Đại chủng viện dịu mát với rất nhiều cây xanh.

Nếu có thời gian, bạn hãy thong thả dạo bước chiêm ngưỡng những bức tượng, tác phẩm điêu khắc tỉ mỉ ở nơi đây. Mỗi khu vực đều thể hiện một triết lý, tích riêng trong Kinh thánh.

Do các nhà thờ ở khá gần nhau, bạn có thể thuê xe đạp hoặc xe máy để khám phá các nhà thờ trong vùng. Một công trình nhà thờ với màu sơn khác biệt ở làng Phạm Pháo.

Làng Phạm Pháo cũng nổi tiếng với nghề làm và sửa chữa kèn đồng. Du khách có thể ghé gia đình làm kèn trong làng, ngắm nhìn hàng trăm nhạc cụ được bày bán ở đây. Bạn có thể trổ tài với một chiếc kèn khổng lồ có giá lên tới hàng chục triệu đồng.

Nhà thờ đổ Hải Lý dù không còn nguyên vẹn nhưng thu hút rất đông du khách vào ban ngày. Nếu tới đây vào buổi sớm mai, bạn sẽ cảm nhận được không gian bình yên giữa những tia nắng ban mai và làn gió mát từ biển thổi vào.

Nếu muốn khám phá được nhiều công trình, thư thái chụp ảnh, hóng gió biển, bạn nên đặt phòng trọ qua đêm ở Hải Hậu. Phòng khách sạn thông thường như Công Đoàn, Hải Âu có giá khoảng 500.000 đồng một đêm. Nếu thích hòa mình vào cuộc sống của người dân bản địa, bạn có thể lựa chọn ở trong homestay được dựng từ nhà cổ như Ecohost Hải Hậu với mức giá khoảng 2 triệu đồng cho phòng có 6 người.

Các homestay bản địa có dịch vụ ăn sáng, tour đưa khách du lịch đi tham quan các nhà thờ, nơi làm kèn đồng, xem múa rối nước, đan lưới. Bạn cũng có thể mượn xe đạp, trò chuyện với chủ nhà để tìm hiểu về phong tục địa phương, các món đồ cổ trong ngôi nhà.

Theo Ban Mai/Ngôi sao

Đăng bởi: Hoàng Trọng Phong

Từ khoá: Ở nhà cổ, thăm loạt nhà thờ đẹp như châu Âu ở Nam Định

Trường Mầm Non Tân Hưng – Cái Bè, Tiền Giang

Trường Mầm Non Tân Hưng

0

/ 5

(0 đánh giá)

Trường mầm non – Tiền Giang

Địa chỉ: Xã Tân Hưng, TT. Cái Bè, Cái Bè, Tiền Giang

Giờ hoạt động:

Thứ Hai, Thứ Ba, Thứ Tư, Thứ Năm, Thứ Sáu, Thứ Bảy: 08:00 đến 17:00

Chủ Nhật: Đóng cửa

Trường Mầm Non Tân Hưng là một trong những Trường mầm non tại Tiền Giang, có địa chỉ chính xác tại Xã Tân Hưng, TT. Cái Bè, Cái Bè, Tiền Giang.

Trường Mầm Non Tân Hưng – Mã số thuế 1202305436

Thông tin doanh nghiệp Trường Mầm Non Tân Hưng, Mã số thuế 1202305436, Địa chỉ: ấp 1, xã Tân Hưng – Xã Tân Hưng – Huyện Cái Bè – Tiền Giang

Trường Mầm Non Tân Hưng – Huyện Cái Bè, Tiền Giang Mã số thuế: 1202305436, chủ sở hữu: Bùi Thị Thủy. Điện thoại: 0733920773.

Thứ Hai, Thứ Ba, Thứ Tư, Thứ Năm, Thứ Sáu, Thứ Bảy: 08:00 đến 17:00

Chủ Nhật: Đóng cửa

Thị xã Cai Lậy, Huyện Cái Bè và Huyện Cai Lậy là 3 quận huyện gần nhất đến với Trường Mầm Non Tân Hưng. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo khoảng cách khác của quận huyện thuộc Tiền Giang. Lưu ý thời gian đi dự kiến có thể sẽ thay đổi tuỳ vào tình hình giao thông.

Đi từ trung tâm Khoảng cách Xe máy Xe ô tô

Huyện Cái Bè 9.92 km 24 phút 20 phút

Thị Xã Cai Lậy 7.18 km 22 phút 19 phút

Huyện Cai Lậy 15.9 km 38 phút 32 phút

Huyện Châu Thành 36.01 km 86 phút 72 phút

Huyện Chợ Gạo 47.45 km 114 phút 95 phút

Thị Xã Gò Công 70.98 km 170 phút 142 phút

Huyện Gò Công Đông 78.57 km 189 phút 157 phút

Huyện Gò Công Tây 62.98 km 151 phút 126 phút

Thành Phố Mỹ Tho 35.05 km 84 phút 70 phút

Huyện Tân Phú Đông 74 km 178 phút 148 phút

Huyện Tân Phước 30.68 km 74 phút 61 phút

Để đặt lịch hẹn hoặc liên hệ với Trường Mầm Non Tân Hưng bạn có thể gọi trực tiếp vào hotline của trường, đến trực tiếp địa chỉ hoặc truy cập vào website để biết thêm chi tiết.

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: Xã Tân Hưng, TT. Cái Bè, Cái Bè, Tiền Giang

Trường Mầm non Long Hưng

Khoảng cách: 71.58 km

0

(0)

Trường mầm non

Long Hưng, Gò Công, Tiền Giang

Trường Mầm Non An An

Khoảng cách: 34.79 km

4

(1)

Trường mầm non

146 Lê Văn Phẩm, Phường 5, Thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang

Trường Mầm Non Vĩnh Kim

Khoảng cách: 23.61 km

0

(0)

Trường mầm non

Vĩnh Kim, Châu Thành, Tiền Giang

Trường Mầm Non Tư Thục Hoa Lan

Khoảng cách: 69.79 km

0

(0)

Trường mầm non

Số 39 Đồng Khởi, Phường 4, Gò Công, Tiền Giang

Trường mẫu giáo Bình Minh

Khoảng cách: 70.77 km

4.5

(2)

Trường mầm non

Thủ Khoa Huân, Phường 2, Gò Công, Tiền Giang

Trường Mầm non Phú Đông

Khoảng cách: 74.15 km

5

(1)

Trường mầm non

Phú Đông, Tân Phú Đông, Tiền Giang

Hotline chính thức của Trường Mầm Non Tân Hưng tại Tiền Giang là . Quý phụ huynh có thể liên hệ hotline này để được giải đáp mọi thắc mắc một cách nhanh nhất. Nhà trường luôn hoan nghênh và trân trọng những ý kiến đánh giá, góp ý của quý phụ huynh để từng bước hoàn thiện và phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và thiết lập mối quan hệ thân thiết giữa nhà trường và phụ huynh.

Trường Mầm Non Tân Hưng – Thông tin công ty doanh nghiệp

Thông tin Trường Mầm Non Tân Hưng, MST 1202305436, Địa chỉ: ấp 1, xã Tân Hưng, Huyện Cái Bè, Tỉnh Tiền Giang

MST 1202305436 – Trường Mầm Non Tân Hưng ở Tiền Giang 2023 – 2023

Xác nhận đảm bảo Trường Mầm Non Tân Hưng của giám đốc Bùi Thị Thủy có uy tín, có tốt không ?

Nhà Thờ Cửa Bắc Hà Nội

Mặt bằng không gian nhà thờ được cấu trúc theo nguyên tắc nhà thờ thời kỳ Phục Hưng kiểu chữ thập La Tinh. Mở đầu là một không gian đón tiếp nhỏ, tiếp theo là không gian dành cho các con chiên nghe giảng và kết thúc bởi không gian long trọng dành cho cha xứ hành lễ. Giữa hai khu vực này là không gian chuyển tiếp lớn dưới một mái vòm hình bán cầu, cánh bên phải là nơi thờ các thánh, cánh trái là nơi tiếp khách của cha xứ. Gác chuông theo hình thức nhấn lệch được bố trí ở phía bên phải lối vào chính. Không gian nội thất được cấu trúc và trang trí hoàn toàn theo kiểu nhà thờ Châu Âu thời Phục Hưng tiền kỳ.

Hình khối công trình rất đặc trưng bởi việc kiến trúc sư – tác giả đã tạo ra ở đây một không gian kiến trúc phi đối xứng với một tháp chuông vút cao phía bên sảnh chính, điều này làm cho nhà thờ Cửa Bắc có được nét độc đáo so với đa phần các công trình Thiên Chúa giáo có hình thức đăng đối nghiêm cẩn được xây dựng ở Việt Nam thời Pháp thuộc. Hệ thống mái ngói kiểu Phương Đông được tổ chức kéo suốt từ gác chuông qua mái vòm tới các không gian chính và phụ cũng là nét đặc sắc của công trình. Các mái chính đều được tổ chức thành hai lớp theo kiểu chồng diêm, giữa chúng là hệ thống cửa sổ lấy sáng lắp kính hoặc cửa thông gió được trang trí bằng các hoạ tiết không quá cầu kỳ.

Ngoài ra còn rất nhiều lớp mái phụ che nắng và chống mưa hắt cho các lối vào, các cửa thông gió lấy sáng, thậm chí còn có những lớp mái nhỏ chỉ mang tính chất trang trí đơn thuần. Hệ thống cửa lấy sáng và trang trí được đặc biệt lưu tâm, đầu tiên phải kể đến hệ ba cửa hoa hồng – một yếu tố trang trí, lấy sáng của kiến trúc Gothique, được đặt vào các mặt đứng phía Tây, Nam và Bắc. Các cửa này đều có diện tích rất lớn và được lắp kính cản quang kết hợp kính màu, tuy nhiên do được trang trí bằng các vòm cuốn và các cột đỡ, lại nằm dưới một hệ trang trí hình tam giác kết thúc các hồi mái nên cảm giác về kiến trúc Gothique ở đây là không còn. Tiếp đến là hệ các cửa lấy sáng cho tháp chuông, mái vòm và các không gian hành lễ. Nhờ hệ thống cửa lấy sáng này mà không gian nội thất nhà thờ luôn ngập tràn ánh sáng tự nhiên.

Sự kết hợp các yếu tố kiến trúc Phương Đông với những nguyên tắc tổ chức không gian nhà thờ công giáo truyền thống, sự hài hoà của công trình với cảnh quan thiên nhiên bản địa đã tạo ra được ấn tượng về một công trình Thiên Chúa giáo Việt Nam. Mặc dù ở một vị trí ít được chú ý, nhà thờ Cửa Bắc vẫn có thể được coi là một trong những công trình kiến trúc đẹp nhất thời kỳ Pháp thuộc ở Hà Nội.

Đăng bởi: Bình Xuyên

Từ khoá: Nhà thờ Cửa Bắc Hà Nội

Cập nhật thông tin chi tiết về Nhà Thờ Giáo Xứ Cái Bè, Ngôi Nhà Thờ Cổ Kính Tuyệt Đẹp Ở Tiền Giang trên website Tplr.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!