Xu Hướng 9/2023 # Nhã Nhạc Cung Đình Huế – “Hơi Thở” Nồng Nàn Chốn Cố Đô # Top 9 Xem Nhiều | Tplr.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Nhã Nhạc Cung Đình Huế – “Hơi Thở” Nồng Nàn Chốn Cố Đô # Top 9 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Nhã Nhạc Cung Đình Huế – “Hơi Thở” Nồng Nàn Chốn Cố Đô được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Tplr.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nhã nhạc cung đình Huế là một loại hình nghệ thuật được xem là đặc sản phi vật thể của xứ Huế mộng mơ. Nhắc đến Huế, không ai là không biết về nhã nhạc cung đình Huế, với những khúc ca được các nghệ nhân thể hiện trên dòng sông Hương luôn là điểm nhấn để thu hút khách du lịch khắp nơi.

NHÃ NHẠC CUNG ĐÌNH HUẾ

Là thể loại nhạc được thể hiện trong thời phong kiến, được biểu diễn trong các lễ hội. Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào năm 2003.

Nhã nhạc Cung Đình Huế là một sự kế thừa, kể từ khi những dàn nhạc – trong đó có mặt nhiều nhạc khí cung đình – xuất hiện dưới dạng tác phẩm chạm nổi trên các bệ đá kê cột chùa thời Lý, thế kỉ XI-XII, đến lúc ông vua cuối cùng triều Nguyễn thái vị vào giữa thế kỷ XX. Rất nhiều nghệ nhân vẫn rất tận tụy với nghề, và cố gắng truyền cảm hứng đam mê âm nhạc lại cho những thế hệ sau.

Nét đẹp trong từng điệu múa

Nhã nhạc Huế Mang ý nghĩa ”âm nhạc tao nhã”, Nhã nhạc đề cập đến âm nhạc cung đình Việt Nam được trình diễn tại các lễ thường niên, bao gồm các lễ kỷ niệm và những ngày lễ tôn giáo cũng như các sự kiện đặc biệt như: lễ đăng quang, lễ tang hay những dịp đón tiếp chính thức. Trong các thể loại âm nhạc phong phú đã từng được phát triển ở Việt Nam, chỉ có Nhã Nhạc mang tầm quốc gia.

Là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

Ngày nay, khi du khách đến với Huế. Sẽ được thưởng thức đặc sản cố đô này bằng cách mua vé lên các du thuyền trên sông Hương. Để nghe những nghệ nhân thể hiện những tác phẩm về ca Huế rất hay. Hoặc có thể mua vé vào nhà hát truyền thống Cung Đình Huế để thưởng thức ca Huế một cách trọn vẹn nhất.

MÚA NHÃ NHẠC CUNG ĐÌNH HUẾ

Nhã nhạc Cung Đình Huế còn được các nghệ nhân chuyển thể thành những bài múa hết sức đọc đáo và đẹp mắt. Với những điệu mua uyển chuyển, cùng những bộ trang phục sặc sỡ, bắt mắt. Múa đi đôi với nhạc cung đình và có nguồn gốc lâu đời ở nước ta. Vào thời nhà Lý, nhà Trần đều đã có các điệu múa cung đình. Múa bắt nguồn từ các điệu múa truyền thống trong dân gian, được chọn lọc và nâng cao theo những qui phạm nghệ thuật chặt chẻ, nghiêm trang. Múa cung đình mang tính chất khoẻ khoắn, ca ngợi cảnh thái bình, thịnh trị.

Loại hình nghệ thuật khiến du khách đắm say

Múa nhã nhạc cung đình Huế là sự kết hợp hài hòa giữa những câu ca Huế, những biểu diễn của hình thể để tạo nên một nét văn hóa đặc sắc của văn hóa dân tộc nói chung cũng như bản sắc của mảnh đất Cố đô nói riêng. Không ai khi đến Huế mà lại không được thưởng thức đặc sản này. Và không ai lại quên đi những bảo tồn tốt đẹp mà ngàn đời xưa đã để lại.

Đa dạng thể loại, phong cách

Nghệ thuật Múa Cung đình mang đậm tính triết lý và thẩm mỹ phương Đông. Trong múa cung đình, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các động tác múa, sự di chuyển đội hình theo các tuyến, ngang, dọc, xéo cộng với việc tạo hình tượng theo hình khối làm nên nét đặc trưng riêng biệt, điển hình là các điệu: Lục cúng hoa đăng, trình tường tập khánh, phụng vũ, tứ linh, vũ phiến… Nghệ thuật múa nhã nhạc cung đình nói chung và các vũ khúc cung đình Huế nói riêng là những sản phẩm mang tính kế thừa của chế độ phong kiến tồn tại hàng nghìn năm và kết tinh dưới thời nhà Nguyễn.

SÔNG HƯƠNG THƠ MỘNG

Với những đặc sắc của chính bản thân nhã nhạc cung đình Huế đã tạo nên những dấu ấn rất riêng của Huế. Với những ai đến Huế, cũng đều muốn một lần được lênh đênh sông Hương vào ban đêm, ngắm trọn vẻ đẹp êm đềm của Huế lúc về đêm và nghe ca Huế để hiểu được phần nào nét văn hóa của chốn Cố đô này.

Du thuyền trên sông Hương thu hút khách bốn phương tham quan

Mở đầu cho một đêm nhã nhạc cung đình trên sông Hương hàng đêm là 4 nhạc khúc Lưu Thủy, Kim Tiền, Xuân Phong, Long Hổ. Rồi tiếp đến là những điệu hò Huế đối đáp và tân nhạc Huế đặc sắc. Những âm điệu trầm bổng, du dương của giọng hát hòa quyện với tiếng réo rắt của dàn nhạc đủ cả đàn bầu, đàn tranh, đàn nguyệt, sáo, xênh, phách… sẽ ru tâm hồn du khách vào một miền ký ức sâu thẳm nhuộm tím lòng người, không sao quên được.

Thuyền trôi đến bến Vân Lâu, du khách sẽ được trải nghiệm một phong tục có từ lâu đời của người dân xứ Huế là thả đèn hoa đăng trên dòng sông Hương. Đây chính là phong tục với mong muốn cầu sự an lành, bình an cho mọi người.

Sông Hương Huế về đêm thật thơ mộng!

Hiện nay, ngoài sử dụng nhạc cụ dân tộc để chơi âm nhạc truyền thống, các nhạc công còn chơi cả những bản nhạc nước ngoài quen thuộc. Đây chính là một nét mới trong việc tổ chức nhã nhạc cung đình Huế trên sông Hương nhằm phục vụ các du khách đến từ các quốc gia khác nhau, giúp họ thêm yêu mến các nhạc cụ truyền thống của dân tộc ta .

Đăng bởi: Nguyễn đức Thiện

Từ khoá: Nhã nhạc cung đình Huế – “hơi thở” nồng nàn chốn Cố đô

Đặc Sản Mè Xững Cố Đô Huế

Mè xững Cố Đô Huế (hay còn được gọi là mè xững) là một trong những đặc sản ngon nổi tiếng đất Huế. Ai đến Huế một lần đều không quên mua thứ kẹo này về làm quà. Vị kẹo ngọt, dẻo dai đậm chất Huế khiến bao du khách phải “mê mệt”. Những chia sẻ sau đây sẽ giúp quý khách hiểu hơn về món mè xửng Cố Đô Huế nức tiếng này.

Mè xững Huế

Nhắc đến những đặc sản Huế ngon nhất không thể không kể đến kẹo mè xững. Không biết thứ kẹo này có tự bao giờ nhưng với người Huế đây là thức kẹo truyền thống vô cùng hấp dẫn.

Kẹo mè xững được làm từ những nguyên liệu quen thuộc của vùng miền Trung như mạch nha, đường, đậu phộng, mè… Người Huế đã khéo léo kết hợp các nguyên liệu với nhau tạo nên một thứ kẹo bình dị nhưng ngon tuyệt. Khi ăn, vị béo vừa bùi của đậu phộng và mè rang quyện lấy vị ngọt thanh của đường, thơm nức và dẻo dai tan chảy trên đầu lưỡi. Bởi vậy mà nếu nếm thử kẹo mè xửng vùng cố đô có lẽ quý khách sẽ khó lòng quên được hương vị đặc biệt của thứ kẹo này.

Tên gọi mè xửng vô cùng bình dị. Nó bắt nguồn từ cách làm kẹo và tên nguyên liệu làm kẹo là mè và xững (cách hoán đường). Ngày nay người ta vẫn gọi thứ kẹo này là mè xửng hoặc mè xững.

Mè xửng – thứ kẹo bình dị truyền thống của người dân xứ Huế

Đối với người Huế thứ kẹo này có sức hấp dẫn đặc biệt. Và gắn liền với cuộc sống của họ. Người xứ Huế rất thích uống trà, đặc biệt là trà sen. Mà mỗi khi thưởng trà không thể nào thiếu những thanh kẹo mè xửng dẻo dai hoặc loại kẹo cau truyền thống. Mọi người vừa thưởng tách trà nóng, rồi nhâm nhi thanh mè xửng ngọt bùi, rất thong thả và vui vẻ.

Người Huế khi đi xa cũng không quên đem theo thứ kẹo quê hương này để làm quà cho mọi người. Và ngược lại, du khách đến thăm Huế cũng chẳng thể nào quên thưởng thức thứ kẹo mè xửng thơm ngon này.

Những địa chỉ mua mè xững ngon tại Huế

Cùng với bún bò, bánh canh, bánh bèo, nem và tré… kẹo mè xửng là những đặc sản nổi bật của xứ Huế. Ai đến Huế cũng phải nếm thử bằng được thứ kẹo dân gian ngon tuyệt này. Và mua một ít kẹo về làm quà. Đi đến đâu, nhìn thấy kẹo mè xửng. Người ta sẽ biết ngay đó là người xứ Huế hoặc mới đi du lịch Huế về. Bởi mè xững là đặc sản duy nhất chỉ ở Huế mà thôi!

Mè xững Thiên Hương

Đây là một trong những thương hiệu mè xửng lâu đời và nổi tiếng ở Huế. Có mặt từ năm 1940 đến nay mè xửng Thiên Hương được nhiều du khách tin chọn. Thiên Hương có rất nhiều chi nhánh khắp mọi nơi nhưng đến Huế quý khách có thể ghé 20 Chi Lăng, TP Huế để mua mè xửng.

Mè xững Nam Thuận

Nổi tiếng với kẹo mè xửng “xịn” thơm ngon và giá tốt. Mè xững Nam Thuận ở 201 Huỳnh Thúc Kháng. Thành phố Huế là một địa chỉ tin cậy dành cho du khách.

Mè xững Thành Hưng

Tọa lạc ở 55 Hoàng Diệu, 270 Phan Bội Châu. Và số 52 Phan Chu Trinh. Mè xửng Thành Hưng là một trong những cơ sở sản xuất mè xững ngon nhất thành phố Huế.

Chợ Đông Ba

Không chỉ bán mè xửng chợ Đông Ba còn tập trung nhiều đặc sản của Huế. Đến chợ Đông Ba quý khách có thể mua được nhiều loại mè xửng ngon. Đặc biệt ở chợ có bán một số loại mè xửng thủ công được các bà. Các mẹ làm và bày bán ngoài chợ, ăn rất ngon và an toàn. Vì vậy quý khách không nên bỏ qua điểm đến chợ Đông Ba này.

Giá thành hợp lý

Giá mỗi gói mè xửng cũng không đắt. Khoảng tầm từ 20.000 – 30.000 đồng quý khách đã mua được một gói mè xửng ngon ở Huế.

Mè xửng Huế có rất nhiều loại khác nhau

Đi du lịch Huế du khách không những được đắm chìm trong cảnh sắc hữu tình và tình Huế ấm áp. Mà còn được thưởng thức những món đặc sản ngon tuyệt. Mè xửng cố đô chính là một trong muôn vàn thức quà đặc sản ở Huế.

Đăng bởi: Luân Trương Đình

Từ khoá: Đặc sản mè xững Cố Đô Huế

Khám Phá Quần Thể Di Tích Cố Đô Huế

Được triều Nguyễn chủ trương xây dựng từ khoảng đầu thế kỷ XIX, quần thể di tích Cố đô Huế là một trong những di tích lịch sử – văn hóa thu hút được đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước viếng thăm nhất Việt Nam.

 

Vị trí địa lý Sự uy quyền biểu thị qua 3 tòa thành

Ảnh: Shutterstock/Vo Van Hoang Hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền Nguyễn là ba tòa thành: Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử cấm thành Huế. Nằm giữa lòng thành phố Huế, bên bờ Bắc của sông Hương chảy xuyên qua từ Tây sang Đông, ba toà thành lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Hệ thống thành quách ở đây là một mẫu mực của sự kết hợp hài hoà nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc Đông và Tây, được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ thú với nhiều yếu tố biểu tượng sẵn có tự nhiên đến mức người ta mặc nhiên xem đó là những bộ phần của Kinh thành Huế – đó là núi Ngự Bình, dòng Hương Giang, cồn Giã Viên, cồn Hến… Nhìn từ phía ngược lại, những công trình kiến trúc ở đây như hoà lẫn vào thiên nhiên tạo nên những tiết tấu kỳ diệu khiến người ta quên mất bàn tay con người đã tác động lên nó.

Kinh thành Huế

Kinh thành Huế là một công trình kiến trúc có không gian rộng lớn, diện tích khoảng 520ha và có vị trí quan trọng bậc nhất của triều Nguyễn. Vòng thành ngoài Kinh thành có chu vi gần 10km, cao khoảng 6.6m, dài 21m bao gồm những công trình được bố trí đều nhau. Bên ngoài vòng thành có một hệ thống hào bao bọc, hệ thống sông đào có chức năng bảo vệ và chức năng giao thông đường thủy. Thành có 10 cửa chính là cửa Chính Bắc, cửa Tây Bắc, cửa Tây Nam, cửa Chính Nam, cửa Quảng Đức, cửa Thể Nhơn, cửa Đông Nam, cửa Chính Đông và cửa Đông Bắc. Ngoài ra còn một cửa phụ thông với Trấn Bình Đài.

Hoàng thành

Hoàng thành còn được gọi là vòng thành thứ hai của Kinh thành Huế, đây là nơi thờ tự tổ tiên, nơi ở của vua và Hoàng gia, cũng là nơi làm việc của triều đình thời phong kiến. Hoàng thành Huế có trên dưới hơn 100 công trình. Bên trong Hoàng Thành còn có Điện Thái Hòa là nơi thất triều và khu vực các miếu thờ.

Tử Cấm Thành

Thần Đạo – con đường xuyên suốt qua 3 tòa thành

Xuyên suốt cả ba toà thành, khi thì lát đá cụ thể, khi thì mang tính ước lệ, con đường Thần Đạo chạy từ bờ sông Hương mang trên mình những công trình kiến trúc quan trọng nhất của Kinh thành Huế: Nghinh Lương Đình, Phu Văn Lâu, Kỳ Đài, Ngọ Môn, điện Thái Hoà, điện Cần Chánh, điện Càn Thành, cung Khôn Thái, lầu Kiến Trung… Hai bên đường Thần đạo này là hàng trăm công trình kiến trúc lớn nhỏ bố trí cân đối đều đặn, đan xen cây cỏ, chập chờn khi ẩn khi hiện giữa những sắc màu thiên nhiên, luôn tạo cho con người một cảm giác nhẹ nhàng. Với một di sản văn hoá vật thể và tinh thần mang ý nghĩa quốc hồn quốc tuý của dân tộc, Huế là một hiện tượng văn hoá độc đáo và mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

Theo Trần Thị Cẩm Nhi (Wiki Travel)

Đăng bởi: Hân Hân

Từ khoá: Khám phá quần thể di tích Cố đô Huế

Điện Long An – Cung Điện Nổi Tiếng Trứ Danh Đất Cố Đô

Nội dung chính

1. Câu chuyện lịch sử Điện Long An

Điện Long An tọa lạc tại số 3 Lê Trực, phường Thuận Thành, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Nơi đây được xem là cung điện có kiến trúc hoa mỹ bậc nhất của nhà Nguyễn còn tồn tại đến nay. Là một di tích trong Quần thể di tích Cố đô Huế được công nhận là di sản văn hóa thế giới ngày 11/12/1993, đằng sau vẻ đẹp ấy là một lịch sử đầy phức tạp được người đời ghi chép cẩn thận và truyền từ đời này sang đời khác.

Điện Long An nằm trong tổng thể kiến trúc cung Bảo Ðịnh được vua Thiệu Trị cho xây dựng vào năm 1845 ở bờ bắc sông Ngự Hà, để làm nơi ở của vua sau khi ông tiến hành lễ cày ruộng Tịch Điền. Sau khi vua Thiệu Trị qua đời, đây cũng là nơi bảo quẩn thi hài của ông trong tám tháng, trước khi đưa đi an táng. Ngoài nơi thờ chính thức trong Thế Miếu, bài vị của vua Thiệu Trị còn được đưa vào thờ tại điện Long An.

ảnh: sưu tầm

Năm 1909, điện Long An được dời về vị trí ngày nay với tên gọi mới là Tân Thơ Viện – nơi lưu giữ hàng ngàn tư liệu bằng chữ Hán và cả chữ Pháp, chữ Anh – chủ yếu phục vụ cho các học sinh của trường Quốc Tử Giám gần đó.

Ảnh: sưu tầm

Năm 1913, Hội Đô Thành Hiếu Cổ được thành lập, lấy một góc của Tân Thơ Viện làm trụ sở. Hàng ngàn hiện vật được đưa về đây cất giữ, hàng trăm bài khảo cứu được xuất bản. Vào năm 1923, Tân Thơ Viện đã trở thành Bảo tàng Khải Định, là nơi trưng bày giữ gìn những hiện vật sưu tầm được.

Ảnh: sưu tầm

2. Kiệt tác kiến trúc của Điện

Trải qua hơn 170 năm, điện Long An vẫn còn nguyên vẹn với toàn bộ kết cấu kiến trúc bằng gỗ được được làm theo kiểu kiến trúc cung đình. Tất cả cột gỗ ở đây đều không sơn son thếp vàng, chỉ để mộc trơn, được chạm trổ rất tinh xảo theo đồ án lưỡng long triều nguyệt cùng các liên ba, đố bản có chạm khắc rất nhiều bài thơ.

Ảnh: sưu tầm

Phần trang trí nội thất chính của ngôi điện là các liên ba, đồ bản chạm khắc theo lối nhất thi nhất họa và nhất tự nhất họa phổ biến trong các cung điện Huế.

Ảnh: sưu tầm

Tòa điện này được xây kiểu “trùng thiềm điệp ốc” như nhiều cung điện khác ở Huế, gồm hai tòa nhà song song, nhà trước 7 gian với 8 bộ “vì kèo chồng rường giả thủ”, nhà sau 5 gian với 6 bộ “vì kèo cánh ác”. Công trình đặt trên nền cao 1,1m, vỉa ốp đá thanh.

Phần mái điện Long An lợp ngói hoàng lưu ly, được chia làm ba tầng giống như phần mái của điện Thái Hòa trong Hoàng thành. Bờ nóc trên đỉnh mái và dải cổ diêm ngăn cách giữa mái thượng và mái hạ trang trí nhiều hoa văn sinh động.

Ảnh: sưu tầm

Mặt ngoài điện lắp các khung cửa kính, một đặc điểm giống với tòa điện chính của cung Diên Thọ trong Hoàng thành. Kiến trúc của điện Long An cũng như các cung điện kiểu cách cung đình khác, nhưng mỗi nơi có một lịch sử khác nhau và giá trị nằm ở đó.

3. Không gian nghệ thuật bên trong Điện Long An

Thơ trang trí trong điện Long An được bố trí, sắp xếp hầu như cả ở trong và ngoài. Vẻ đẹp phong phú ở đây được thể hiện không chỉ về nội dung, hình thức trình bày mà còn cả về thơ văn. Du khách đến tham quan sẽ được chiêm ngưỡng những tác phẩm đáng tự hào của các nghệ nhân thời xưa.

Ảnh: sưu tầm

Đặc biệt là hai tác phẩm thơ nổi tiếng của vua Thiệu Trị – đó là bài Vũ trung Sơn thủy (Cảnh trong mưa) và Phước Viên văn hội lương dạ mạn ngâm (Đêm thơ ở Phước Viên) được làm theo kiểu hồi văn kiêm liên hoàn gồm 56 chữ Hán nhưng có thể đọc thành 64 bài thơ.

Ảnh: sưu tầm

Những tác phẩm này không những thể hiện một tâm hồn thi sĩ của vua Thiệu Trị mà còn mang tính khoa học ở cách lý giải, cách giải mã trong phạm vi một số lượng chữ hạn hẹp nhưng lại chứa đựng một nội dung sâu xa rộng lớn. Cho đến tận ngày nay, việc giải mã ý nghĩa những bài thơ của vua Thiệu Trị vẫn còn rất nhiều tranh cãi.

Ảnh: sưu tầm

Ở những tác phẩm này, các nghệ nhân xưa đã dùng các chất liệu như xương, ngà voi, xà cừ… khảm lên bề mặt gỗ, vừa giản dị mà toát lên sự tinh tế. Điện Long An, với tất cả vẻ đẹp về kiến trúc và mỹ thuật, xứng đáng là cung điện đẹp nhất hiện còn ở Cố đô Huế.

Có thể nói, những tác phẩm nghệ thuật trong nội thất của điện Long An là những hiện vật lịch sử vô giá, góp phần làm phong phú thêm cho hệ thống trưng bày đặc sắc của Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế.

Ảnh: sưu tầm

4. Các địa điểm du lịch gần Điện Long An Chùa Thiên Mụ

Địa chỉ: Hương Hòa, Thành phố Huế

Ảnh: @ngoctrann

Kinh thành Huế

Địa chỉ: Phú Hậu, Thành phố Huế

Kinh Thành Huế chỉ cách cung điện tuyệt đẹp chưa đến 2km, là một quần thế di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là di tích văn hoá thế giới. Nơi đây lưu giữ rất nhiều dấu ấn đặc sắc của nét phong kiến từ hàng trăm năm trước dưới thời nhà Nguyễn.

ảnh: @leophgvee_

Sông Hương

Sông Hương là một niềm tự hào của người dân xứ Huế, gắn liền với bao áng thơ ca, dòng sông hiền hòa như con người nơi đây vậy. Từ điện Long An đi khoảng 2km là du khách có thể ngồi trên con thuyền trôi theo dòng nước, chìm đắm trong vẻ đẹp mộng mơ của sông Hương vào chiều tà, bầu không khí lãng mạn khiến người ta không quên được.

Ảnh: @sonyy.917

Cầu Tràng Tiền

Cầu Tràng Tiền đã từng và vẫn đang làm mưa làm gió đằng sau những bộ ảnh cực xinh của giới trẻ ngày nay. Cầu về đêm lung linh, những ánh đèn mờ ảo vô cùng rực rỡ với. Nơi đây rất gần điện Long An, đi khoảng 1km là lên cầu.

Ảnh: @murilo_andes

Đăng bởi: Tùng Đào Xuân

Từ khoá: Điện Long An – Cung điện nổi tiếng trứ danh đất Cố đô

Cầu Tràng Tiền – Biểu Tượng Đẹp Của Vùng Đất Cố Đô Huế

Cầu Tràng Tiền còn có tên gọi khác là Cầu Trường Tiền, bắc qua sông Hương, gần chợ Đông Ba, là một trong những biểu tượng của thành phố Huế. Từ lâu, chiếc cầu này đã đi vào các tác phẩm văn học, thơ, nhạc với dáng vẻ của những tà áo trắng, chiếc nón bài thơ và mái tóc dài thả chấm ngang vai của các thiếu nữ và nữ sinh Huế.

Trong sách Đại Nam nhất thống chí của triều Nguyễn có ghi: ” Cầu sắt Trường Tiền ở Đông Nam kinh thành khởi làm năm Thành Thái thứ 9 (1897). Cầu có 6 gian (12 nhịp), dài khoảng 400m, đến năm 1899 mới xong”.

Tháng 8 năm 1904, một cơn bão dữ dội tràn vào miền Trung Việt nam. Cầu bị sập 4 nhịp, chỉ còn 8. Năm 1906 cầu được sửa lại. Đến nay, cầu Tràng Tiền đã được tu bổ nhiều lần.

Ngay cả bên tả đầu cầu xưa có một bến đò gọi là bến đò Trường Tiền và một chợ nhỏ nay là chợ Đông Ba, một trung tâm thương mại lớn ở Huế.

Với sự chứng kiến của lịch sử hào hùng dân tộc, cầu Tràng Tiền vẫn đứng hiên ngang và giờ đây chính cầu này đóng vai trò quan trọng là điểm thăm quan hấp dẫn không thẻ bỏ lỡ trong các chuyến hành trình du lịch Huế của du khách.

Giữa những buổi trưa, những nhịp cầu Tràng Tiền cong cong, soi bóng xuống dòng sông trong xanh làm cho cầu thêm phần lặng lẽ, bình yên đến lạ lùng. Nhiều du khách thích thú khi đi lang thang, tản bộ bên phía lề dọc theo cầu, lúc đó bạn sẽ chứng kiến được những hoạt động đời thường của người dân xứ Huế diễn ra trên chiếc cầu lịch sử này.

Khi tản bộ trên cầu Tràng Tiền vào chiều tà, du khách sẽ dễ dàng nhìn thấy hình ảnh những thiếu nữ mặc áo dài màu tím, tay cầu chiếc nón lá, với nụ cười e ấp, bên cạnh là dòng người qua lại khi tan sở, tuy bận rộn nhưng rất vui vẻ.

Hình ảnh: phượng vỹ nở rộ bên cầu Tràng Tiền.

Du Lịch Huế vào mùa hè, bạn sẽ thấy những nổi bật hơn nữa với những cánh hoa phượng đỏ khoe sắc bên dòng sông Hương, cánh hoa rụng xuống cầu Tràng tiền tạo nên những màu đỏ thắm. Đây là lúc những cặp đôi uyên ương đến đây để tâm tình, ghi lại những khoảng khắc đẹp đẽ nhất của tuổi thanh xuân và đưa ra những lời thề non hẹn biển và tương lai tốt đẹp phía trước.

Trở về với những năm tháng oai hùng đã ghi vào trong sử sách. Ta lại đảo mắt nhìn xuống dòng sông Hương vẫn trôi lững lờ, trên sông là những chiếc thuyền rồng Huế di chuyển chầm chậm, văng vẳng bên tai du khách bộ hành là khúc ca trù Huế vang lên khiến con tim xao xuyến đến chi lạ.

Hình ảnh: cầu Tràng Tiền màn đêm buông xuống.

Màn đêm buông xuống, cầu Tràng Tiền lại thêm vẻ đẹp lung linh với những ánh đèn phát ra, hệ thống đèn được thiết kế nổi bật với những màu xanh, vàng, tím, đỏ,… làm cho cây cầu trở nên huyền ảo mộng mơ hơn.

Khi du lịch Huế, bạn nên chọn địa điểm dừng chân tại khách sạn gần sông Hương để có thể thuận tiện cho việc đi lại thăm quan những cảnh đẹp biểu tượng cho xứ Huế, bạn mới khám phá rõ nét hơn những hình ảnh về dòng sông Hương, cầu Tràng tiền đã di vào lịch sử dân tộc.

Với người dân Cố đô Huế, cầu Tràng Tiền chứa đựng biết bao nhiêu tâm tình, bao nhiêu nỗi niềm sâu sắc. Không những vậy nó là nơi nhiều bao thế hệ đã gửi gắm niềm thương cho người ở lại trong các cuộc hành quân giữ gìn tổ quốc thân yêu.

Đăng bởi: Khánh Đặng

Từ khoá: Cầu Tràng Tiền – Biểu Tượng Đẹp Của Vùng Đất Cố Đô Huế

Vẻ Đẹp Kiến Trúc Mang Đậm Hơi Thở Trung Hoa

Là nơi giao thoa giữa nền văn hóa độc đáo của ba dân tộc Hoa, Kinh và Khmer, Sóc Trăng vì thế mà sở hữu những công trình kiến trúc đa dạng và đặc sặc với những lối thiết kế đậm đà chất nghệ mà không nơi nào có được. Và còn điều gì tuyệt vời hơn khi các bạn có cơ hội tìm hiểu những giá trị truyền thống cũng như tham gia Lễ hội ý nghĩa trong không gian đầy thư thái tại điểm đến tiếp theo mà chúng mình muốn giới thiệu cho các bạn trong hành trình du ngoạn tại Sóc Trăng, đó là Chùa Ông Bổn – ngôi chùa khép mình trong khung cảnh bình yên.

1. Đôi nét về chùa Ông Bổn Sóc Trăng

Ra đời cách đây gần 150 năm, Chùa Ông Bổn còn có tên gọi khác là Hòa An hội quán. Chùa tọa lạc tại số 09, đường Nguyễn Văn Trỗi, phường 1, thành phố Sóc Trăng. Tuy đã trải qua 6 lần tu sửa, đến nay diện mạo đã khang trang hơn nhưng lối kiến trúc Trung Hoa cổ xưa vẫn còn nguyên vẹn. Chúng tớ được biết Chùa Ông Bổn có ý nghĩa quan trọng và cần được bảo tồn không chỉ riêng gì với dân tộc người Hoa, mà còn của người dân ở nơi đây. Năm 2004, nơi này được công nhận là di tích văn hóa, nghệ thuật kiến trúc cấp tỉnh.

2. Vẻ đẹp của Chùa Ông Bổn

Ngôi chùa có phong thủy rất tốt với mặt tiền hướng về phía Nam, nơi đón những cơn gió mát. Phía trên tường 2 bên có chữ Hán “Tăng Phước” đắp nổi với ngụ ý ban nhiều phước lộc cho người dân trông rất nổi bật. Ngay phía bên phải của chùa còn có miếu thờ Thổ Địa, mang đậm màu sắc Trung Hoa, là nét văn hóa cũng như công trình kiến trúc điêu khắc mang trong mình nhiều giá trị nghệ thuật cao.

Với lối thiết kế tỉ mỉ, chùa Ông Bổn Sóc Trăng được làm hoàn toàn từ đá và gỗ với phần mái lợp âm dương điển hình. Đặc biệt là những bậc tam cấp, chân cột đều được làm thủ công bằng đá tảng. Ở phần gờ đắp nổi các bạn sẽ thấy được tượng lưỡng long chầu nguyệt bằng gốm tráng men màu bắt mắt. Những hàng đèn lồng đỏ treo ở khắp mọi nơi, các bức hoành phi câu đối, liễn đỏ viết bằng Hán tự,… được ốp vào cột từ tiền điện đến chánh điện khiến bạn sẽ phải choáng ngợp khi trao ánh nhìn đầu tiên.

Khi bạn di chuyển vào bên trong ở ngay khu vực giếng trời của chùa có đặt một chiếc đỉnh hương lớn, nơi đây vừa lấy ánh sáng vừa giúp cho hương khói thoát ra ngoài. Một bên thờ Bạch Hổ, một bên thờ Thanh Long với dụ ý trấn yểm, xua đuổi tà khí. Tiếp đến là khu vực chánh điện với 3 gian thờ rộng rãi, gian giữa thờ Cảm thiên đại đế – Trịnh Ân nhằm tỏ lòng biết ơn với công lao to lớn của ông đã dành cho người Hoa. Còn hai bên lần lượt là Phúc Đức Chính thần và Thiên Hậu Thánh Mẫu.

Không chỉ vậy, chùa Ông Bổn Sóc Trăng gây ấn tượng còn bởi những bức điêu khắc, câu đối, tượng các con vật Long, Lân, Quy, Phụng… bằng gỗ được chạm trổ tinh xảo, không thua kém gì những vật được trang trí trong cung đình. Bên cạnh đó những bức tượng thờ, bàn thờ cũng được làm bằng gỗ, sơn son thếp vàng, lư hương, hạc ngậm hoa sen,… điêu khắc và dát vàng trông rất bắt mắt và quý hiếm mà không nơi nào có được.

3. Ăn gì khi đến Chùa Ông Bổn? 4. Ở đâu khi đến Chùa Ông Bổn? 4.1 Khách sạn Khánh Hưng Sóc Trăng 

Là khách sạn sở hữu những gian phòng hiện đại với đầy đủ các dịch vụ đáp ứng mọi nhu cầu của các bạn. Tọa lạc tại 17 Trần Hưng Đạo, phường 3, TP Sóc Trăng, với giá phòng từ 220.000 – 420.000VNĐ.

4.2 Khách sạn Quê Tôi

Tọa lạc tại số 278 Phú Lợi, phường 2, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Giá phòng dao động từ 290.000 – 1.200.000VNĐ. Các phòng được thiết kế sang trọng, lịch sự, đầy đủ tiện nghi. Đặc biệt, khách sạn có vị trí thuận lợi để các bạn có thể tham quan nhiều địa điểm khác ở Sóc Trăng.

4.3 Khách sạn Minh Phượng

Với nội thất phòng sang trọng, không gian thiết kế đẹp cùng phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Giá phòng khoảng 350.000 – 800.000VNĐ. Địa chỉ tại số 294 Phù Lôi, phường 2, TP Sóc Trăng. 

Nguồn ảnh: internet/ IG

Đăng bởi: Hân Hân

Từ khoá: Chùa Ông Bổn – Vẻ đẹp kiến trúc mang đậm hơi thở Trung Hoa

Cập nhật thông tin chi tiết về Nhã Nhạc Cung Đình Huế – “Hơi Thở” Nồng Nàn Chốn Cố Đô trên website Tplr.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!