Xu Hướng 9/2023 # Điện Long An – Cung Điện Nổi Tiếng Trứ Danh Đất Cố Đô # Top 17 Xem Nhiều | Tplr.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Điện Long An – Cung Điện Nổi Tiếng Trứ Danh Đất Cố Đô # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Điện Long An – Cung Điện Nổi Tiếng Trứ Danh Đất Cố Đô được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Tplr.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nội dung chính

1. Câu chuyện lịch sử Điện Long An

Điện Long An tọa lạc tại số 3 Lê Trực, phường Thuận Thành, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Nơi đây được xem là cung điện có kiến trúc hoa mỹ bậc nhất của nhà Nguyễn còn tồn tại đến nay. Là một di tích trong Quần thể di tích Cố đô Huế được công nhận là di sản văn hóa thế giới ngày 11/12/1993, đằng sau vẻ đẹp ấy là một lịch sử đầy phức tạp được người đời ghi chép cẩn thận và truyền từ đời này sang đời khác.

Điện Long An nằm trong tổng thể kiến trúc cung Bảo Ðịnh được vua Thiệu Trị cho xây dựng vào năm 1845 ở bờ bắc sông Ngự Hà, để làm nơi ở của vua sau khi ông tiến hành lễ cày ruộng Tịch Điền. Sau khi vua Thiệu Trị qua đời, đây cũng là nơi bảo quẩn thi hài của ông trong tám tháng, trước khi đưa đi an táng. Ngoài nơi thờ chính thức trong Thế Miếu, bài vị của vua Thiệu Trị còn được đưa vào thờ tại điện Long An.

ảnh: sưu tầm

Năm 1909, điện Long An được dời về vị trí ngày nay với tên gọi mới là Tân Thơ Viện – nơi lưu giữ hàng ngàn tư liệu bằng chữ Hán và cả chữ Pháp, chữ Anh – chủ yếu phục vụ cho các học sinh của trường Quốc Tử Giám gần đó.

Ảnh: sưu tầm

Năm 1913, Hội Đô Thành Hiếu Cổ được thành lập, lấy một góc của Tân Thơ Viện làm trụ sở. Hàng ngàn hiện vật được đưa về đây cất giữ, hàng trăm bài khảo cứu được xuất bản. Vào năm 1923, Tân Thơ Viện đã trở thành Bảo tàng Khải Định, là nơi trưng bày giữ gìn những hiện vật sưu tầm được.

Ảnh: sưu tầm

2. Kiệt tác kiến trúc của Điện

Trải qua hơn 170 năm, điện Long An vẫn còn nguyên vẹn với toàn bộ kết cấu kiến trúc bằng gỗ được được làm theo kiểu kiến trúc cung đình. Tất cả cột gỗ ở đây đều không sơn son thếp vàng, chỉ để mộc trơn, được chạm trổ rất tinh xảo theo đồ án lưỡng long triều nguyệt cùng các liên ba, đố bản có chạm khắc rất nhiều bài thơ.

Ảnh: sưu tầm

Phần trang trí nội thất chính của ngôi điện là các liên ba, đồ bản chạm khắc theo lối nhất thi nhất họa và nhất tự nhất họa phổ biến trong các cung điện Huế.

Ảnh: sưu tầm

Tòa điện này được xây kiểu “trùng thiềm điệp ốc” như nhiều cung điện khác ở Huế, gồm hai tòa nhà song song, nhà trước 7 gian với 8 bộ “vì kèo chồng rường giả thủ”, nhà sau 5 gian với 6 bộ “vì kèo cánh ác”. Công trình đặt trên nền cao 1,1m, vỉa ốp đá thanh.

Phần mái điện Long An lợp ngói hoàng lưu ly, được chia làm ba tầng giống như phần mái của điện Thái Hòa trong Hoàng thành. Bờ nóc trên đỉnh mái và dải cổ diêm ngăn cách giữa mái thượng và mái hạ trang trí nhiều hoa văn sinh động.

Ảnh: sưu tầm

Mặt ngoài điện lắp các khung cửa kính, một đặc điểm giống với tòa điện chính của cung Diên Thọ trong Hoàng thành. Kiến trúc của điện Long An cũng như các cung điện kiểu cách cung đình khác, nhưng mỗi nơi có một lịch sử khác nhau và giá trị nằm ở đó.

3. Không gian nghệ thuật bên trong Điện Long An

Thơ trang trí trong điện Long An được bố trí, sắp xếp hầu như cả ở trong và ngoài. Vẻ đẹp phong phú ở đây được thể hiện không chỉ về nội dung, hình thức trình bày mà còn cả về thơ văn. Du khách đến tham quan sẽ được chiêm ngưỡng những tác phẩm đáng tự hào của các nghệ nhân thời xưa.

Ảnh: sưu tầm

Đặc biệt là hai tác phẩm thơ nổi tiếng của vua Thiệu Trị – đó là bài Vũ trung Sơn thủy (Cảnh trong mưa) và Phước Viên văn hội lương dạ mạn ngâm (Đêm thơ ở Phước Viên) được làm theo kiểu hồi văn kiêm liên hoàn gồm 56 chữ Hán nhưng có thể đọc thành 64 bài thơ.

Ảnh: sưu tầm

Những tác phẩm này không những thể hiện một tâm hồn thi sĩ của vua Thiệu Trị mà còn mang tính khoa học ở cách lý giải, cách giải mã trong phạm vi một số lượng chữ hạn hẹp nhưng lại chứa đựng một nội dung sâu xa rộng lớn. Cho đến tận ngày nay, việc giải mã ý nghĩa những bài thơ của vua Thiệu Trị vẫn còn rất nhiều tranh cãi.

Ảnh: sưu tầm

Ở những tác phẩm này, các nghệ nhân xưa đã dùng các chất liệu như xương, ngà voi, xà cừ… khảm lên bề mặt gỗ, vừa giản dị mà toát lên sự tinh tế. Điện Long An, với tất cả vẻ đẹp về kiến trúc và mỹ thuật, xứng đáng là cung điện đẹp nhất hiện còn ở Cố đô Huế.

Có thể nói, những tác phẩm nghệ thuật trong nội thất của điện Long An là những hiện vật lịch sử vô giá, góp phần làm phong phú thêm cho hệ thống trưng bày đặc sắc của Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế.

Ảnh: sưu tầm

4. Các địa điểm du lịch gần Điện Long An Chùa Thiên Mụ

Địa chỉ: Hương Hòa, Thành phố Huế

Ảnh: @ngoctrann

Kinh thành Huế

Địa chỉ: Phú Hậu, Thành phố Huế

Kinh Thành Huế chỉ cách cung điện tuyệt đẹp chưa đến 2km, là một quần thế di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là di tích văn hoá thế giới. Nơi đây lưu giữ rất nhiều dấu ấn đặc sắc của nét phong kiến từ hàng trăm năm trước dưới thời nhà Nguyễn.

ảnh: @leophgvee_

Sông Hương

Sông Hương là một niềm tự hào của người dân xứ Huế, gắn liền với bao áng thơ ca, dòng sông hiền hòa như con người nơi đây vậy. Từ điện Long An đi khoảng 2km là du khách có thể ngồi trên con thuyền trôi theo dòng nước, chìm đắm trong vẻ đẹp mộng mơ của sông Hương vào chiều tà, bầu không khí lãng mạn khiến người ta không quên được.

Ảnh: @sonyy.917

Cầu Tràng Tiền

Cầu Tràng Tiền đã từng và vẫn đang làm mưa làm gió đằng sau những bộ ảnh cực xinh của giới trẻ ngày nay. Cầu về đêm lung linh, những ánh đèn mờ ảo vô cùng rực rỡ với. Nơi đây rất gần điện Long An, đi khoảng 1km là lên cầu.

Ảnh: @murilo_andes

Đăng bởi: Tùng Đào Xuân

Từ khoá: Điện Long An – Cung điện nổi tiếng trứ danh đất Cố đô

Tìm Hiểu Cách Làm Bún Nghệ: Món Ăn Trứ Danh Đất Cố Đô

Bên cạnh bún bò, bún mắm nêm, bánh bột lọc… thì bún nghệ cũng làm không ít du khách phải trầm trồ khi đến với xứ Huế mộng mơ. Tuy chỉ là món ăn bình dân nhưng với hương vị lạ miệng, màu sắc bắt mắt món ăn đã tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trong nền ấm thực đất cố đô.

Mang đậm hương vị đặc trưng xứ Huế

Khi đến với đất cố đô bạn sẽ dễ dàng bắt gặp bún nghệ hay còn gọi là bún lòng xào nghệ được bày bán khắp các cung đường. Là món ăn đường phố mang hương vị dân dã nên nó được lòng tất cả các tầng lớp nhân dân và du khách đến Huế.

Thành phần chính của món ăn chính là bún, nghệ tươi, lòng lợn, tiết heo, rau răm, hẹ… Tuy các nguyên liệu có phần dân dã nhưng để tạo nên tô bún nghệ ngon thì cần phải được lựa chọn kỹ càng. Trong đó bún phải dẻo thơm, lòng lợn cần được làm thật sạch sẽ để không còn mùi hôi.

Bún nghệ có màu sắc rất bắt mắt (Nguồn Internet)

Khi ăn người ta sẽ lấy một ít bún tươi cho vào bát rồi thêm lòng lợn xào, tiết lợn, rau răm, nghệ băm nhuyễn và một số gia vị như ớt, sa tế, nước tương… rồi trộn đều lên. Một bát bún nghệ đúng chuẩn sẽ có màu vàng tươi, lòng lợn béo thơm, tiết mềm đậm gia vị, sợi bún dai mang mùi thơm đặc trưng của nghệ và rau răm.

Bún nghệ được du khách rất yêu thích khi đến Huế (Nguồn Internet)

Nguyên liệu và dụng cụ làm bún nghệ Nguyên liệu

Bún sợi: 500g

Nghệ tươi: 2 củ

Lòng lợn: 300g

Gan lợn: 50g

Tiết lợn: 200g

Hành tây, lá hẹ, ớt trái, rau răm, hành khô

Gia vị đầy đủ: Muối, hạt nêm, dầu ăn…

Các nguyên liệu làm bún nghệ (Nguồn Internet)

Dụng cụ làm bún nghệ

Các bước sơ chế nguyên liệu làm bún nghệ

Lòng heo rửa sạch với muối nhiều lần để loại bỏ các chất bẩn và nhớt. Sau đó cắt ngắn từng miếng nhỏ.

Gan lợn rửa sạch với muối sau đó thái lát mỏng vừa ăn.

Bún tươi trụng qua nước nóng, cắt từng đoạn ngắn rồi cho ra đĩa

Nghệ tươi, rau răm, ớt, hẹ, hành khô rửa sạch thái nhỏ.

Hành tây bóc vỏ, rửa sạch thái mỏng.

Bún nghệ là món ăn đường phố ở Huế (Nguồn Internet)

Cách làm bún nghệ

Bước 1: Cho một muỗng dầu ăn vào chảo rồi bắc lên bếp. Khi dầu nóng cho hành, ớt, nghệ băm nhỏ vào phi thơm, sau đó cho lòng lợn, gan lợn vào xào. Tiếp đó cho tiết lợn thái lát và nêm nếm gia vị vừa ăn.

Bước 2: Cho nghệ tươi giã nhuyễn vào chảo dầu nóng phi thơm. Sau đó cho các nguyên liệu hẹ, rau răm, hành tây vào xào khoảng 4 phút. Tiếp theo cho bún và phần lòng đã xào sẵn vào đảo đều trong khoảng 3 phút thì tắt bếp.

Trình bày và thưởng thức

Tùy vào khẩu vị bạn có thể nêm nếm gia vị cho phù hợp rồi múc ra bát và thưởng thức. Bún nghệ ngon nhất là khi ăn nóng. Vị bùi béo của lòng heo cộng với mềm dẻo của bún và hương thơm của rau thơm và nghệ tạo nên một hương vị rất hấp dẫn. Đặc biệt, bún nghệ còn trị ho rất tốt nhờ có thành phần nghệ tươi.

Không chỉ thơm ngon bún nghệ còn có tác dụng trị ho (Nguồn Internet)

Những lưu ý khi làm bún nghệ

Lòng heo chính là linh hồn của món bún nghệ nên bạn cần chọn lựa kỹ lưỡng. Nên chọn lòng tươi có màu sắc trắng hồng, không có mùi hôi.

Nghệ dùng làm món ăn phải là nghệ tươi.

Khi xào các nguyên liệu cần căn chỉnh thời gian hợp lý, không nên xào quá lâu khiến sợi bún bị dính vào nhau.

Đăng bởi: Nguyễn Bảo Trân

Từ khoá: Tìm hiểu cách làm bún nghệ: Món ăn trứ danh đất cố đô

Danh Sách Các Điểm Du Lịch Điện Biên Đẹp Và Nổi Tiếng

Điểm du lịch Điện Biên gắn với lịch sử Cách mạng Tượng đài chiến thắng Điện Biên

Quần thể tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ được xây dựng với hình ảnh 3 người chiến sỹ đứng quay lưng với nhau, người cầm cờ, người bế em bé dân tộc Thái. Tượng bằng đồng thau, cao 16.6m và được đặt trên đồi D1 ở trung tâm của thành phố Điện Biên, đây là địa điểm quang đãng, dễ quan sát và toàn bộ khu vực thị xã đều nhìn thấy được.

Tượng đài này là một trong những điểm du lịch Điện Biên mà du khách thường tới chụp ảnh, dâng hương và tưởng nhớ công lao của những chiến sỹ đã ngã xuống vì độc lập dân tộc.

Đồi A1

Trong quá khứ, đây là ngọn đồi có tầm quan trọng to lớn của thực dân Pháp. Đồi chạy dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và có 2 đỉnh đồi cao gần 500m. Hiện nay đồi đã được xây thêm đài tưởng niệm bên cạnh xác của một trong hai chiếc xe tăng hạng nặng (18 tấn) mà quân định đã mang tới để nhằm tiêu diệt quân đội Việt Nam.

Cách không xa đó là một hố lớn hình phễu – dấu tích của vụ nổ do khối bộc phá ngàn cân mà quân ta đã thực hiện trong chiến dịch Điện Biên thần thánh.

Nghĩa trang liệt sỹ Đồi A1

Được xây dựng vào năm 1958, nghĩa trang liệt sỹ đồi A1 nằm cách đồi A1 khoảng vài trăm mét và cũng là một trong những điểm du lịch Điện Biên mang đậm giá trị lịch sử to lớn. Đây là nơi quy tập của 644 ngôi mộ các chiến sỹ, cán bộ Cách mạng đã hy sinh trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Những cái tên nổi tiếng mà bạn có thể được nghe tới như đồng chí Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn, Trần Can…

Không gian nghĩa trang rất yên tĩnh, trang nghiêm, không khí trong lành, môi trường xanh, sạch, đẹp. Du khách tới đây có thể viếng nghĩa trang từ sáng đến chiều tối.

Hầm Đờ Cát

Hầm Đờ Cát-xtơ-ri (tướng Christian de Castries) là hầm chỉ huy và nằm ở trung tâm của cứ điểm Điện Biên Phủ, thuộc Mường Thanh. Tại căn hầm này, tướng Đờ Cát đã tiếp đón nhiều quan chức cấp cao Pháp, Mỹ như Thủ tướng Pháp Joseph Laniel, Tổng thống Mỹ cũng như các nhà báo quốc tế.

Hiện nay, cách bố trí và cấu trúc của hầm vẫn được giữ nguyên vẹn và trở thành điểm đến không thể bỏ qua với khách du lịch. Đây cũng là nơi mà những người lính già cũng đến thăm lại chiến trường xưa, những người đồng đội đã ngã xuống của mình, như tìm về với một ký ức mặc dù không vẹn nguyên nhưng vẫn đầy cảm xúc.

Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ

Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ nằm trong một khu rừng nguyên sinh tại địa phận xã Mường Phăng, cách thành phố khoảng 25km. Đây là nơi làm việc của các cán bộ chỉ huy chiến dịch như đồng chí Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Thái… Sở có một đài quan sát ở độ cao hơn 1.000m nên có thể bao quát được toàn bộ hoạt động cũng như các diễn biến ở thung lũng Mường Thanh.

Bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ

Vị trí chiến lược của Điện Biên Phủ

Tập đoàn cứ điểm của địch tại Điện Biên Phủ

Đảng chuẩn bị đường lối chỉ đạo cho chiến dịch Điện Biên Phủ

Ảnh hưởng của chiến thắng Điện Biên Phủ

Điện Biên Phủ ngày nay

Điểm du lịch Điện Biên nổi tiếng Cánh đồng Mường Thanh

Cánh đồng Mường Thanh đẹp như tranh vẽ

Có câu “Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc”, đây là cách đánh giá và xếp hạng các cánh đồng mà người dân Tây Bắc đã truyền nhau từ lâu. Nằm ở độ cao hơn 400m so với mặt nước biển, trải dài hơn 20km và có chiều rộng trung bình 6km, cánh đồng Mường Thanh được ví như một kho lúa gạo thiên nhiên khổng lồ.

Vào mùa lúa chín (tháng 9, 10 hàng năm), toàn bộ nơi này sẽ biến thành một màu vàng rực rỡ, một vẻ đẹp bình dị và mộc mạc xen lẫn núi rừng đại ngàn, tạo nên bức tranh thiên nhiên đầy quyến rũ. Ngoài ra, khi tới đây, bạn cũng có thể tới thăm cầu Mường Thanh và sông Nậm Rốm bình yên, thơ mộng.

Bản Mển

Nằm ẩn mình giữa bạt ngàn núi đồi và ruộng nương, bản Mển (cách trung tâm thành phố chỉ 6km) nổi tiếng là điểm du lịch Điện Biên hấp dẫn, thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế. Nhìn từ xa, bản Mển đẹp một cách dung dị với núi cao và những thửa ruộng mênh mông, thấp thoáng phía xa là những mái nhà của người dân tộc Thái đen.

Nhờ việc phát triển du lịch cộng đồng mà những năm qua, người dân bản đã bảo tồn, phát huy được những nét văn hoá truyền thống, những nghề thủ công như dệt gấm, thêu thùa, thổ cẩm, vừa phục vụ khách du lịch vừa đồng thời quảng bá sản phẩm cũng như tăng thêm thu nhập cho cuộc sống hàng ngày.

Bản Ten

Khách du lịch nước ngoài tới đây đặc biệt thích thú với những điệu dân ca Thái, điệu múa xoè, kèn lá hay nhảy sạp mang đậm tính truyền thống và cũng thể hiện được bản sắc của người dân nơi đây.

Bản Co Mỵ

Từ di tích lịch sử hầm Đờ Cát, du khách xuôi theo sông Nậm Rốm khoảng 8km sẽ tới bản Co Mỵ. Theo người dân ở đây kể lại, khi những người Thái đầu tiên đến định cư ở đây, họ thấy có một cây mít khổng lồ, thân cây phải vài người lớn ôm không hết, quả trĩu nặng và toả mùi thơm nức khi chín, nên họ đặt tên bản là “Co My – nghĩa là cây mít”.

Bản Phiêng Lơi

Nằm cách trung tâm TP. Điện Biên Phủ khoảng 7km, bản Phiêng Lơi cũng có những ngôi nhà sàn với lưng tựa vào núi, phía trước mặt hướng ra sông, suối, cánh đồng. Nhìn từ xa, bản Phiêng Lơi giống như một bức tranh thủy mặc với những nếp nhà sàn truyền thống nằm bên dòng Nậm Rốm, bao quanh là núi rừng hùng vĩ trùng trùng, điệp điệp.

Bản hiện nay có hàng chục hộ dân tham gia vào làm du lịch cộng đồng, một số thậm chí còn được tập huấn nâng cao nhận thức về loại hình du lịch này và góp phần nâng cao đời sống cho bà con trong bản và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống như ẩm thực, nghề thủ công…

Suối nước nóng U Va

Khu du lịch U Va thuộc xã Noọng Luống, cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ khoảng 15km. U Va có địa thế núi non và dòng suối khoáng nóng tự nhiên, nhiệt độ trung bình từ 76 – 84 độ C, vô cùng thích hợp để trở thành một trong những điểm du lịch Điện Biên hút khách, nhất là với những ai thích thiên nhiên.

Suối nước nóng Hua Pe

Cũng cách trung tâm thành phố khoảng 5km, ở xã Thanh Luông, có một suối nước nóng khác, đó là suối khoáng nóng Hua Pe, với nhiệt độ trung bình duy trì ở khoảng 60 độ C. Suối khoáng nóng này không chỉ là điểm đến hút khách mà còn là điểm du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng, nước khoáng nóng ở đây vừa giúp thư giãn cơ thể, vừa có thể chữa được một số bệnh nên rất đông người đã lựa chọn tới đây.

Hồ Pá Khoang

Hồ Pá Khoang – Điểm du lịch Điện Biên đẹp và thơ mộng

Hồ Pá Khoang thuộc xã Mường Phăng, cách thành phố Điện Biên gần 20km, nằm giữa một vùng thiên nhiên hùng vĩ và thoáng ẩn hiện trong mây trời non nước. Mỗi  khi sương mờ bao phủ, khung cảnh mặt hồ đẹp tựa như chốn tiên cảnh, huyền ảo và kỳ bí.

Nếu tới đây vào mùa hè, bạn sẽ được tận hưởng bầu không khí mát mẻ, trong lành cùng những cơn gió nhẹ len vào tóc. Nếu muốn tìm hiểu về các bản làng và cuộc sống của người dân tộc, bạn cũng có thể tới thăm các bản làng của người Thái, Khơ-mú với những nét văn hoá Tây Bắc vô cùng đặc sắc.

Động Pa Thơm

Động Pa Thơm còn được gọi là “Thấm Nang Lai” (hang nhiều nàng Tiên). Động nằm ở lưng chừng núi với lối vào hình vòm cao 12m, chạy sâu 350m và có tới 9 vòm lớn nhỏ.

Hang động này có rất nhiều nhũ đá với những hình thù và màu sắc sống động, lạ lùng, hấp dẫn du khách tới tham quan. Đây cũng là nơi có ra đời những câu chuyện truyền kỳ về tình yêu đôi lứa, về những hình dáng mà nhũ đá tạo thành, góp phần khiến động Pa Thơm thêm phần hấp dẫn hơn.

Động Xá Nhè

Xá Nhè có chợ phiên Xá Nhè, có rượu Mông Pê và đặc biệt là phong cảnh thiên nhiên kỳ thú – thắng cảnh hang động Xá Nhè. Động Xá Nhè được người dân tộc Mông địa phương gọi là Khó Xo (nghĩa là hang thuốc nổ vì trước đây ở trong hang có nhiều dơi, người dân địa phương thường lấy phân dơi để làm thuốc nổ).

Động nằm trong khu thiên nhiên hùng vỹ của núi rừng, mặc dù cách nơi sinh sống của bà con không xa, nhưng lại vẫn giữ được vẻ nguyên sơ, kỳ bí vốn có. Động dài khoảng 700m và bên trong có những hình dáng từ lạ lùng, độc đáo cho tới có chút đáng sợ và nguy hiểm, khiến nơi đây trở thành điểm du lịch Điện Biên lý tưởng cho những ai thích mạo hiểm và khám phá. .

A Pa Chải

Cột mốc giữa 3 quốc gia tại A Pa Chải

A Pa Chải không chỉ là điểm cực Tây của Tổ quốc mà còn là điểm địa đầu khó chinh phục và đòi hiểu nhiều nhất ở những người trẻ muốn thử sức mình. Điểm cực này nằm ở bản cuối của xã Sín Thầu và cách đồn biên phòng Apachai khoảng 10km. Với những người thích xê dịch và ghi dấu chân của mình ở những điểm đến trên mọi miền đất nước thì A Pa Chải là mốc không thể bỏ qua.

Chính vì sự khó khăn và cung đường khá tốn sức mà khách du lịch đi tour Điện Biên thường không tới đây, chỉ có dân phượt, những người trẻ thích chinh phục mới lựa chọn A Pa Chải để đến.

Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé

Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé thuộc địa phận huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên, cách thành phố Hà Nội khoảng 700km và là khu bảo tồn thiên nhiên đa dạng về sinh học được đánh giá là lớn nhất ở Việt Nam. Từ trên cao nhìn xuống, khu bảo tồn giống như bức tranh thuỷ mặc vô cùng sinh động với những màu xanh thẫm của cây rừng, màu vàng của cúc dã quỳ mùa nở rộ hay những màu xám đen của những mái nhà phủ đều rêu phong.

Khu bảo tồn này cũng là nơi cư trú của nhiều loài động vật quý hiếm, có những loài được liệt kê trong “Sách đỏ Việt Nam”. Bên cạnh đó, cả một hệ sinh thái thực vật cực đa dạng với hàng trăm loài gỗ, cây thuốc quý hiếm, có giá trị cao cũng đang được bảo tồn.

Chợ phiên

Có 3 phiên chợ Điện Biên mà du khách có thể tham gia, đó là chợ phiên Tả Sìn Thàng (họp vào các ngày Tý, Ngọ hàng tháng), chợ phiên Xá Nhè (họp vào ngày Dậu và ngày Mão) và chợ phiên A Pa Chải (họp vào các ngày 3, 13 và 23 dương lịch hàng tháng).

Những phiên chợ này là nơi người dân mua bán, trao đổi và giao thương với các đồng bào dân tộc của xã khác, đồng thời dần đang trở thành một trong những nét văn hoá đặc sắc được khách du lịch Điện Biên chú ý và muốn được tới tham gia, tìm hiểu và mua cho mình những món đồ thủ công do người dân tự tay làm.

Điểm du lịch Điện Biên khác

Cửa khẩu Tây Trang

Thành Bản Phủ

Đền thờ Hoàng Công Chất

Vườn Anh Đào Mường Phăng

Điểm văn hóa tâm linh Linh Sơn

Đèo Pha Đin

Cầu Hang Tôm

Thị xã Mường Lay

Tháp Chiềng Sơ

Tháp Mường Luân

Điện Biên về thực tế không thể phát triển mạnh hay thu hút được khách du lịch có nhu cầu nghỉ dưỡng sang chảnh và những khách sạn cao cấp, resort 5 sao như những nơi khác. Nhưng lại là một nơi có những nét du lịch rất riêng và những điểm đến độc đáo, mang đậm giá trị tinh thần mà không đâu khác có được.

Đăng bởi: Hải Nguyễn Xuân

Từ khoá: Danh sách các điểm du lịch Điện Biên đẹp và nổi tiếng

Top 10 Quán Phá Lấu Sài Gòn Nổi Tiếng ‘Ngon Trứ Danh’

Nội dung chính

1. Phá lấu bò cô Thảo

Cô Thảo bán phá lấu bò là danh bất hư truyền, lời đồn quả không sai. Nước phá lấu ở quán béo ngọt vừa phải, màu sắc không quá nhạt hay quá nhiều màu. Lòng được chế biến sạch sẽ, không có mùi khó chịu. Phá lấu được xào dai dai mà không phải dai nhách, ăn cực kỳ vừa miệng.

Ảnh : Phá Lấu bò cô Thảo

Đặc biệt, nước mắm me ở đây là một ‘cặp bài trùng’ với phá, ngon không diễn tả nên lời, chấm hay cho vào ăn chung đều ngon hết. Giá ở quán phá lấu cô Thảo khá bình dân, chỉ 25k/ phần.

Địa chỉ:

243 Đường Tôn Đản, Phường 15, Quận 4, TPHCM

2. Phá lấu Lì

Phá lấu Lì gồm có bao tử và ruột non, phổi, gan, tim…được nêm nếm gia vị vừa ăn. Phá lấu được chiên vàng và luộc lại cho mềm rất công phu. Ở đây ngoài ăn kèm phá lấu với bánh mì, chúng ta còn có thể thường thức chung với mì gói. Đặc biệt, phá lấu Lì không phải là chén nhỏ như những nơi khác mà là cả một nồi siêu to. Chính vì vậy, nhiều người thường gọi là “lẩu phá lấu”.

Ảnh : Phá Lấu Lì

Địa chỉ:

1A Sương Nguyệt Ánh, Quận 1, TP.HCM

3.  Phá lấu Dì Nủi Sài Gòn

Phá lấu Dì Nủi Sài Gòn nằm tại khu phá lấu nổi tiếng từ lâu tại quận 4. Quán này còn được mọi người đánh giá ‘ăn một lần là ghiền ngay’. Chén phá lấu ở đây tương đối nhỏ nhưng đầy ắp, từng miếng phá lấu màu sắc đẹp mắt được cắt nhỏ vừa ăn, bánh mì ăn kèm giòn tan. Nước phá lấu ở đây thì phải nói là ngon ‘hết sẩy’, thơm béo và có vị ngọt nhè nhẹ của nước dừa.

Ảnh : Phá Lấu Dì Nủi

4. Phá lấu bò Bà Hạt

Phá lấu ở đây nước lèo béo, được nấu vừa ăn, ngon mềm, không hề bị hôi. Nước phá lấu màu vàng cam nhìn kích thích vô cùng. Quán có nước mắm tắc ớt để ăn kèm, khá đặc biệt vì được làm theo công thức riêng, nước mắm mặn mặn đặc sánh, chua ngọt vừa phải, ăn chung phá lấu ngon khỏi chê. Giá ở đây khá rẻ chỉ 20k/ phần.

Ảnh : Phá Lấu bò Bà Hạt

Nước chấm phá lấu có vị béo mới được gọi là đặc trưng. Nước chấm ở quán này lại có vị chua, ngọt, cay, mặn, đủ cả, dễ khiến cho khách tưởng là nước mắm mặn bình thường. Nhưng khi ăn thêm thì gần giống với nước mắm ăn ốc. Phá lấu đã mềm, thơm và ngon rồi, thêm nước chấm càng tuyệt cú mèo.

5. Phá lấu & mì xào Phụng Thiên

Ảnh: Phá lấu và mì xào Phụng Thiên

Ngoài phá lấu bò, quán còn có phá lấu heo, gà, mực, cá viên,.. và các loại mì như mì xào bò, mì xào phá lấu ăn kèm với bánh mì, xôi pate. Đây là địa chỉ phá lấu Sài Gòn ngon được thực khách truyền tai nhau từ xưa tới nay.

Địa chỉ:

228 Nguyễn Phúc Nguyên, P. 9, Quận 3, TP. HCM

6. Phá lấu Cây Trâm

Khu Gò Vấp có nhiều quán phá lấu ngon tuyệt đỉnh, đặc biệt là quán Cây Trâm. Quán vốn là địa điểm bán phá lấu Sài Gòn chất lượng với mức giá siêu rẻ. Khách đổ tới quán đông nghìn nghịt bất kể ngày thường hay ngày lễ.

Ảnh: Phá lấu cây Trâm

Quán phá lấu này khá nhỏ nhưng sạch sẽ và gọn gàng. Bánh mì giòn tan đặc ruột chấm với nước phá lấu vừa ăn, thơm mùi nước cốt dừa. Lòng bò được làm sạch, ninh trong nước dùng cả tiếng cho ngấm gia vị. Giá chỉ 20k/ phần thôi nên rất nhiều bạn học sinh, sinh viên chọn đây là quán ruột.

7. Phá lấu Cô Oanh

Phá lấu quán Cô Oanh thường được ăn kèm với bánh mì hoặc mỳ gói. Phá lấu nướng và phá lấu luộc là 2 món nhất định phải ăn khi bạn ghé qua phá lấu cô Oanh. Đặc biệt với những ai thích lai rai ăn nhậu thì cực ưa thích quán này. Không gian rộng rãi và tương đối sạch sẽ, luôn khiến cho thực khách cảm thấy thoải mái khi bước vào đây.

Ảnh: Phá lấu Cô Oanh

Phá lấu Cô Oanh nổi tiếng với thịt bò thơm ngon không quá mềm. Chén phá lấu ở đây ăn với bánh mì là khỏi phải chê. Bạn cũng có thể thử phá lấu chiên ngon không kém cạnh.

8. Phá Lấu Ngọc

Ảnh: Phá Lấu Ngọc

Địa chỉ:

Chung Cư Nguyễn Đình Chiểu, phường Đa Kao, quận 1, TP. Hồ Chí Minh

9. Phá lấu Dì Hạnh

Đây là một quán ăn đã có từ rất lâu đời, bất cứ ai mê phá lấu đều phải ghé qua. Phần nước sốt đặc sánh ấy chính là sự hòa quyện vô cùng hoàn hảo của vị ngọt nước hầm nội tạng, nước dừa tươi, vị béo của nước cốt dừa. Còn có vị cay, thơm của quế và ngũ vị hương, lại còn thấy được cả vị chua chua thanh thanh.

Ảnh: Phá Lấu Dì Hạnh

Bên cạnh đó, thực khách cũng sẽ bị hấp dẫn bởi vị chua cay mặn ngọt của thứ nước chấm đặc biệt cùng vị bùi bùi, dai giòn và béo ngậy của phần ‘cái’. Ngoài ra, phá lấu khi được ăn kèm với bánh mỳ hoặc chan cùng bát mỳ sợi cũng sẽ rất tuyệt đấy.

10.

Phá Lấu Su Su

Đây là quán phá lấu Sài Gòn ngon, sạch sẽ, giá cả phải chăng. Nồi phá lấu có màu đẹp mắt, đầy đủ lá mía, gan, phổi, phèo. Tất cả đều được làm sạch sẽ, được nấu hoàn toàn bằng nước dừa. Nước phá lấu rất đậm đà, beo béo vị nước dừa. Phá lấu được làm sạch sẽ, thơm, giòn dai sần sật ăn rất thích. Có nước chấm tắc ăn kèm siêu ngon.

Ảnh: Phá Lấu Su Su

Những ngày hè mưa lâm râm ghé thưởng thức một chén phá lấu Sài Gòn thơm ngon chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng. Cùng hội bạn xì xụp nồi phá lấu ngày mưa thì còn gì bằng! Nếu bạn đến Sài Gòn thì đừng quên thưởng thức món ăn thú vị này nha!

Đăng bởi: Nguyễn Hồng Ngân

Từ khoá: Top 10 quán phá lấu Sài Gòn nổi tiếng ‘ngon trứ danh’

Nhã Nhạc Cung Đình Huế – “Hơi Thở” Nồng Nàn Chốn Cố Đô

Nhã nhạc cung đình Huế là một loại hình nghệ thuật được xem là đặc sản phi vật thể của xứ Huế mộng mơ. Nhắc đến Huế, không ai là không biết về nhã nhạc cung đình Huế, với những khúc ca được các nghệ nhân thể hiện trên dòng sông Hương luôn là điểm nhấn để thu hút khách du lịch khắp nơi.

NHÃ NHẠC CUNG ĐÌNH HUẾ

Là thể loại nhạc được thể hiện trong thời phong kiến, được biểu diễn trong các lễ hội. Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào năm 2003.

Nhã nhạc Cung Đình Huế là một sự kế thừa, kể từ khi những dàn nhạc – trong đó có mặt nhiều nhạc khí cung đình – xuất hiện dưới dạng tác phẩm chạm nổi trên các bệ đá kê cột chùa thời Lý, thế kỉ XI-XII, đến lúc ông vua cuối cùng triều Nguyễn thái vị vào giữa thế kỷ XX. Rất nhiều nghệ nhân vẫn rất tận tụy với nghề, và cố gắng truyền cảm hứng đam mê âm nhạc lại cho những thế hệ sau.

Nét đẹp trong từng điệu múa

Nhã nhạc Huế Mang ý nghĩa ”âm nhạc tao nhã”, Nhã nhạc đề cập đến âm nhạc cung đình Việt Nam được trình diễn tại các lễ thường niên, bao gồm các lễ kỷ niệm và những ngày lễ tôn giáo cũng như các sự kiện đặc biệt như: lễ đăng quang, lễ tang hay những dịp đón tiếp chính thức. Trong các thể loại âm nhạc phong phú đã từng được phát triển ở Việt Nam, chỉ có Nhã Nhạc mang tầm quốc gia.

Là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

Ngày nay, khi du khách đến với Huế. Sẽ được thưởng thức đặc sản cố đô này bằng cách mua vé lên các du thuyền trên sông Hương. Để nghe những nghệ nhân thể hiện những tác phẩm về ca Huế rất hay. Hoặc có thể mua vé vào nhà hát truyền thống Cung Đình Huế để thưởng thức ca Huế một cách trọn vẹn nhất.

MÚA NHÃ NHẠC CUNG ĐÌNH HUẾ

Nhã nhạc Cung Đình Huế còn được các nghệ nhân chuyển thể thành những bài múa hết sức đọc đáo và đẹp mắt. Với những điệu mua uyển chuyển, cùng những bộ trang phục sặc sỡ, bắt mắt. Múa đi đôi với nhạc cung đình và có nguồn gốc lâu đời ở nước ta. Vào thời nhà Lý, nhà Trần đều đã có các điệu múa cung đình. Múa bắt nguồn từ các điệu múa truyền thống trong dân gian, được chọn lọc và nâng cao theo những qui phạm nghệ thuật chặt chẻ, nghiêm trang. Múa cung đình mang tính chất khoẻ khoắn, ca ngợi cảnh thái bình, thịnh trị.

Loại hình nghệ thuật khiến du khách đắm say

Múa nhã nhạc cung đình Huế là sự kết hợp hài hòa giữa những câu ca Huế, những biểu diễn của hình thể để tạo nên một nét văn hóa đặc sắc của văn hóa dân tộc nói chung cũng như bản sắc của mảnh đất Cố đô nói riêng. Không ai khi đến Huế mà lại không được thưởng thức đặc sản này. Và không ai lại quên đi những bảo tồn tốt đẹp mà ngàn đời xưa đã để lại.

Đa dạng thể loại, phong cách

Nghệ thuật Múa Cung đình mang đậm tính triết lý và thẩm mỹ phương Đông. Trong múa cung đình, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các động tác múa, sự di chuyển đội hình theo các tuyến, ngang, dọc, xéo cộng với việc tạo hình tượng theo hình khối làm nên nét đặc trưng riêng biệt, điển hình là các điệu: Lục cúng hoa đăng, trình tường tập khánh, phụng vũ, tứ linh, vũ phiến… Nghệ thuật múa nhã nhạc cung đình nói chung và các vũ khúc cung đình Huế nói riêng là những sản phẩm mang tính kế thừa của chế độ phong kiến tồn tại hàng nghìn năm và kết tinh dưới thời nhà Nguyễn.

SÔNG HƯƠNG THƠ MỘNG

Với những đặc sắc của chính bản thân nhã nhạc cung đình Huế đã tạo nên những dấu ấn rất riêng của Huế. Với những ai đến Huế, cũng đều muốn một lần được lênh đênh sông Hương vào ban đêm, ngắm trọn vẻ đẹp êm đềm của Huế lúc về đêm và nghe ca Huế để hiểu được phần nào nét văn hóa của chốn Cố đô này.

Du thuyền trên sông Hương thu hút khách bốn phương tham quan

Mở đầu cho một đêm nhã nhạc cung đình trên sông Hương hàng đêm là 4 nhạc khúc Lưu Thủy, Kim Tiền, Xuân Phong, Long Hổ. Rồi tiếp đến là những điệu hò Huế đối đáp và tân nhạc Huế đặc sắc. Những âm điệu trầm bổng, du dương của giọng hát hòa quyện với tiếng réo rắt của dàn nhạc đủ cả đàn bầu, đàn tranh, đàn nguyệt, sáo, xênh, phách… sẽ ru tâm hồn du khách vào một miền ký ức sâu thẳm nhuộm tím lòng người, không sao quên được.

Thuyền trôi đến bến Vân Lâu, du khách sẽ được trải nghiệm một phong tục có từ lâu đời của người dân xứ Huế là thả đèn hoa đăng trên dòng sông Hương. Đây chính là phong tục với mong muốn cầu sự an lành, bình an cho mọi người.

Sông Hương Huế về đêm thật thơ mộng!

Hiện nay, ngoài sử dụng nhạc cụ dân tộc để chơi âm nhạc truyền thống, các nhạc công còn chơi cả những bản nhạc nước ngoài quen thuộc. Đây chính là một nét mới trong việc tổ chức nhã nhạc cung đình Huế trên sông Hương nhằm phục vụ các du khách đến từ các quốc gia khác nhau, giúp họ thêm yêu mến các nhạc cụ truyền thống của dân tộc ta .

Đăng bởi: Nguyễn đức Thiện

Từ khoá: Nhã nhạc cung đình Huế – “hơi thở” nồng nàn chốn Cố đô

Cầu Tràng Tiền – Biểu Tượng Đẹp Của Vùng Đất Cố Đô Huế

Cầu Tràng Tiền còn có tên gọi khác là Cầu Trường Tiền, bắc qua sông Hương, gần chợ Đông Ba, là một trong những biểu tượng của thành phố Huế. Từ lâu, chiếc cầu này đã đi vào các tác phẩm văn học, thơ, nhạc với dáng vẻ của những tà áo trắng, chiếc nón bài thơ và mái tóc dài thả chấm ngang vai của các thiếu nữ và nữ sinh Huế.

Trong sách Đại Nam nhất thống chí của triều Nguyễn có ghi: ” Cầu sắt Trường Tiền ở Đông Nam kinh thành khởi làm năm Thành Thái thứ 9 (1897). Cầu có 6 gian (12 nhịp), dài khoảng 400m, đến năm 1899 mới xong”.

Tháng 8 năm 1904, một cơn bão dữ dội tràn vào miền Trung Việt nam. Cầu bị sập 4 nhịp, chỉ còn 8. Năm 1906 cầu được sửa lại. Đến nay, cầu Tràng Tiền đã được tu bổ nhiều lần.

Ngay cả bên tả đầu cầu xưa có một bến đò gọi là bến đò Trường Tiền và một chợ nhỏ nay là chợ Đông Ba, một trung tâm thương mại lớn ở Huế.

Với sự chứng kiến của lịch sử hào hùng dân tộc, cầu Tràng Tiền vẫn đứng hiên ngang và giờ đây chính cầu này đóng vai trò quan trọng là điểm thăm quan hấp dẫn không thẻ bỏ lỡ trong các chuyến hành trình du lịch Huế của du khách.

Giữa những buổi trưa, những nhịp cầu Tràng Tiền cong cong, soi bóng xuống dòng sông trong xanh làm cho cầu thêm phần lặng lẽ, bình yên đến lạ lùng. Nhiều du khách thích thú khi đi lang thang, tản bộ bên phía lề dọc theo cầu, lúc đó bạn sẽ chứng kiến được những hoạt động đời thường của người dân xứ Huế diễn ra trên chiếc cầu lịch sử này.

Khi tản bộ trên cầu Tràng Tiền vào chiều tà, du khách sẽ dễ dàng nhìn thấy hình ảnh những thiếu nữ mặc áo dài màu tím, tay cầu chiếc nón lá, với nụ cười e ấp, bên cạnh là dòng người qua lại khi tan sở, tuy bận rộn nhưng rất vui vẻ.

Hình ảnh: phượng vỹ nở rộ bên cầu Tràng Tiền.

Du Lịch Huế vào mùa hè, bạn sẽ thấy những nổi bật hơn nữa với những cánh hoa phượng đỏ khoe sắc bên dòng sông Hương, cánh hoa rụng xuống cầu Tràng tiền tạo nên những màu đỏ thắm. Đây là lúc những cặp đôi uyên ương đến đây để tâm tình, ghi lại những khoảng khắc đẹp đẽ nhất của tuổi thanh xuân và đưa ra những lời thề non hẹn biển và tương lai tốt đẹp phía trước.

Trở về với những năm tháng oai hùng đã ghi vào trong sử sách. Ta lại đảo mắt nhìn xuống dòng sông Hương vẫn trôi lững lờ, trên sông là những chiếc thuyền rồng Huế di chuyển chầm chậm, văng vẳng bên tai du khách bộ hành là khúc ca trù Huế vang lên khiến con tim xao xuyến đến chi lạ.

Hình ảnh: cầu Tràng Tiền màn đêm buông xuống.

Màn đêm buông xuống, cầu Tràng Tiền lại thêm vẻ đẹp lung linh với những ánh đèn phát ra, hệ thống đèn được thiết kế nổi bật với những màu xanh, vàng, tím, đỏ,… làm cho cây cầu trở nên huyền ảo mộng mơ hơn.

Khi du lịch Huế, bạn nên chọn địa điểm dừng chân tại khách sạn gần sông Hương để có thể thuận tiện cho việc đi lại thăm quan những cảnh đẹp biểu tượng cho xứ Huế, bạn mới khám phá rõ nét hơn những hình ảnh về dòng sông Hương, cầu Tràng tiền đã di vào lịch sử dân tộc.

Với người dân Cố đô Huế, cầu Tràng Tiền chứa đựng biết bao nhiêu tâm tình, bao nhiêu nỗi niềm sâu sắc. Không những vậy nó là nơi nhiều bao thế hệ đã gửi gắm niềm thương cho người ở lại trong các cuộc hành quân giữ gìn tổ quốc thân yêu.

Đăng bởi: Khánh Đặng

Từ khoá: Cầu Tràng Tiền – Biểu Tượng Đẹp Của Vùng Đất Cố Đô Huế

Cập nhật thông tin chi tiết về Điện Long An – Cung Điện Nổi Tiếng Trứ Danh Đất Cố Đô trên website Tplr.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!