Bạn đang xem bài viết Mẹo Chọn Thực Phẩm An Toàn được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Tplr.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Chọn các loại thịt
Trước tiên cần chọn lựa địa điểm bán hàng chất lượng, uy tín. Đặc biệt chú ý phần vệ sinh của quầy thịt. Chắc chắn nhất là chọn thịt có dấu chứng nhận của cơ quan thú y hoặc được dán tem mác ghi xuất xứ đầy đủ.
Những miếng thịt màu sẫm, xuất hiện vết bầm ở cơ, nốt (đám) xuất huyết trên da thì không mua. Vì đó thường là dầu hiệu thịt gia súc, gia cầm chết, bị bệnh hoặc nhuộm màu.
Thịt nhợt nhạt, thịt có các hạt (bọc) trắng trong thớ thì không nên mua. Thịt lợn có mỡ màu vàng, mùi khét cũng không mua.
Với thịt đông lạnh cần xem nhãn mác, đảm bảo đầy đủ thông tin về xuất xứ, hạn sử dụng và điều kiện bảo quản.
2. Chọn cá tươi ngon
Chọn cá ngon là phải những con có mắt sáng, tinh nhanh, chạm vào là quẫy khỏe, bơi nhanh, không lù đù. Mua cá cần kiểm tra kỹ, phải vạch mang cá ra xem. Mang còn đỏ là cá tươi, mang thâm hoặc trắng bệch là cá ươn.
Nhìn bên ngoài cá còn bóng nhớt, mắt trong suốt, vảy không rời, mang hồng. Thả cá xuống nước, cá phải chìm thì mới là cá tươi. Cá bên ngoài có dịch dính, vảy dễ rơi, mắt lõm, màu nhợt nhạt, thịt không đàn hồi, bụng và hậu môn trương, bỏ xuống nước thì nổi là cá ươn.
Bụng cá trương, vảy dễ rơi, mắt đục là cá ươn
Phần lớn các chất độc được tập trung ở mang cá. Nếu mang cá dính độc sẽ không sáng trơn mà hơi thô, màu hồng đậm, thâm. Nhiễm độc nặng thì đầu to, đuôi nhỏ, lưng gù, có thể có u, mình không còn nguyên. Có những con da bị vàng và đuôi chuyển xanh. Cá nhiễm độc mắt thường đục, không có vẻ tinh nhanh, thậm chí có con mắt lồi ra ngoài. Cá nhiễm độc cũng có mùi bất thường như mùi dầu hôi, mùi tỏi…
3. Cách chọn rau, củ, quả
Rau củ quả là những thực phẩm không thể thiếu hàng ngày. Đây cũng là những thứ dễ bị nhiễm bẩn, nhiễm thuốc trừ sâu và hóa học nhất, do đó, việc chọn lựa được thực phẩm an toàn là không dễ.
Mua rau củ, bạn nên chọn những cửa hàng tin tưởng, thân quen, biết rõ được nguồn gốc xuất xứ là tốt nhất.
Chọn các loại rau củ quả tươi, có màu xanh tự nhiên, chắc tay, phía bên ngoài còn nguyên vẹn, không dập nát hoặc bị cắt gọt.
Các loại rau ăn lá không nên chọn loại có bề mặt bóng, nhẵn, xanh mướt vì chúng có thể đã được sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật và phân bón lá. Những loại thuốc này vẫn còn tồn dư trong thân và trên bề mặt lá rau.
Không nên chọn khoai tây mọc mầm vì chúng có chứa solanine rất độc
Các loại rau dạng củ nên chọn củ trơn, nhẵn, da căng, màu sắc đồng nhất, không dập nát. Không lựa các loại củ đã mọc mầm vì có thể gây ảnh hưởng đến tiêu hóa, đặc biệt là khoai tây. Vì trong mầm khoai tây có chứa chất độc solanine rất đắng, ăn nhiều có thể gây ngộ độc và ung thư. Cà chua xanh cũng chứa nhiều solanine, do đó cần để chín đỏ mới ăn.
Đỗ quả, mướp đắng nói chung nên chọn quả có cuống xanh tươi, to, thân mềm, hạt vừa đều, không to, không nhỏ.
Các loại rau củ quả đã được cắt gọt sẵn ngoài chợ đều không nên mua vì có thể người bán đã cắt bỏ phần hỏng, đồng thời các loại dụng cụ, nước rửa ngoài chợ đều không vệ sinh, dễ bị các loại vi khuẩn gây bệnh bám vào.
Cách Chọn Hộp Đựng Thực Phẩm Trong Tủ Lạnh Chuẩn Xác, An Toàn
Tiêu chí khi chọn hộp đựng thực phẩm trong tủ lạnh Chất liệu an toàn
Đối với ngăn mát: Hầu hết các loại hộp đựng đều có thể sử dụng cho ngăn mát. Tuy nhiên, để tiết kiệm chi phí, an toàn cho sức khỏe, bảo đảm độ bền lâu thì hộp đựng thực phẩm bằng nhựa như nhựa PP,HDPE, LDPE,…là lựa chọn tối ưu nhất.
Đối với ngăn đông: Nên chọn hộp đựng thực phẩm được làm từ chất liệu nhựa PP. Loại nhựa này khi sử dụng ở nhiệt độ thấp sẽ không gây bất kỳ chất độc hại nào ảnh hưởng đến sức khỏe, chỉ khi ở nhiệt độ cao chúng mới bị tan chảy.
Hộp đựng thực phẩm thủy tinh Hommy ID650RD
Khả năng chịu nhiệtHộp đựng thực phẩm không chỉ dùng để bảo quản thức ăn tươi sống mà còn sử dụng để đựng thức ăn nóng thậm chí là hâm trong lò vi sóng. Vì thế, nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh cũng ảnh hưởng nhiều đến độ bền của sản phẩm.
Do đó, để mua hộp đựng thực phẩm chất lượng, bạn cần xem thông tin in trên bao bì để biết được nhựa có chịu được nhiệt độ bao nhiêu. Thông thường, hộp đựng chịu nhiệt từ -20 đến 140 độ C là an toàn cho cả ngăn đông và trong lò vi sóng.
Hộp đựng thực phẩm thủy tinh 420 ml Luminarc Pure
Có thể dùng được ở cả ngăn đông và ngăn mátChọn mua hộp đựng có thể sử dụng cho cả ngăn đông và ngăn mát là một trong những tiêu chí quan trọng để có thể linh hoạt bảo quản thực phẩm tốt hơn.
Hộp đựng tích hợp tính năng này không những cực kỳ tiện lợi và còn tiết kiệm chi phí, diện tích lưu trữ ngăn bếp một cách tối ưu.
Có thể rã đông và dùng trong lò vi sóngThông thường, hộp đựng thực phẩm được làm từ chất liệu PP, có khả năng chịu nhiệt ở nhiệt độ 100 độ C là có thể dùng trong lò vi sóng, tuy nhiên bạn phải mở nắp hộp trong quá trình hâm nóng. Điều này không những làm thực phẩm bị khô, mất nước mà có thể cháy khi hâm quá nhiệt.
Để ngăn ngừa sự cố không mong muốn như trên, bạn nên chọn loại hộp trên nắp cónút mở thông khí có thể đậy nắp khi dùng trong lò vi sóng. Khi dùng dòng hộp này bạn sẽ không cần phải mở nắp hộp khi hâm, vô cùng tiện lợi.
Ron cao su trên nắp chắc chắn, tránh lẫn mùi thực phẩmKhi bảo quản thực phẩm nặng mùi trong tủ lạnh như sầu riêng, thịt, cá tươi sống,… thì việc bị lẫn lộn nhiều mùi không chỉ ảnh hưởng đến hương vị mà còn gây ra mùi hôi khó chịu bên trong tủ.
Để hạn chế trường hợp này, bạn nên chọn mua hộp đựng có trang bị ron cao su trên nắp chắc chắn, đậy kín để tránh lẫn mùi, cũng như ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn từ ngoài vào bên trong.
Hộp đựng thực phẩm nhựa Thái Lan 250 ml JCJ HN007
Nắp khóa chặt, chống rò rỉ nướcNếu bạn muốn bảo quản đồ ăn lỏng trong tủ lạnh như canh, súp,… thì hãy ưu tiên chọn mua hộp đựng có trang bị nắp khóa chặt 4 chiều, chống rò rỉ nước hiệu quả.
Dòng hộp đựng này giúp bảo quản thực phẩm an toàn hơn, tiện lợi khi sử dụng để mang theo thức ăn lỏng đi làm, cắm trại, dã ngoại,…
Hộp đựng thực phẩm thủy tinh Hommy TW410RD
Nắp hộp có van thoát hơiChọn mua nắp hộp có van thoát hơi sẽ giúp việc hâm nóng thức ăn trong lò vi sóng được tiện lợi hơn, đồng thời hạn chế tình trạng áp suất trong hộp tăng cao gây phồng, nổ hộp.
Hộp đựng thực phẩm thủy tinh Hommy GB13G14168AW
Lưu ý khi sử dụng hộp đựng thực phẩm trong tủ lạnh
Nắp hộp thực phẩm luôn ở trạng thái đóng
Advertisement
Nếu nắp hộp nhựa không có van xả hơi và có chất liệu nhựa không được sử dụng trong lò vi sóng, thì tuyệt đối không dùng nắp đó đậy hộp thực phẩm khi quay trong lò vi sóng vì rất dễ dẫn đến cháy nổ, cháy nhựa do áp suất cao gây ra.
Sau khi lấy hộp đựng thực phẩm bằng thủy tinh ra từ tủ lạnh cần để ở nhiệt độ phòng 3 – 5 phút trước khi cho hộp vào trong lò vi sóng, tránh sốc nhiệt gây vỡ hộp.
Hạn chế sử dụng hộp đựng bằng nhựa trong lò vi sóng. Tuy một số loại hộp nhựa được nhà sản xuất in trên bao bì có thể dùng cho lò vi sóng nhưng nếu sử dụng nhiều lần chúng rất dễ bị thôi nhiễm, gây ám mùi hôi.
Top 10 Cửa Hàng Thực Phẩm Sạch Tại Tphcm An Toàn, Chất Lượng
5/5 – (1 bình chọn)
1. Cửa hàng thực phẩm Đà Lạt GAP – Cửa hàng thực phẩm sạch tại TPHCMĐà Lạt GAP được người tiêu dùng đánh giá là một trong những cửa hàng thực phẩm an toàn được nhiều người tin tưởng. Thương hiệu được chứng nhận bởi Thực hành Nông nghiệp Tốt Quốc tế (Global G.A.P) và đã trở thành một địa điểm bán thực phẩm sạch nổi tiếng.
Đà Lạt GAP sản xuất rau quả theo phương pháp hiện đại, được trang bị nhà kính, hệ thống tưới nước tự động và nguồn nước ngầm được kiểm tra kỹ lưỡng tạo sự an tâm cho người sử dụng. Mỗi sản phẩm của Đà Lạt GAP xuất ra thị trường đều có mã kiểm soát và có thể truy xuất nguồn gốc
Các sản phẩm tươi sống của Đà Lạt GAP không thể không kể đến như dâu tây, cà rốt, cải xoăn… Ngoài ra, bạn cũng có thể tự tay lựa chọn cho mình những loại gia vị thơm ngon như: thì là, quế, húng quế… Điều khiến người khác thích thú nhất là giao hàng miễn phí hầu hết được áp dụng cho Quận 1 và Quận 3 với các hóa đơn từ 250.000 đồng trở lên.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ:
Số 152 Điện Biên Phủ, P.6, Q.3, TP. HCM – (028) 38 20 27 20 hoặc (028) 38 20 27 21
Số 75 An Dương Vương, P.8, Q.5, chúng tôi – (028) 38 35 54 38
Số 43 Tân Canh, P.1, Q. Tân Bình, chúng tôi – (028) 39 91 05 18
2. Cửa hàng thực phẩm Fresh from Farm – an toàn, uy tínCửa hàng thực phẩm sạch Fresh from Farm hay còn được gọi là cửa hàng trực thuộc Công ty Cổ phần Nông nghiệp Xanh Khôi Nguyên. Nơi đây được biết đến với các sản phẩm như rau, hạt sạch và thực phẩm tươi sống đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hầu hết, các sản phẩm của Fresh from Farm đều được sản xuất bằng cách chọn lọc kỹ lưỡng những giống tốt nhất từ Việt Nam và các nước lớn như Úc, Mỹ, Canada… nên sản phẩm chất lượng cao và an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.
Đây là cửa hàng thực phẩm sạch tại TP.HCMcó nhiều loại rau, củ, quả đa dạng đều là những thứ tươi ngon. Ngoài ra, đội ngũ nhân viên trong cửa hàng luôn phục vụ chu đáo, tận tâm và tận tình, luôn sẵn sàng hướng dẫn bạn lựa chọn những sản phẩm tốt và phù hợp nhất. Hơn nữa, giá ship ở đây rẻ và sẵn sàng đổi trả giúp bạn yên tâm hơn.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: tại số 15A/53 Lê Thánh Tôn, P. Bến Nghé, Q.1, TP. HCM
Điện thoại: 0984 449 737
3. Cửa hàng Hoa Sữa – cửa hàng thực phẩm hữu cơ TPHCMVới vị trí đắc địa khi nằm giáp với rừng U Minh nên Hoa Sữa đủ điều kiện để sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Hoa Kỳ và Châu Âu. Bởi đây là một vùng đất rộng lớn, chưa khai thác, chưa bị ô nhiễm nên toàn bộ quy trình từ trồng, thu hoạch, đóng gói và vận chuyển đều được kiểm tra độ an toàn. Vì vậy, sản phẩm ở đây không chỉ an toàn cho người tiêu dùng mà còn thân thiện với môi trường.
Đặc biệt, tất cả sản phẩm đều đạt tiêu chuẩn hữu cơ của Liên minh Kiểm soát Hà Lan nên Hoa Sữa là cửa hàng thực phẩm sạch tốt cho sức khỏe và an toàn cho người tiêu dùng tại TP.HCM.
Một số sản phẩm chủ lực như:
Gạo hữu cơ
Rau hữu cơ
Hải sản hữu cơ
Sản phẩm tự làm
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: tại số 119 Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP. HCM
Điện thoại: 0907 669 126
4. Cửa hàng Organica – Cửa hàng thực phẩm sạch TPHCMNếu bạn là một tín đồ của thực phẩm xanh thì không thể không biết đến Organica, nơi đây được đánh giá là cửa hàng thực phẩm sạch uy tín tại chúng tôi Đó là một hệ thống phát triển và phân phối thực phẩm hữu cơ trên toàn quốc. Hiện tại, hệ thống đang kết nối các trang trại trên địa bàn Đơn Dương (Lâm Đồng), Lạc Dương, Bình Phước, Long Thành (Đồng Nai); Ba Vì (Hà Nội) do đó Organica đã có gần 1000 sản phẩm hữu cơ, bao gồm: nước hoa hữu cơ, thực phẩm tươi sống, mỹ phẩm hữu cơ.
Ngoài ra, Organica còn không chỉ là cửa hàng thực phẩm sạch mà còn cung cấp các sản phẩm như đồ mẹ và bé, chăm sóc gia đình… Có thể nói, đây là đơn vị thực phẩm sạch đầu tiên tại chúng tôi đủ điều kiện để trở thành đối tác của EU và Hoa Kỳ.
Một số sản phẩm chủ lực của công ty là:
Rau củ: xà lách Romaine, khoai tây đông lạnh hữu cơ, tỏi hữu cơ…
Trái cây: chà là tách hạt hữu cơ, thanh long ruột đỏ, mít sấy hữu cơ hương nước cốt dừa…
Thịt và Hải sản: óc heo Karst hảo hạng, xương và sườn cá hữu cơ, gà cổ loa…
Đồ uống: Bột ca cao hữu cơ, hoa cúc la mã, bột tảo…
Các sản phẩm từ sữa: sữa nguyên chất, sữa hữu cơ hương sô cô la…
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: tại số 130 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 6673 3350 hoặc 0902 686 292
5. Cửa hàng Tấn TàiTừ khi thành lập, Tấn Tài đã trở thành cửa hàng thực phẩm sạch cung cấp thực phẩm xanh sạch cho nhiều nhà hàng. Chính vì vậy cửa hàng là một trong những công ty cung cấp thực phẩm sạch đáng tin cậy tại chúng tôi Đến với cửa hàng, khách hàng có thể dễ dàng mua được các loại rau, củ, quả tươi ngon, bổ dưỡng. Đặc biệt là các sản phẩm có giá cả phải chăng phù hợp với túi tiền của người Việt Nam với một ngày đi chợ.
Hiện tại quán còn một số đồ ăn khác như:
Hải sản: tôm, cá, ghẹ…
Thịt lợn, thịt bò và thịt gà
Các loại giàu hạt dinh dưỡng
Các nhu yếu phẩm bản khác
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: tại số 1517 Phạm Thế Hiển, Phường 6, Q.8, TPHCM
Điện thoại: 01206 675 696
6. Cửa hàng rau cười Việt Nhật – Cửa hàng thực phẩm sạch TPHCMVới hơn 17 năm kinh nghiệm, rau cười Việt Nhật là cửa hàng thực phẩm sạch chuyên phân phối và cung cấp các sản phẩm hữu cơ sạch. Cửa hàng sử dụng chế độ sản xuất được kiểm định bởi các kỹ sư Nhật Bản, mọi quy trình đều có độ an toàn cao. Ngoài trang trại rộng 2.000m2, Rau Cười Việt Nhật còn hợp tác với các nông dân khác do đó nguồn cung cấp thực phẩm rất dồi dào và đa dạng. Tuy giá thành sản phẩm cao nhưng vẫn được nhiều gia đình ưa chuộng bởi chất lượng đảm bảo.
Những ưu điểm của cửa hàng rau cười Việt Nhật như:
Không sử dụng phân bón
Không có thuốc trừ sâu hóa học
Không chứa chất kích thích
Không có chất biến đổi gen
Không chất bảo quản
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: tại số 117/53 Nguyễn Hữu Cảnh, P.22, Q. Bình Thạnh, TP. HCM
Điện thoại: 0909 141 798
Đọc Ngay: Top 10 Cửa Hàng Trái Cây Nhập Khẩu Tân Bình TPHCM Chất Lượng
7. Cửa Hàng VietGreenFoodCái tên VietGreenFood không còn quá xa lạ với người dân ưa chuộng rau quả xanh tại chúng tôi Được thành lập từ năm 2007, VietGreenFood nhanh chóng trở thành thương hiệu thực phẩm sạch số 1 tại chúng tôi Khi đến cửa hàng, bạn sẽ được nếm thử nhiều loại nông sản nổi tiếng như: cam cara, bưởi da xanh Thanh Thủy và bưởi da xanh Hai Hoa, dưa chuột Úc, xoài cát Việt Hưng.
Không chỉ vậy, VietGreenFood còn là cửa hàng thực phẩm sạch cung cấp các sản phẩm chủ lực khác như thịt heo, thịt bò, hải sản… Chỉ cần khách hàng bước vào cửa hàng là sẽ có ngay mặt hàng thực phẩm sạch, bổ dưỡng cho cả gia đình.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: tại số 187B Điện Biên Phủ, P. Đakao, Q.1. TPHCM
Điện thoại: 0867005010 – 028.38.237.678 – 028.38.237.779
8. Thế giới nông sảnThế giới nông sản là một trong những thương hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực nông nghiệp sạch và thực phẩm hữu cơ an toàn tại chúng tôi Đây cũng là siêu thị thực phẩm sạch uy tín, đơn vị chuyên phục vụ rau củ cho thị trường Nhật Bản, Canada và Mỹ.
Các sản phẩm do Thế giới nông sản cung cấp đều được chứng nhận Vietgap nên luôn đảm bảo an toàn. Thương hiệu cũng sản xuất theo quy trình khép kín, sử dụng những cây giống được chọn lọc kỹ càng, làm nguội nhanh sau khi thu hoạch để giữ được độ tươi và giá trị dinh dưỡng của sản phẩm.
Ngày nay, Thế giới nông sản được mở rộng để đưa nông sản vào thị trường Việt Nam thông qua nhiều loại rau ôn đới và nhiệt đới, đặc biệt là trái cây và rau củ sấy khô rất hấp dẫn
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: tại số 1407 Phan Văn Trị, Phường 10, Quận Gò Vấp, Tp HCM
Điện thoại: 0986 440 558
9. Cửa hàng thực phẩm 3 Sạch – Cửa hàng thực phẩm sạch tại TP.HCMCửa hàng thực phẩm 3 Sạch luôn đáp ứng được nhu cầu không hóa chất, không chất kích thích, không chất bảo quản, không hương liệu… nên được người tiêu dùng vô cùng ưa chuộng. Ngoài ra, nông sản được chế biến thô và được bảo quản nghiêm ngặt trước khi xuất xưởng nên càng làm tăng niềm tin của người dùng.
Thực Phẩm Sạch 3 Sạch luôn mở rộng trang trại, sản xuất trong môi trường khép kín, không hóa chất để bảo vệ người tiêu dùng. Mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho người dùng, mong muốn mang đến sự an tâm cho mọi gia đình.
Không chỉ có rau và thịt, cửa hàng 3 Sạch còn cung cấp heo men vi sinh, cá mòi 4 năm tuổi, đu đủ chín và nhiều sản phẩm khác giúp bạn thoải mái lựa chọn. Đến với cửa hàng bạn có thể chọn được những nguyên liệu để nấu những bữa ăn ngon cho gia đình mình.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: tại số 246 Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q.3, TPHCM
Điện thoại: 028 3930 2129 & 0934 049 592
Tham Khảo Thêm: Top 10 Siêu Thị Hàn Quốc Tại TPHCM Giá Rẻ, Chất Lượng Tốt
10. Cửa hàng OrfarmOrfarm hay còn gọi là Organic Farm được biết đến là một chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch và trang trại hữu cơ thành lập vào năm 2013 và đạt chứng nhận thực phẩm hữu cơ EM GREEN của EMRO tại Nhật Bản. Orfarm luôn mang đến nhiều loại sản phẩm hữu cơ thơm ngon, giàu dinh dưỡng.
Một số mặt hàng chủ lực của cửa hàng từ thịt, cá, trứng đến rau, gạo, gia vị… và các mặt hàng tươi sống và chế biến như xúc xích và lạp xưởng, chả giò, dăm bông, thịt xông khói và nhiều mặt hàng hữu cơ nhập khẩu khác.
Các sản phẩm nông nghiệp của Orfarm được sản xuất theo quy trình khép kín bằng công nghệ EM và đảm bảo với tiêu chí 3 không: không dịch bệnh, không thuốc trừ sâu, không chất kích thích; luôn đảm bảo các quy định nghiêm ngặt từ sản xuất đến chăn nuôi, sơ chế, bảo quản và phân phối
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: tại số 296 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, TPHCM
Số điện thoại: 028 3930 5527 & 091707939
10+ Mẹo Chữa Nấc Cụt Nhanh Bằng Vài Thực Phẩm Quen Thuộc
Nấc cụt là hiện tượng khá phổ biến xảy ra do sự co thắt ngoài ý muốn của cơ hoành nằm giữa ngực và bụng. Khi cơ hoành bị co thắt, dây âm thanh của bạn sẽ bị đóng lại rất nhanh phát âm ra tiếng “nấc cụt”.
Tham khảo từ các bác sĩ bệnh viện đa khoa MEDLATEC, ngay sau đây là mẹo chữa nấc cụt nhanh:
Một trong những mẹo chữa nấc cụt hiệu quả đó chính là bỏ thìa đường vào miệng và nuốt dần, vị ngọt của đường sẽ gây kích ứng nhẹ thực quản, khiến các dây thần kinh cơ thể tự thiết lập lại dẫn đến các cơn co cơ thắt không còn và bạn sẽ thấy cơn nấc qua đi nhanh chóng.
Khi đang bị nấc cụt, bạn có thể dùng một viên đá trong tủ lạnh cho vào miệng hoặc không thì chà viên đá lên má. Tính lạnh của đá sẽ làm dịu dây thần kinh đang bị kích thích và giúp bạn hết nấc nhanh chóng.
Bên cạnh đó cảm giác bất ngờ cũng được coi là cách chữa nấc cụt hiệu quả vậy thì bạn hãy nhờ một người bạn bất ngờ chà viên đá lên mặt và bạn sẽ thấy cơn nấc cụt biến mất.
Bạn có thể ngăn chặn cơn nấc chỉ bằng vài ngụm nước. Cách làm rất đơn giản bạn chỉ cần ngậm một ngụm nước sau đó cúi người xuống và nuốt ngụm nước đó với cách này sẽ làm giãn các dây thần kinh nhằm giải quyết cơn nấc cụt hiệu quả.
Trong trường hợp bị nấc cụt bạn hãy nhanh chóng pha một muỗng cà phê mật ong vào ly nước ấm và uống từ từ. Mật ong sẽ kích thích các dây thần kinh phế vị truyền thẳng từ não xuống dạ dày, thực hiện cách làm này vài lần sẽ mang lại hiệu quả giúp chữa nấc cụt.
Khi bạn bị nấc cụt bạn hãy hít một hơi thật sâu và giữ được hơi thở càng lâu càng tốt. Khi bạn thở sâu sẽ làm căng cơ hoành và ngăn không cho nó co lại, chính nhờ cơ hoành không co thì tình trạng nấc cụt sẽ ngưng.
Bạn nghĩ thật kì quặc khi lè lưỡi ra nhưng đây được coi là mẹo hay để trị nấc cụt vì khi bạn lè lưỡi sẽ kích thích dây thần kinh phế vị, giãn nở các dây thần kinh âm thanh, giảm cơn co thắt gây ra nấc cụt. Hãy thực hiện động tác này khoảng 5-6 là bạn không còn nấc cụt nữa.
Dùng hai ngón tay để bịt 2 lỗi tai lại điều này sẽ gửi tín hiệu “thư giãn” thông qua dây thần kinh phế vị, kết nối với cơ hoành và làm ngừng cơn nấc nhanh chóng.
Bạn hãy túm chặt đầu túi giấy quanh miệng sau đó hít thở thật chậm rãi. Với cách làm này sẽ làm tăng lượng khí CO2 trong máu, tạo áp lực buộc cơ hoành co bóp mạnh và kéo dài hơn để lấy thêm khí oxy đưa lên phổi, đây là mẹo chữa nấc cụt rất hiệu quả.
Khi bị nấc cụt bạn hãy sử dụng ngón tay cái của một tay để ấn vào lòng bàn tay còn lại, ấn càng mạnh càng tốt. Cách này gây phân tâm tác động đến hệ thần kinh khiến bạn hết nấc cục.
Tinh dầu bạc hà giúp làm dịu kích thích cơ hoành, giúp làm dịu chứng nấc cụt
Advertisement
pha một cốc nước chanh ấm, thêm một chút muối hạt, vài lá bạc hà và uống. Cách này có thể giảm nhanh triệu chứng nấc cụt hiệu quả.
Tham khảo: 27 loại rau thơm phổ biến ở Việt Nam và công dụng của chúng
Nguồn: Bệnh viện đa khoa MEDLATEC
Tiểu Phẩm Dự Thi An Toàn Giao Thông (7 Mẫu) Kịch Bản Dự Thi An Toàn Giao Thông 2023
– HS1 và HS2: Trong vai học sinh đi xe lạng lách.
– HS3 và HS4 : Trong vai học sinh đi học về.(đi bộ)
– HS5: Trong vai cụ già
Sau giờ tan học: …………và………….. đi xe lạng lách trên đường; ……………và………… thì đi bộ.
– HS1: Có bạn nào muốn đi nhờ xe không? Tôi chở về.
– HS3: Các cậu đi xe kiểu ấy ai mà dám ngồi.
-HS4: Các cậu đi cẩn thận kẻo tai nạn đấy!
-HS 2: Vẽ chuyện; Chúng tớ lâu nay đi như thế có sao đâu.Đúng là cụ non.
– HS 1: Mặc kệ chúng nó. Ta đua xe tiếp nào!
– HS 1, HS 2: tiếp tục liệng lách trên đường, va vào một cụ già.
– HS 5: ối ! giời ơi! Chúng mày đi kiểu gì thế hả? ( HS 3, HS 4 chạy tới).
– HS 4 : Ông ơi, bà có sao không?
– Quang5: Ông không sao? ( Nhìn sang 2 cháu đi xe đạp và hỏi) Thế hai cháu có làm sao không?
– HS 1, HS 2 : Bọn ….cháu … không sao.
– HS 5: Lại đây ông xem nào. Ờ, hai cháu không sao là tốt rồi, nhưng đi kiểu này có ngày chết oan đấy cháu ạ.
+ Chương trình ti vi, đài báo ngày nào chẳng có tiết mục An toàn giao thông nói về tai nạn xảy ra ở chỗ này, chỗ kia để cảnh báo mọi người biết mà thực hiện tốt luật ATGT. Vậy mà hai cháu đây chẳng nhớ gì cả.
+ Các cháu ạ, cũng chính vì không hiểu biết về luật ATGT mà ông đã có một câu chuyện thật buồn.
– HS 2: Chuyện gì thế hả ông? ông kể cho chúng cháu nghe đi.
– Tất cả: Phải đấy, Ông kể cho chúng cháu nghe đi.
– HS 5: Chuyện đã xảy ra lâu lắm rồi. Mấy chục năm qua nỗi kinh hoàng vẫn cứ đeo đẳng ông. Lương tâm vẫn cứ dằn vặt ông cho đến tận bây giờ.
– HS 3: Ông kể ngay đi ông.
– HS 5: Các cháu cất dựng xe lên, cất goj vào, ông sẽ kể cho nghe. (Dựng xe và cất gọn vào bên đường )
Năm ấy, ông là sinh viên năm cuối của trường sư phạm. Tương lai trở thành một thầy giáo Nhưng rồi một người bạn đến chơi, đem theo một chiếc xe máy. Người bạn rủ ông đi chơi rồi hứa sẽ dạy ông đi xe máy. Ngồi đằng sau xe máy, ông vui quá, Giơ hai tay lên trời rồi hát vang. Còn người bạn thì phóng như bay…
– HS 1: Rồi sao hả ông?
– HS 5:
+ Chẳng may…người bạn mất lái đâm xe vào cột mốc. Lúc ông tỉnh dậy thì thấy mình đang nằm trong bệnh viện. bố mẹ thì khóc sưng cả mắt. Mẹ nhẹ nhàng an ủi: “Con chỉ bị gãy một chân thôi còn bạn con thì … thì … mất rồi.”
+ Lúc ấy ông có cảm giác như trời sụp xuống, tinh thần hoảng loạn và không thể nào học tiếp được nữa. Mãi đến sau này mới bình tâm trở lại. Giá như lúc ấy, ông hiểu biết về luật ATGT thì đâu đến nỗi mất đi một người bạn, mất đi cả một tương lai tương sáng. Thế mà một số người có hiểu biết về luật ATGT mà lại không chấp hành tốt để tai nạn xảy ra, đem nỗi bất hạnh đến cho chính mình và người khác – Như hai cháu đây chẳng hạn.
– HS 3: Hai bạn đã nghe rõ rồi chứ?
– HS 1, HS 2: Cháu xin lỗi ông
– HS 2: Ông ơi, chúng cháu chỉ vì muốn chơi ngông một chút, thích đua đòi sĩ diện mà quên cả luật GT.
– HS 1: Đây là bài học nhớ đời cho bọn cháu, may mà ông tha cho.
– HS 5: Ừ, có lỗi mà biết sửa lỗi thế là tốt rồi cháu à.
– HS 3: Ông ơi, ở trường cháu, các cô giáo còn dạy cả ATGT nữa đấy ông ạ.
– HS 5: Tốt quá! Tốt quá!
– HS 4: ông, thực hiện tốt luật ATGT là giữ an toàn cho chính mình và mọi người ông nhỉ.
– HS 5: Đúng rồi đấy.
– HS 3: Ông ơi. Trường cháu sắp tổ chức ngoại khóa Tuyên truyền măng non có phần thi tiểu phẩm tuyên truyền, lớp cháu tham gia tuyên truyền về an toàn giao thông. Chúng cháu muốn ông là khách mời đặc biệt của chúng cháu!
– HS 4: Câu chuyện ông vừa kể, chúng cháu sẽ kể lại cho tất cả các bạn trong hội thi nghe.
– HS 5: Được, được! ông sẽ đến cổ vũ cho các cháu. Còn hai cháu kia có đi với ông và các bạn đến hội thi để tìm hiểu về ATGT không?
– HS 1, Văn: Dạ! có ạ.
– Đồng thanh: An toàn là bạn – Tai nạn là thù. ATGT là không tai nạn. – Mỗi chúng ta phải ý thức trách nhiệm của mình để lập lại trật tự ATGT.
Ba: Trời ơi, mới qua nhà ông Sáu uống có 8 chén trà mà đã tới giờ đưa mấy đứa nhỏ đi học rồi, nhanh quá. Tối ngày cứ chạy tới, chạy lui đưa rước tụi nhỏ là hết ngày, hết giờ của tui rồi.
Con: Ba ơi, xong chưa, nhanh lên đi, con trễ giờ học rồi.
Ba: ừ ừ… để ba dẫn xe ra liền.
Con: Ủa, sao ba không lấy nón bảo hiểm cho con?
Ba: Nón với nải gì, từ đây vào trường có xa xôi gì đâu, mà có công an nào vào cái đường này đâu mà đội với không.
Con: Nhưng mà cô con dặn mà ba. (kéo dài). Hổm nay, tui con bị cô la quày mà bữa nay trường con có mấy chú công an qua tuyên truyền luật dao thông nữa đó ba.
Ba: Cô nào nói tao nghe thử coi! tao đưa tụi bây đi học sớm, công an nào mà qua dờ này.
Con: Dạ cô Thoa. Nhưng…..ba ơi…….
Ba: Cô Thoa chứ gì, để đó cho tao, giờ cứ lên xe tao chở đi học!
Con: Ba…… (kéo dài)
Ba: (bực mình) Có lên xe không thì nói, trễ rồi, tao còn ghé rước 2 đứa kia nữa.
Con: Dạ……… (nhăn nhó)
Uyên: Sao lâu vậy bác Năm?
Ba: Con Vy nó cãi nhau với bác nên lâu thế đấy. Được rồi, Nhi, lên đằng trước, Uyên, lên đằng sau, lẹ lên.
Con: Con ngồi chật lắm ba ơi!
Uyên: Con cũng ngồi chật lắm bác Năm ơi.
Nhi: Còn con ngồi đằng trước, lần nào bác cũng lấn con muốn rớt xuống dưới luôn đấy ạ.
Ba: Mấy đứa bây lộn xộn quá, tao chở tụi bây đi học từ hồi đầu năm tới bây giờ chứ có phải mới đây sao mà chật với chội.
Uyên: Dạ, thì tụi con đã nói với bác từ đầu năm tới giờ là đi hai bận xe mà bác không chịu nghe, tụi con ngồi chật lắm, rồi bác còn kêu bỏ nón bảo hiểm ở nhà làm tụi con bị cô giáo và nhà trường nhắc nhở hoài đấy ạ.
Ba: Chở có 3 đứa mà đi 2 bận chi cho mất công, chật chút xíu có sao đâu, đội chi cho mệt, tao chở tụi bây hoài có té lần nào đâu mà lo.
Uyên: Uả, vậy sao bác đội mũ bảo hiểm?
Ba: ừ, ừ…….thì tại tao lớn tao đội, tụi bây nhỏ đội chi.
Con: Vậy ba chỉ biết bảo vệ ba thôi, không bảo vệ tụi con à?
Ba: Cái con nhỏ này nhiều chuyện quá, tao đội để tránh công an, với lại để người khác nhìn vào họ nói tao không chấp hành luật giao thông chứ không phải bảo vệ cái đầu tao đâu.
Con: Sao hồi nãy ba nói giờ này làm gì có công an.
Nhi: Bác chở thế này là vi phạm luật giao thông rồi đấy ạ.
Ba: (bực mình).Thôi, tao mệt tụi bây quá quá, lãi nhãi hoài; lên xe đi, tao chở cái vèo là tới trường liền.
(3 người mặc ũ rũ miễn cưỡng lên xe), xe chạy: tạch tạch tạch……………..
Hân từ cổng trường băng qua đường mua bánh: rầm (cả 5 người cùng té ngã trước cổng trường, mẹ Hân còn ở gần đó nên vội chạy đến
Mẹ: Trời ơi chết con tôi rồi. (bực tức ) anh chạy xe cái kiểu gì vậy hả?
Ba: Ui cha, gãy cái chân tôi rồi, tại tui hả, tại con bà chứ tại tui sao.
Nhi: Em có sao không vậy?
Hân: Em bị trầy tay chân thôi ạ.
Mẹ: Trầy sao được mà trầy, anh đền tiền cho tôi về mua thuốc cho con tôi nữa chứ.
Ba: Tại con bà chứ tại tôi sao mà đền hả?
4 HS: Chúng em chào cô ạ!
Cô giáo: Uả, sao các em không vào lớp, 3 đứa bị sao vậy?
Con: Dạ, ba em chạy xe tới đây thì có em nhỏ băng qua đường nên ba em đụng trúng ạ.
Cô giáo: Tụi em có sao không?
4 HS: Dạ, tụi em không sao ạ.
Mẹ: Chào cô giáo, cô xử dùm tôi coi, anh này chạy xe đến cổng trường mà lại chạy quá nhanh nên đụng phải con tui đấy.
Ba: Cô giáo đấy à, tôi đang chạy xe mà con bé chạy băng qua đường thì làm sao tôi tránh kịp, vậy mà chị ta còn bắt tôi đền tiền nữa đấy.
Cô giáo: Anh là phụ huynh của em Vy phải không. Thế anh chở mấy em đến trường?
Cha: Có 3 đứa chứ bao nhiêu, con tôi và 2 đứa cháu.
Nhi: Bác Năm chở có 1 bận hà cô, bác không cho tụi em đội mũ bảo hiểm ạ.
Cô giáo: Thôi tôi hiểu rồi, tôi mời anh chị và các cháu vào văn phòng trao đổi một chút, ở đây là cổng trường không tiện đâu ạ.
(vào văn phòng)
Mẹ: Thế nào, cô giáo nói đi.
Cô giáo: Để tôi hỏi Hân đã. (quay qua Hân): Hân, cô thấy con vào trường rồi, con chạy qua đường làm gì vậy?
Hân: Dạ, …. con đi mua bánh ạ.
Cô giáo: (quay qua mẹ) Chị à, cháu nó mới học lớp 1, chị nên mua sẵn sữa và bánh cho cháu mang theo, chứ để cháu chạy qua chạy lại trước cổng trường rất nhiều xe cộ nên nguy hiểm lắm, may mà cháu không sao.
Mẹ: Thế hả cô giáo, thôi tôi biết rồi, từ nay tôi sẽ đem sẵn bánh sữa bỏ vào cặp cho cháu, có gì chắc tôi không sống nổi quá cô giáo ơi. Tôi cảm ơn cô giáo nhiều nghe.
Ba: Thấy chưa, tui đã nói là lỗi không phải do tui mà chị cứ cố cãi.
Cô giáo: Thưa anh, lỗi ở anh là nhiều hơn đấy ạ. Đây là 3 em học sinh của lớp tôi, tuần nào các em cũng bị nhắc nhở về việc đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, tôi đã nhắc các em về nói với người thân nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được, tôi cảm thấy rất buồn lòng.
Ba: Đi xe có chút xíu hà cô ơi.
Cô giáo: Nhưng theo đúng luật giao thông và quy định của nhà trường thì anh phải cho các cháu đội mũ bảo hiểm ạ.
Ba: Luật thì ở quốc lộ, ở ngoài đường lớn chứ ở đây là đường nông thôn mà cần gì cô ơi.
Mẹ: Trời ơi cái ông này hết nói nổi ông luôn.
Công an: Xin chào mọi người, tôi xin tự giới thiệu, tôi là Đạt là và đây Thanh, húng tôi là công an giao thông. Hôm nay tôi được nhà trường mời đến đây để sinh hoạt tuyên truyền chấp hành luật giao thông cho các em học sinh.
Cô giáo: Chào anh, may quá, vậy sẵn có anh ở đây, tôi nhờ anh giúp tôi tư vấn luật giao thông cho phụ huynh luôn ạ.
Mẹ: Cái ông này ngang ngược không nghe ai nói hết đấy anh công an à.
Công an: Có chuyện gì thế cô giáo?
Cô giáo: À, Chuyện là thế này, anh phụ huynh này chở 3 em đi học mà không cho các em đội nón bảo hiểm, khi đến cổng trường anh lại chạy nhanh nên đụng phải học sinh ạ.
Ba: Tui sai thế nào, đâu chú nói tui nghe thử coi.
Công an: Đúng là anh đã sai rồi đấy! anh chở đến 3 cháu với cả anh trên 1 xe là vi phạm luật giao thông, trong khi ở độ tuổi các cháu anh chỉ được phép chở 2 người. Hơn nữa, anh không cho các cháu đội mũ bảo hiểm như thế là rất nguy hiểm, mũ bảo hiểm là để bảo vệ an toàn phần đầu cho người tham gia giao thông, người cầm lái lẫn người ngồi phía sau nếu có xảy ra tai nạn. Còn nữa, theo quy định, khi tới gần trường học anh phải giảm ga và chạy thật chậm nhưng anh lại chạy rất nhanh nên mới gây ra tai nạn.
Ba: Biết là tui chạy nhanh, nhưng cũng tại con bé này tự nhiên ở đâu chạy đụng dào xe tui, sao tui tránh kịp.
Công an: anh có thấy biển báo trường học đằng kia không? Cổng trường là nơi tập trung nhiều học sinh, nhất là vào các giờ cao điểm. Tất cả các phương tiện giao thông đều phải chạy chậm và quan sát kỹ để đảm bảo an toàn cho các cháu.
Ba: dậy tui đụng phải con bé này là lỗi của ai?
Công an: đây là lỗi của cả 2 bên. Lỗi của anh là chạy quá nhanh trước cổng trường. Lỗi của bé này là qua đường không quan sát xe cộ.
(quay qua mẹ): chị nên nhắc nhở cháu cẩn thận khi qua đường 1 mình nghe chị.
Mẹ: thôi tui biết rồi, tui cảm ơn chú.
Ba: ủa dậy còn tui, tui sai nhiều dậy hả.
Công an: Anh biết không, hiện nay ở các trường học có rất nhiều phụ huynh chở con em đi học nhưng lại không đội mũ bảo hiểm cho các cháu, điều đó vừa gây nguy hiểm cho các cháu, vừa ảnh hưởng đến nhà trường và còn làm mất đi nét văn hóa giao thông học đường đấy .
Con: Ba nghe mọi người nói chưa ba, chúng con được học văn hóa giao thông ở trường rồi nên tụi con ai cũng hiểu luật hết, tại tụi con nói mà ba không chịu nghe. Còn nữa, khi va chạm giao thông thì mình phải xem lỗi thuộc về ai, không được chửi mắng đỗ lỗi cho nhau mà phải biết lịch sự hỏi thăm xem người kia có sao không và xin lỗi, thậm chí bồi thường cho người khác khi mình làm họ bị thương hoặc hư hại tài sản ạ.
Ba: Thôi, ba biết rồi mà, con cứ nói quày.
(Quay sang mẹ): Tôi xin lỗi chị, chị bỏ qua cho tôi nghe
Mẹ: Không sao đâu anh, tôi cũng thấy ngại quá vì đã bắt anh đền tiền.
Ba: (Quay sang công an và cô giáo). Chú công an và cô giáo bỏ qua cho tui nghe, bọn trẻ bây giờ được nhà trường dạy văn hóa giao thông hay quá, đứa nào cũng tiếp thu tốt hết. Tôi đã từng tuổi này mà kiến thức về giao thông còn kém quá. Thôi, từ nay tôi hứa là tôi sẽ cho các cháu đội nón bảo hiểm và chở các cháu nhiều bận chứ không chở 4 người như thế này nữa. Tới cổng trường tôi sẽ chạy chậm lại, nhà trường đã cực khổ dạy dỗ các cháu mà chúng tôi lại còn làm phiền các thầy cô nữa, tôi thành thật xin lỗi cô giáo nghe.
Con: Hoan hô ba.
Uyên, Nhi: Hoan hô bác Năm, bác Năm muôn năm.
Cha, mẹ: Vậy cũng được.
Tất cả cùng đồng thanh: AN TOÀN GIAO THÔNG LÀ HẠNH PHÚC CỦA MỌI NHÀ.
Tiểu phẩm dự thi của chúng em đến đây là hết, chúc sức khỏe thầy cô và các bạn, chúc hội thi thành công tốt đẹp.
(Tất cả cùng chào)
Màn 1:
(Tại một quán nhậu, ba người đàn ông đang vui vẻ, rượu vào, lời ra)
Minh
Quân
Ha… ha… ha…Trăm phần trăm nào anh em, uống đi cho thoải mái cuộc đời.
Minh
Đúng vậy, phải làm tăm phần tăm. Lấy rượu thêm đi anh em.
Cường
Minh
Cường
Hôm nay chúng ta không say không về. Lâu rồi chúng ta không gặp nhau luôn, phải uống cho hết mình. Chưa say chưa được về.
Quân
Chưa say chưa v…ề. Khà khà….!
Cường
Thêm món nhắm không, uống khan thế này sót ruột quá.
Minh
Thôi, mình làm hết chai này rồi về thôi. Chiều tao còn phải làm việc nữa.
Quân
Kệ đi mày. Việc cơ quan đã có thằng khác lo, việc của mày là phải uống hết chai này với bọn tao.
Cường
Quân
Minh
Ok, hôm nay thế đã. Chủ quán đâu, thanh toán tiền nào.
Cường
Ok. Tăm phần tăm nào.
Cả ba người cùng nhau chúc tụng. Lúc này cả ba đều ngà ngà say, mặt trời bắt đầu mọc vào lúc 1giờ chiều trên gương mặt của họ.
Màn 2:
Ba người đàn ông ngà ngà men rượu bước ra khỏi quán nhậu.
Minh
Thằng nào có xe lai tao với, lúc nãy tao đi taxi tới.
Cường
Vậy hả, hai thằng tao đi một xe máy. Hay mày gọi taxi mà về.
Quân
Thôi không sao đâu. Lên đây tao dzin ba.
Minh
Nhưng mà tao không có mũ bảo hiểm.
Quân
Không sao đâu, tao là siêu sao lách công an mà. Mày cứ ngồi lên đây tao đèo.
Cả ba ngồi lên chiếc xe máy, lạng lách, vòng vèo đi nhanh về kịp giờ làm buổi chiều.
Cường
Mày đi từ từ thôi, mày say rồi đấy.
Quân
Bậy mày! Tao đâu có say. Mà tao say thì mày cũng xỉn chớ mày hơn gì tao? Mày xem tao chạy nè…(Quân nói xong rú ga bốc xe lên chạy, rồi móc điện thoại ra nghe và nói cười rất thản nhiên…chạy vòng vòng, lạng lách, đánh võng…. )
Minh
Quân, chạy chậm thôi, đừng lạng lách. Cất điện thoại đi…!
Quân
Không sao đâu mày, tin tưởng vào tay lái lụa của tao đi.
Cường
Chết rồi Công an trước mặt mày ơi!
Quân
Đâu đâu, chúng mày ngồi yên để tao lách nào, không sao đâu.
Minh
Không được đâu mày, nguy hiểm lắm. Đường một chiều mày quay xe là chết đó.
Cường
Không kịp rồi mày ơi.
CSGT
Huýt còi ra hiệu dừng xe
Quân loạng choạng dừng xe, cả ba xuống xe.
CSGT
Yêu cầu anh xuất trình Giấy phép lái xe!
Quân
CSGT
Không được. Các anh đã vi phạm luật an toàn khi tham gia giao thông
Quân
(tỏ vẻ khó chịu, lý sự)Vi phạm hồi nào? Tui có gây ra tai nạn, gây thương tích cho ai đâu mà bảo phạm luật ?
CSGT
Không cứ phải gây ra tại nạn cho người khác mới là phạm luật. Anh đã điều khiển xe máy trong khi hơi thở có nồng độ cồn vượt mức qui định.
Quân
Làm sao đồng chí biết hơi thở của tôi có nồng độ cồn vượt mức qui định?
CSGT
(đưa máy đo nồng độ cồn cho Quân, Minh, Cường)Các anh vui lòng thổi vào đây!
Cả ba ngần ngừ một chút rồi thổi vào máy
CSGT
Anh lại còn lạng lách, đánh võng…Điểm b Khoản 7 Điều 9Nghị định 34/2010 của Chính phủ ngày 02 tháng 04 năm 2010 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người điều khiển xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị.
Quân
Nhưng mà tôi vẫn chủ động, điểu khiển xe an toàn, tôi có làm sao đâu?
CSGT
Anh không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy tham gia giao thông. Điểm i Khoản 3 Điều 9 Nghị định 34/2010 của Chính phủ ngày 02 tháng 04 năm 2010 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển, người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng cách khi tham gia giao thông trên đường bộ.
Minh
Các đồng chí thông cảm, lâu rồi anh em tôi không gặp nhau.
CSGT
Anh lại sử dụng điện thoại trong lúc đang điều khiển phương tiện giao thông… Điểm K Khoản 1 Điều 9 Nghị định 34/2010 của Chính phủ ngày 02 tháng 04 năm 2010 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định: Phạt tiền từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng đối với người đang điều khiển xe sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính; người ngồi trên xe sử dụng ô.
CSGT
Chấp hành luật giao thông là nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi công dân. Các anh là cán bộ, công chức lại càng phải chấp hành nghiêm túc để làm gương cho quần chúng nhân dân.
Quân
Đồng chí thông cảm. Tôi xin rút kinh nghiệm lần sau sẽ không vi phạm. Các đồng chí bỏ qua cho lần này…
CSGT
Xin lỗi các anh, chúng tôi không thể làm theo yêu cầu của anh được. Chúng tôi buộc phải giữ GPLX và phương tiện của các anh trong thời gian qui định của luật và đồng thời thông báo tình hình vi phạm của các anh về cơ quan của các anh.
Yêu cầu anh ký biên bản!
Quân
Linh động chút đi đồng chí ơi! Vì chúng tôi cũng chưa gây ra thiệt hại gì mà.
CSGT
Tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu như các anh uống rượu mà điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Tai nạn có thể xảy ra và có thể cướp đi sinh mạng của người đi đường hoặc chính sinh mạng của các anh bất cứ lúc nào.
Minh
(nói với Quân): Đồng chí ấy nói đúng đấy. Mình sai quá đi rồi. Thôi ký tên vào biên bản vi phạm đi.(Quân miễn cưỡng ký tên vào biên bản).
Quân
Kính thưa quí vị! Tôi rất thấm thía về lời của đồng chí CSGT.
Đúng! Hãy vì lương tâm và trách nhiệm công dân, vì tính mạng của chính chúng ta và của những người đi đường. Hãy tuân thủ một cách nghiêm túc trong việc thực hiện an toàn trong khi tham gia giao thông nhằm ngăn ngừa đến mức cao nhất việc gây ra tai nạn cho người khác và kể cả chính mình.
(Các nhân vật chào nhau và kết thúc)
Thay lời kết: Đã uống rượu, bia thì không lái xe!
Bố: (Ngồi hút thuốc lào)
Không biết – Cái thằng Minh nó đi đâu chứ?
Mẹ: Đi chưa – đi chưa hả ông? Sắp đến giờ rồi đấy!
Bố: Đi với đứng gì? Thằng Minh đã về đâu mà đi.
Lan đâu?
Lan: Con đây, con đây.
Bố: Thôi không đợi nữa, mày xuống lấy xe đưa bố và mẹ mày đi ăn cưới.
Lan: Không được đâu bố ạ, con chưa có giấy phép lái xe.
Mẹ: Ấy phép với tắc gì chứ, cái xe bò to thế mày còn lái được cơ mà.
Lan: Không được đâu mẹ ạ, ở trường con đã được học luật giao thông rồi mà.
Bố: Con này, học với chả hành – Mày không lái thì tao lái.
Lan: Kìa bố – bố không hiểu luật giao thông nhớ ra đường gặp tai nạn thì sao?
Mẹ: Lan à, tao với bố mày ngã suốt có sao đâu.
Lan: Kìa bố, bố không được chở 3 người. Mà mũ bảo hiểm của bố không có quai kìa.
Bố: Con này mày lắm chuyện, tội đâu tao chịu, ngồi lên nào.
Lan: Kìa bố – bố đi chậm thôi, đằng kia có đèn đỏ kia kìa!.
Mẹ : Ôi dào ôi. Có mỗi cái đèn đỏ mà lắm người xem thế!
Bố: Xanh với đỏ cái gì. Xem tao đi đây này? (en …….en)
Lan: Ơ bố vượt đèn đỏ rồi.
Công an: (Tuýt còi)
Cháu chào bác, yêu cầu bác xuất trình giấy tờ.
Bố: Cán bộ à. Gia đình tôi ăn cưới mà, có đụng vào ai sao mà giữ lại, vớ va vớ vẩn.
Mẹ: ÁI đà, mày ngồi đằng sau biết cái gì cơ chứ.
Công an: Đề nghị bác trật tự, bác có biết mình vi phạm gì không?
Bố: Cán bộ à ba người vẫn ngồi trên xe, xe vẫn chuyển bánh mà có bị ngã đâu.
Lan: Bố đi vào thị trấn cứ phóng vèo vèo lại vượt đèn đỏ nữa.
Mẹ: Lan à, mày ngu thế, mày cứ bô bô cái mồm – mày muốn bố mày bị phạt à.
Công an: Thôi được rồi để cho tôi nói cho bác nghe. Lỗi thứ nhất của bác là đội mũ bảo hiểm không cài quai.
Bố: Cán bộ à, Tại nhà bác nhiều chuột quá nó cắn đứt quai mũ, chứ bác có lỗi gì đâu.
Công an: . Lỗi thứ hai là không chấp hành hiệu lệnh tín hiệu đèn giao thông lại còn vượt đèn đỏ.
Bố : Tại cái cột đèn nó đứng yên, Nó có chạy mà tôi phải vượt?
Công an: Yêu cầu bác nghiêm túc, lỗi thứ 3 là bác chở quá số người quy định.
Bố: Ối dào, ở làng bố vẫn chở bốn người lên dốc, xe vẫn chạy ầm ầm đấy thôi.
Lan : Bố như vậy là bố vi phạm luật giao thông rồi đấy . Bố sẽ bị phạt tiền
Mẹ: ơ sao lại phạt, bố mày lái giỏi thế mà.
Công an: Bác nhìn đây khi đến đèn đỏ thì mọi người dừng lại còn bác thì lại vượt qua.
Thôi thôi. Bây giờ mời bác xuất trình giấy tờ để chúng tôi làm biên bản.
Bố: Ơ giấy tờ gì? Giấy mới chả tờ. Sao mà lắm chuyện thế?
Công an: Không được đấy là quy định.
Mẹ: Thôi ông à, chấp hành đi mình đủ giấy tờ mà.
Lan: Đúng đấy bố ạ.
Bố: Giấy tờ đây.
Công an: Bác ơi đây không phải giấy tờ của bác,
Bố: Đúng mà, Giấy này là của thằng Minh con bác mà.
Công an: Thế giấy phép lái xe của bác đâu
Bố: Ô làm gì có, giấy của ai mà chả được, giấy nào chả là giấy. rách việc quá
Mẹ: Ôi thu thật à, tưởng chỉ nạp tiền thôi chứ. Thu rồi lấy gì mà đi.
LAN : Con đã bảo bố rồi mà, bố có nghe con đâu.
Bố: Thì tao biết đâu được đấy.
Này đừng có cậy công an mà bắt nạt dân. Tôi đi kiện -Tôi đi kiện.
Cô giáo: Ô kìa. DẠ Chào hai bác, chào đồng chí công an.
Lan : Dạ, em chào cô.
Công an: Chào cô giáo.
Bố: May quá cô giáo ở đây.
Cô giáo: Bác ơi bác cứ bình tĩnh. Vừa rồi tôi đi qua nghe được câu chuyện, theo tôi đồng chí công an xử lí như thế là đúng quy định rồi.
Bố: Đúng cái gì chứ ? Nhưng vừa rồi tôi có đâm vào ai đâu.
Cô giáo: Không phải cứ đâm vào ai thì mới có lỗi đâu bác ạ.
Ở trường, em đã được học luật giao thông rồi, em hãy nói cho bố biết những điều bố vi phạm đi.
Lan : Vâng ạ. Bố đã vi phạm điều 30 khoản 2 luật giao thông đường bộ quy định. Khi điều khiển ô tô 2 bánh, 3 bánh xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có quai đúng quy cách.
Bố: Đã bảo chuột cắn đứt quai mũ mà.
Cô giáo: Bác cứ bình tĩnh để em nó nói hết đã.
Lan : Theo điều 30 khoản 1 quy định, người điều khiển mô tô chỉ được chở 1 người, trừ trường hợp chở người đi cấp cứu hoặc chở trẻ em dưới 4 tuổi thì được chở 2 người.
Bố: Hì hì, thì con Lan nhà tôi nó 13 tuổi mà.
Lan : Ơ ơ con 15 tuổi mà.
Mẹ: Lan – mày ngu thế hả con? Mày muốn bố mày bị phạt à?
Bố: Mày muốn tao bị phạt à? Mày ngu thế?
Cô giáo: Hai bác đừng mắng em nó nữa, cháu là học sinh của tôi, tôi biết mà. Em cứ nói tiếp đi.
Bố: Thôi, thôi không cần nói nữa.
Hì hì – nói như vậy chắc là tôi mắc lỗi thật rồi .
Công an: Thế nào, bây giờ thì bác bảo công an bắt nạt dân nữa chứ.
Bố: Đã biết là có lỗi, thế phạt bao nhiêu?
Cô giáo: Thưa bác! Áp dụng hình phạt của luật giao thông đường bộ thì: đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách thì phạt từ 100 đến 200 nghìn đồng. Chở quá số người quy định phạt từ 100 đến 200 nghìn đồng, lỗi không chấp hành đèn tín hiệu giao thông phạt từ 200 đến 400 nghìn đồng.
Bố: Ối giời ơi 100 nghìn – 200 nghìn – 400 nghìn
Công an: Và lỗi cuối cùng không có giấy phép lái xe phạt từ 800 nghìn đồng đến 1 triệu hai trăm đồng.
Mẹ: Ối giời ơi, phạt nhiều thế thì có mà bán xe đi mà nộp phạt à?
Lan: Thì con đã bảo bố rồi. Bố có nghe con đâu?
Bố: Thì tao biết đâu đấy.
Cứ tưởng như lái xe bò ấy, mà mày được học cái luật giao thông mà mày chẳng nói cho tao biết.
Giời ơi thế là mất mấy tạ thóc rồi.
Lan : Thế bố có cho con nói đâu?
Mẹ: Thôi ông à, có lẽ tôi với ông phải đi học cái anh luật giao thông mới được. ừ ! Không học thì lái xe bò mà đi ra phố à.
Bố: Báo cáo cô giáo, báo cáo chú công an, ngay ngày mai vợ chồng tôi phải đi học luật giao thông, thi được cái anh bằng lái.
Lan : A hoan hô bố.
Cô giáo: Như vậy hai bác đã hiểu ra vấn đề rồi. Chúng ta phải học và nghiêm chỉnh chấp hành luật an toàn giao thông, bởi an toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người, mọi nhà đấy bác ạ.
Bố mẹ: Ừ, vợ chồng chúng tôi phải đi học thôi.
Tất cả ra chào.
Cảnh 1: (Tiếng còi xe trên đường).
Bà Bình An ngơ ngác đi trên đường, vừa đi vừa nhìn xung quanh, miệng lẩm bẩm:
– Quái, không biết có phải đường này không nhỉ, mới mấy năm không về quê mà nhà cửa, phố xá thay đổi quá không thể nhận được. ( Quay sang vẫy nón hỏi: )
– Ơ này các bác ơi, về Thị trấn……….đường nào ấy nhỉ?
Nói đế: Cứ đi thẳng rồi rẽ trái là đến nơi.
Cảnh 2: Mai đang đứng ở cổng trường đợi người đến đón:
Sao mãi không ai đến đón mình nhỉ.
(quay ra) A ông bà ơi! Cháu đây! ( chạy ra chỗ ông bà đỗ xe)
Bà Chát: Mai ơi, nhanh lên xe về không muộn cháu.
Mai: Thế mũ xe máy của cháu đâu ạ?
Ông Đốp: Ông bà đi ăn cỗ gần đây tiện thể vào đón cháu nên không mang theo mũ xe máy. Mà từ đây về nhà có một đoạn đường làm gì phải mũ với nón.
Mai: Cô giáo cháu bảo ngồi lên xe máy là phải đội mũ bảo hiểm. Không có mũ cháu không lên xe đâu!
Bà: Giờ này các thầy cô giáo về hết rồi không ai biết đâu, còn các chú công an ông đều quen biết hết không sợ gì. Lên xe về thôi cháu.
Mai: Đội mũ xe máy không phải để đối phó với mọi người mà để bảo vệ chính mình ông bà ạ.
Ông: (quát) Có lên xe không thì bảo. Ông cho mày đi bộ về bây giờ. Trứng mà đòi khôn hơn vịt à. Lên ngay!
(bà cắp cháu lên xe)
(Ông phóng xe rồ ga)
Cháu: Ông ơi, ông đi nhanh quá, cháu sợ lắm!
Ông: Sợ cái gì mà sợ. Cứ bám chặt vào! (vít ga phóng nhanh hơn).
Bà Chát: Chậm chậm thôi ông ơi, ông vừa uống rượu lại
Ô kìa! Có người dừng lại đi, dừng lại đi ông ơi.
Bà Bình An đột ngột qua đường (tiếng phanh xe) két….oành/ ối …ối
Bà Bình An: Ối giời, ối giời ơi…
Bà Chát: Cháu ơi, cháu có sao không? Ông Đốp, ông Đốp ơi, ông có làm sao không?
Cháu: Cháu không sao ạ.
Ông Đốp: Giập mất quả mông rồi bà nó ơi.
Bà Chát: Tôi đã bảo rồi mà ông có chịu nghe tôi đâu
Ông Đốp: Chỉ tại cái bà kia. Ôi cái xe…cái xe SH vừa mới tậu của tôi.
(vội vàng chạy lại chỗ cái xe) Trời ơi gương đi đằng gương, yếm đi đằng yếm còn gì là xe nữa.
(Sững sờ). Cái nhà bà kia (bà An sợ sệt lùi lại) đền ngay cái xe cho tôi. Bà làm hỏng xe của tôi.
Bà Chát: Đền ngay.
Bà An: Tại gì tôi, tại ông thì có, ông đâm xe vào tôi xước hết cả người lại còn….
Bà Chát: Tại bà.
Bà An: Tại ông.
Bà Chát: Tại bà….
Ông Đốp: Chả tại bà thì tại ai, đi sang đường chẳng nhìn gì cả lại còn già mồm, bà có muốn cãi không
Bà An: Ông ơi tôi xin ông, ông tha cho tôi, tôi làm gì có tiền mà đền.
Ông Đốp: Tôi không biết, bà muốn làm thế nào thì làm (xót xa) cái xe tôi vừa mới mua hơn 70 triệu đấy.
Bà An: Thế…. thế tôi phải đền ông bao nhiêu.
Ông Đốp: Hỏng nặng thế này bà phải đền tôi 2 chục triệu.
Bà An: (mắt trợn tròn, mồm lắp bắp) Hai…chục…triệu?
Ông Đốp: Đúng! 2 chục triệu. Sai thì phải đền chứ còn sao nữa.
Bà An (hát): Trời ơi tôi lấy đâu ra tiền, bây giờ tôi trót vi phạm luật giao thông đường kia cứ sang ngang. Chẳng nhìn vạch sơn hay nhìn quanh khi bước sang đường. Giờ đây xe vỡ, yếm tan, chẳng còn gương nữa. Ông bắt đền tôi ngần kia, thôi tan rồi mộng ước sum vầy.
Ôi khiếp người dân nghèo tôi lấy đau ra ngần ấy là tiền.
Ối giời cao đất giầy ơi! Ối thằng bố cả ơi là thằng bố cả ơi! Bu lấy đâu ra tiền mà đền cho người ta bây giờ! Tên là Bình An mà có được bình an đâu.
Bà An (đến gần ông Đốp, bà Chát, xuống giọng): Ông ơi, bà ơi, ông bà tha cho tôi đi, tôi quả thật là không có tiền.
Cháu: Ông ơi, hay bỏ qua cho bà ấy đi, trông bà ấy tội lắm.
Ông Đốp: Tha là tha thế nào. Ai sửa xe cho tôi
Bà An: Đây. Tôi còn có 200. Ông cầm tạm…
Ông Đốp: Bà nói thế nghe được à. Xe hỏng thế kia mà đền có 2 trăm sao. Đã vậy bà theo tôi vào đồn công an.( lôi xềnh xệch)
Bà An: giằng tay lại (đanh đá) Tôi nói cho ông biết nhá. Tôi đã hết lời xin mà ông vẫn định đưa tôi vào đồn. Đừng hòng. Đã thế thì….
Ông Đốp: Thì sao ?
Bà An: Đã thế thì tôi cứ nằm ở đây để giữ nguyên hiện trường . Bà con ơi, ông ấy đi xe máy đâm vào tôi đây này.
Cháu: Bà ơi bà dậy đi. Để cháu sẽ phân xử cho.
Ông Đốp: Mày bé tí thế thì biết gì mà phân với xử.
Cháu: Ở trường, cháu được các cô dậy luật giao thông rồi cháu biết mà.
Ông Đốp: Ồ thế nói ta nghe.
Cháu: Ông và các bà và cả cháu nữa đều vi phạm luật giao thông.
Bà An, bà Chát, ông Đốp: Làm gì có chuyện đấy!
Cháu: Bà An, bà phạm lỗi sang đường không đúng vạch quy định, không quan sát khi sang đường. Còn ông bà và cả cháu nữa tham gia giao thông mà không đội mũ bảo hiểm, mà ông còn uống rượu nữa.
Ông Đốp: Đi có một đoạn đường làm gì phải đội mũ. Mà ăn cỗ thì phải uống rượu chứ.
(một nhóm học sinh đi tới): Bạn Mai nói đúng đấy ông bà ạ.
Advertisement
HS 1: Dù đi gần hay xa đã ngồi lên xe máy là phải đội mũ bảo hiểm.
HS 3: Ông đã uống rượu thì không được lái xe.
Ông Đốp: Ông biết mình sai rồi.
Cháu: May mà chỉ hỏng cái xe, mọi người an toàn như thế là tốt rồi. Theo cháu tất cả các mọi người đều phải rút kinh nghiệm. Ra đường phải chấp hành luật giao thông cho chúng cháu noi theo chứ ạ.
Bà An: Bà cứ tưởng luật giao thông là chỉ có đi về bên phải là đủ rồi. Lần sau bà sẽ chú ý hơn.
Ông Đốp: Nhưng này, sao cái gì các cháu cũng biết thế?
HS 1: Các thầy cô dạy chúng cháu đấy ạ.
HS 2: Các cô còn dạy chúng cháu cả văn minh giao thông nữa cơ. Trường chúng cháu ai cũng thực hiện tốt nên cả năm không có tai nạn giao thông xảy ra.
Ông: Thế văn minh giao thông như thế nào
(đọc vè)
Cháu: Cháu đã bảo ông rồi mà ông chẳng nghe lại còn mắng cháu.
Ông Đốp, bà An, bà Chát: Cảm ơn các cháu, ông bà nhớ rồi.
Thư: vai Kim Oanh trong vai em học sinh đi xe đạp.
Minh Huy: vai Minh Huy, trong vai chú cảnh sát.
Mai Thy: vai Mai Thy, trong vai em HS đi học về.
Nhật Minh: vai Nhật Minh, trong vai em HS đi học về.
HSL4: vai Như Quỳnh và Hoàng Nam trong vai em HS đi học về
Thục Đan: vai Thục Đan, trong vai trong vai người mẹ đi xe máy.
Nghi Trân: vai Nghi Trân trong vai con, ngồi trên xe máy.
Tiểu phẩm mang tên: “Tại ngã tư đường phố”. Câu chuyện xin được phép bắt đầu.
MÀN 1: lời dẫn (Hoàng Việt,):giờ tan học tại Trường Tiểu học ………, bốn bạn học sinh nhau đi bộ trên vỉa hè đường …………
HSL4: Chị Mai Thy ơi, mình băng qua đường về nhà luôn cho gần!
Mai Thy: không được đâu các em, mình phải đi đến chỗ ngã tư giao nhau với đường Hùng Vương có kẻ vạch dành cho người đi bộ, rồi mình mới được sang đường.
Nhật Minh: mình băng qua đây luôn cho tiện mà, có ai nhìn thấy đâu mà sợ.
Mai Thy: Minh, bạn quên lời cô giáo đã dạy rồi sao?
Nhật Minh: Không mình đâu có quên.
Mai Thy: Vậy thì nói bạn nghe xem : Người đi bộ, đi như thế nào?
Nhật Minh: Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường về bên tay phải của mình. Nơi không có vỉa hè, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.
Mai Thy: Còn người đi bộ muốn sang đường phải đi như thế nào?
Nhật Minh:Người đi bộ muốn sang đường phải đi trên lối đi dành riêng cho người đi bộ và tuân theo tín hiệu của đèn. Nơi không có đèn tín hiệu thì bạn quên rồi Thy ơi !
Mai Thy: Để mình giúp cậu và các em nhớ lại “ Nơi không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ thì khi qua đường người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới để qua đường an toàn.”
Nhật Minh:: Cảm ơn Mai Thy đã nhắc, mình nhớ ra rồi.
Mai Thy Nhật Minh và 2 HSL4 cùng đi bộ 1 đoạn
Nhật Minh: Đến vạch kẻ đường rồi, đèn xanh cũng bật lên rồi kìa, chúng mình sang đường đi, về nhà mau, kẻo mưa đó.
Mai Thy Ừ, mình đi thôi bạn
Mai Thy, Nhật Minh đi qua đường
HSL4: Các anh chị ơi chờ chúng em đi với. (Chạy theo)
Mai Thy, Nhật Minh (quay đầu lại) : Nhanh lên các em.
MÀN 2: Lời dẫn (Hoàng Việt ): ngay sau đó, Kim Oanh đang đạp xe về đến đầu đương thì gặp đèn đỏ và mưa bắt đầu rơi hạt.
Kim Oanh: (bung dù lên và chuẩn bị vượt đèn đỏ.)
Minh Huy: (thổi còi và lấy dùi cui chặn lại.)
Minh Huy: Cháu dùng lại trước vạch sơn kẻ đường ngay! Cháu không nhìn thấy đèn đỏ à?
Thương: ( ấp úng ) Cháu xin lỗi chú, tại cháu thầy trời sắp mưa to nên vội về nhà.
Minh Huy: Dù cháu có vội đến đâu cũng phải chấp hành tốt luật ATGT chứ! Khi gặp đèn đỏ phải dừng trước vạch sơn kẻ trắng.
Kim Oanh: Dạ thưa chú, cháu sẽ ghi nhớ ạ!
Minh Huy: Chưa hết đâu, cháu còn sai nữa, cháu biết sai gì không?
Kim Oanh: (Gãi đầu ra chiều suy nghĩ ) Cháu không biết chú ơi ! Chú chỉ giúp cháu với.
Minh Huy: Khi đi xe đạp cháu không được che dù đâu, vì như thế sẽ không đảm bảo ATGT. Cháu xếp ngay dù lại cho chú
(Kim Oanh xếp dù lại để trên giỏ xe đạp)
Kim Oanh: Dạ. Cháu nhớ ra lời cô giáo dạy rồi, cháu biết lỗi rồi chú ơi! Chú tha lỗi cho cháu nha! Cháu hứa với chú từ nay về sau sẽ chấp hành tốt luật ATGT và còn tuyên truyền cho các bạn của cháu cùng nhau thực hiện tốt nữa chú ạ !
Minh Huy: Cháu ngoan lắm ! Đèn xanh bật lên rồi kìa, cháu về mau đi , trời sắp mưa to đấy.
Kim Oanh : Dạ, cháu cảm ơn chú, cháu chào chú ạ !
MÀN 3 : Lời dẫn (Hoàng Việt ) :Bạn học sinh vừa đạp xe đi thì có một cô vừa đón con đi học về bằng xe gắn máy cũng vừa đến chỗ giao nhau giữa đường ………… và đường ………….
Minh Huy: (thổi còi và lấy dùi cui chặn lại.)
Thục Đan: (Nhìn đèn tín hiệu thắc mắc) ủa đèn xanh mà ta !
Minh Huy: Chị dừng lại đi ! Mời chị và cháu xuống xe.
Thục Đan: (Thái độ bực tức vì trời sắp mưa mình không vượt đèn đỏ sao cảnh sát chặn lại)Thưa anh cảnh sát, tôi có vượt đèn đỏ đâu mà anh chặn lại ?
Minh Huy: Tôi có thổi chị vượt đèn đỏ đâu ?..Thật sự chị không biết mình vi phạm gì à ?
Thục Đan : (Thái độ vẫn còn bực tức) Anh không nói tôi làm sao biết được ?
Minh Huy : Chị chở cháu ngồi trên xe máy mà không đội mũ bảo hiểm cho cháu.
Thục Đan : Nhưng anh cảnh sát ơi ! Cháu nó còn nhỏ mà, chỉ mới 7 tuổi thôi.
Minh Huy : Chị không biết à ?
Thục Đan : Biết gì anh ?
Minh Huy: Theo quy định mới của luật Giao thông đường bộ, trẻ em trên 6 tuổi khi ngồi trên mô tô, xe gắn máy cũng phải đội mũ bảo hiểm. Không những thế, mà trẻ em dưới 6 tuổi vẫn được khuyến khích đội mũ bảo hiểm phù hợp để đảm bảo an toàn. Vì tai nạn xảy ra không chừa một ai cả.
Nghi Trân: Đó mẹ thấy chưa ? Con nhắc mẹ mua mũ cho con mà mẹ hẹn hoài.
Thục Đan: Con trật tự coi, để mẹ nói chuyện với chú (Vừa nói, vừa lấy tay dí vào trán con)
Minh Huy: Cháu nó nói đúng đó chị.
Minh Huy: Cháu ơi,
Nghi Trân: Dạ !
Minh Huy: Ở trường cháu có học về ATGT không cháu ?
Nghi Trân: Thưa chú cảnh sát, có chứ ạ ! Nên cháu đã nhắc mẹ cháu mua mũ bảo hiểm cho cháu mà mẹ cháu chưa mua đấy ạ ! Vì cô giáo cháu bảo khi ngồi trên mô tô ,xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm và ôm chặt người ngồi trước.(Vừa nói vừa làm điệu bộ)
Minh Huy : Đúng rồi cháu ạ ! Cháu ngoan lắm !(Vừa nói vừa xoa đầu Nghi Trân)
Minh Huy: Thôi được rồi ! Chị và cháu đi nhanh kẻo mưa.
Thục Đan: Cảm ơn anh cảnh sát nhiều nha! (Quay sang con)Lên xe đi con, bây giờ mẹ con mình đi mua mũ bảo hiểm nào !
Trân: (ôm mẹ hô) hoan hô mẹ, (quay sang chú cảnh sát), cháu cảm ơn chú cảnh sát ! Cháu chào chú. Chúc chú hạnh phúc.
(Hai mẹ con vẫy tay chào chú cảnh sát và cho xe chạy)
Hoàng Việt : “Tiểu phẩm của đội ……….. đến đây là kết thúc.
– Kính chúc ban giám khảo, quý vị đại biểu, các thầy cô giáo và các bạn học sinh dồi dào sức khỏe và hạnh phúc.
– Kính chúc Hội thi ATGT trường ta thành công rực rỡ !
(Cả đội chạy ra cuối đầu chào và đồng thanh)
Giới thiệu: Ông bà nhà nọ đi bộ, bố và con nhà khác đi xe máy, cảnh sát giao thông
(Trên đường đi)
Ông: Thấy chưa, đi từ sáng đến giờ cũng đã đến nơi.
(Vụ tai nạn giao thông xảy ra giữa người đi bộ và người đi xe máy)
Bà: Trời đất quỷ thần ơi, mày đi cái kiểu gì vậy thằng kia.
Bà: Ông ơi ông, ông có bị làm sao không ông. Nếu như ông có mệnh hệ gì thì chúng cháu có ai đấy.
Bố: Con ơi con, con có làm sao không? Bố xin lỗi con gái nha.
Con gái: Dạ, con không làm sao bố ạ.
Bố: Ông ơi, ông có làm sao không? Cháu xin lỗi ông nhá.
Ông: Sao với chăng cái gì. Ui cha cái chân của tôi.
Con gái: Bố này, con đã nhắc bố bao nhiêu lần rồi, chạy chậm mà bố cứ thích chạy nhanh, lại còn không đội mũ bảo hiểm nữa. May mà hai bố con mình không sao.
Bố: Bố xin lỗi con gái.
Bà: Tôi bảo với ông rồi, ở thành phố, xe cộ đi tấp nập mà ông thì lại cứ đi dưới lòng đường. Sướng chưa? Bây giờ hậu quả như thế này đây.
Ông: Không phải lỗi của tôi gì hết. Bây giờ mời cảnh sát giao thông đến đây giải quyết.
(Con gái nhà nọ đỡ ông đứng lên và giúp bố dựng xe lên và cảnh sát giao thông đến)
CSGT: Xin chào mọi người, ở đây xảy ra vụ tai nạn giao thông gì vậy? Xin mọi người tránh ra để tôi thi hành nhiệm vụ. Ở đây có ai bị làm sao không?
Con gái: Dạ thưa chú, cũng may là không có ai bị thương nặng hết cả.
CSGT: Vậy cháu có thể kể cho chú nghe tại sao xảy ra vụ tai nạn giao thông này không?
Con gái: Là … là do bố cháu đã vượt ẩu phóng nhanh quá trời nhanh, mũ bảo hiểm thì không chịu đội nên thành ra thế này. (hát)
CSGT: Ông với bà này đi như thế nào?
Cháu: Dạ, cháu thấy ông bà này đi dưới lòng đường.
CSGT: Ông với bà này nhớ đi bộ thì phải đi trên vỉa hè.
(CSGT đi đến bố con nhà kia)
CSGT: Còn anh nữa, con gái đã nhắc nhở anh như vậy mà anh không chấp hành đúng luật làm sao giáo dục được cho con mình được chứ.
(CSGT đứng ra giữa)
CSGT: Các ông bà thấy gì chưa? Ở đâu cũng tuyên truyền luật an toàn giao thông, ở ngay trường mẫu giáo còn giáo dục trẻ con luật lệ giao thông qua các bài hát, bài thơ. Sao chúng ta là người lớn mà lại không chấp hành luật lệ An toàn giao thông?
Ông: Từ nay chúng tôi xin nhớ chấp hành luật lệ An toàn giao thông.
Kết thúc tiểu phẩm là bài hát “Chúng em với an toàn giao thông” vang lên.
12+ Mẹo Giảm Ngứa Tai Tại Nhà Đơn Giản, Đúng Cách, An Toàn
Loại bỏ nước trữ trong tai
Bước 1 Bạn nghiêng đầu sang một bên sao cho tai bị trữ nước song song với mặt đất.
Bước 2 Dùng một ngón tay sạch đặt vào tai bị trữ nước.
Bước 3 Dùng tay xoay nhẹ để tạo chân không giúp đánh bật nước ứ đọng trong tai.
Bước 4 Cuối cùng sử dụng tăm bông hoặc khăn sạch để lau chùi tai.
Hoặc bạn có thể nằm nghiêng với một chiếc khăn dưới tai để nước chảy hết ra bên ngoài, cách này cũng khá hiệu quả.
Tham khảo ngay: Áp dụng các mẹo chữa nước vào tai
Mẹo giảm ngứa tai bằng nước ấmBước 1 Bạn cho nước ấm (hoặc nước muối ấm) vào đầy ống tiêm.
Bước 2 Nghiêng đầu của bạn để tai phải thẳng đứng.
Bước 3 Từ từ nhỏ 2-3 giọt nước ấm vào ống tai bị ngứa, để yên trong khoảng 1 phút rồi nghiêng đầu sang bên còn lại để nước thoát ra ngoài.
Bước 4 Dùng một miếng vải sạch để lau khô tai cũng như ráy tai, sau đó thực hiện lặp lại với bên tai còn lại.
Mẹo giảm ngứa tai bằng tỏiTỏi có công dụng giảm viêm nhiễm và cải thiện tình trạng ngứa tai cực kỳ hiệu quả bởi vì tỏi có đặc tính kháng khuẩn. Mẹo dùng tỏi gồm những bước như sau:
Bước 1 Nghiền vài tép tỏi và cho vào một chiếc khăn sạch.
Bước 2 Đặt chiếc khăn lên tai bị ngứa, giữ yên khoảng 30 phút, thực hiện với bên còn lại thêm 30 phút nữa, cách này sẽ khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
Mẹo giảm ngứa tai bằng chườm nóngNếu bạn bị ngứa tai nhưng không có thời gian chuẩn bị những phương pháp phức tạp thì chườm nóng là cách đơn giản, nhanh nhất.
Bước 1 Bạn tiến hành đun sôi 500ml nước lọc, nước sôi thì để nguội khoảng 10 phút rồi cho vào túi chườm nóng.
Bước 2 Đặt túi chườm nóng vào tai bị ngứa, nhiệt độ nóng sẽ làm cảm giác ngứa vơi đi cực hữu hiệu.
Lưu ý: Nên thực hiện nhiều lần trong ngày (3-4 lần/ngày) để tình trạng ngứa tai được giảm nhanh hơn.
Mẹo giảm ngứa tai bằng dung dịch oxy giàBước 1 Bạn trộn khoảng 10ml oxy già 3% và 10ml nước vào nhau. Có thể pha với liều lượng khác chỉ cần lượng oxy già và lượng nước bằng nhau là được.
Bước 2 Bạn cho hỗn hợp này vào ống tiêm.
Bước 3 Nghiêng đầu của bạn sang một bên và tiến hành nhỏ 2-3 giọt dung dịch đã pha vào tai, giữ khoảng 2 phút.
Bước 4 Đủ thời gian thì bạn nghiêng đầu sang phía còn lại để dung dịch được thoát ra ngoài.
Bước 5 Bạn có thể dùng khăn hoặc tăm bông để lau sạch tai, ráy tai.
Mẹo giảm ngứa tai bằng cây cối xayTrong Đông y cây cối xay từ lâu đã có thể chữa những bệnh về tai cực kỳ hiệu quả, phổ biến như: Viêm tai giữa, nhiễm trùng tai, viêm ống tai ngoài,… Cho nên cây cối xay sẽ có tác dụng giảm ngứa tai hiệu quả.
Bước 1 Bạn đem phơi khô cây cối xay.
Bước 2 Cây khô thì bạn tiến hành cắt từng đoạn ngắn cho vào nồi nấu lấy nước uống hằng ngày, mẹo này sẽ hữu ích lắm đấy, nhớ lưu ý.
Mẹo giảm ngứa tai với hành tâyBước 1Hành tây mua về bỏ vỏ rửa sạch thì bạn tiến hành nghiền nát hành tây.
Bước 2 Bạn cho hỗn hợp đã nghiền vào chiếc khăn sạch và đặt ở tai bị ngứa, do trong hành tây có tác dụng kháng viêm và làm suy yếu vi khuẩn nhanh chóng, cách này sẽ giúp tình trạng ngứa tai cực kỳ hiệu quả.
Mẹo giảm ngứa tai với dầu oliuBước 1 Đầu tiên cần xác định phần tai bị ngứa, nếu bạn ngứa tai phải thì nằm nghiêng về phía tai phải và ngược lại.
Bước 2Bạn nhẹ nhàng kéo phần vành tai lên và nhỏ khoảng 2-3 giọt dầu ô liu vào lỗ tai bị ngứa.
Bước 3 Tiến hành mát xa nhẹ nhàng vùng da phía trước tai để dầu thấm nhanh vào tai hơn.
Bước 4 Giữ dầu bên trong tai bạn khoảng 5-10 phút, cuối cùng dùng khăn lau sạch dầu thừa chảy ra khi ngồi dậy.
Mẹo giảm ngứa tai với giấm trắngBước 1 Bạn tiến hành trộn hỗn hợp giấm trắng và cồn vào một cái bát.
Bước 2 Có thể sử dụng bông gòn hoặc khăn vải sạch để ngâm vào trong dung dịch.
Bước 3 Bạn nằm nghiêng một bên tai bị ngứa, ngứa tai phải thì nghiêng bên phải và ngược lại ngứa bên trái thì nghiêng bên trái, kéo vành tai lên và vắt khoảng 2-3 giọt dung dịch vào tai.
Bước 4 Bạn giữ nguyên đầu để dung dịch trong tai khoảng 5 phút sau đó nghiêng đầu sang hướng ngược lại để ráy tai cũng như dung dịch chảy ra ngoài.
Bước 5 Bạn dùng khăn giấy lau sạch dung dịch.
Mẹo giảm ngứa tai với máy sấyBước 1 Đầu tiên bạn kéo vành tai của bạn lên.
Bước 2 Dùng máy sấy thổi trực tiếp vào tai bạn sao cho khoảng cách từ máy sấy đến tai khoảng 25-30 cm. Lưu ý cài đặt nhiệt độ máy sấy ở chế độ ấm và không khí ở mức thấp nhất.
Bước 3 Bạn bật máy sấy, sấy khoảng 30 giây, có thể lặp lại một lần nữa để tình trạng ngứa tai thuyên giảm nhanh hơn. Lưu ý, không nên để tai tiếp xúc với máy sấy hơn 1 phút để tránh bị bỏng.
Dùng phương pháp nén ấm ở taiBước 1 Bạn ngâm một chiếc khăn sạch trong nước ấm và vắt khô.
Bước 2 Bạn tiến hành nén ấm trên tai trong khoảng 5 phút.
Bước 3 Bạn nên sử dụng sữa rửa mặt để rửa tai, sử dụng với tần suất hai lần/ngày, thực hiện một vài ngày thì tình trạng ngứa tai sẽ được thuyên giảm.
Giảm ngứa với việc giữ tai khô ráoMột trong những nguyên nhân gây ngứa tai phổ biến là bởi vì tai bạn không được khô ráo, môi trường ẩm ướt dễ gây ngứa, khó chịu.
Bước 1 Sau khi tắm hoặc bơi lội xong bạn nên lau khô tai, lưu ý là chỉ lau khô tai ngoài, thao tác từ từ và nhẹ nhàng bằng khăn mềm hoặc tăm bông, nghiêng đầu sang một bên để nước chảy ra trong lỗ tai của bạn.
Advertisement
Chăm sóc tai đúng cách
Không nên chọn trang sức bằng kim loại nếu bạn bị dị ứng hoặc ngứa sau khi đeo.
Nên sử dụng các phụ kiện kèm theo để bảo vệ tai khi đi bơi nếu bạn thường xuyên bơi lội.
Để tránh ráy tai hình thành nhiều thì nên sử dụng thuốc nhỏ tai.
Nên sử dụng dầu gội đầu nhẹ và gel tắm dành riêng cho làn da nhạy cảm.
Bạn nên thường xuyên khử trùng những vật dụng tiếp xúc thường xuyên với tai như: Máy trợ thính, tai nghe, điện thoại… để không gây kích ứng tai.
Cuối cùng là không nên dùng ngón tay bẩn chạm vào tai.
Nguồn: Bệnh viện quân dân 102
Cập nhật thông tin chi tiết về Mẹo Chọn Thực Phẩm An Toàn trên website Tplr.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!