Xu Hướng 9/2023 # Bánh Gai Làm Từ Gì Và Ăn Bánh Gai Có Béo Không? # Top 17 Xem Nhiều | Tplr.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Bánh Gai Làm Từ Gì Và Ăn Bánh Gai Có Béo Không? # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Bánh Gai Làm Từ Gì Và Ăn Bánh Gai Có Béo Không? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Tplr.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bánh gai được xem như một thức quà đặc biệt của Việt Nam với vị ngọt ngọt bùi bùi cùng mùi thơm ngậy lôi cuốn. Bạn có thể dùng bánh gai như đồ tráng miệng sau mỗi bữa ăn chính hoặc dùng để ăn vặt, ăn trong bữa phụ đều được.

Tuy bánh gai được bày bán tại nhiều tỉnh thành của nước ta nhưng đây mới là 4 tỉnh có đặc sản bánh gai ngon nhất:

Tỉnh Hải Dương: Đặc sản bánh gai Hải Dương bắt nguồn từ thị trấn Ninh Giang tỉnh Hải Dương với làng nghề 700 năm. Bánh gai nguyên thủy của Ninh Giang có hình tròn, không có lá bọc nhưng về sau đã chuyển thành hình vuông và bọc bằng lá chuối khô.

Tỉnh Nam Định: Nguyên liệu làm bánh gai của Nam Định gần giống với Hải Dương nhưng hơi khác về nguyên liệu phụ nấu kèm. Một số địa điểm chuyên bán như bánh gai Bà Thi hay cơ sở sản xuất bánh gai, bánh gấc Nam Định…

Tỉnh Thanh Hóa: Ngoài nem chua thì Thanh Hóa còn nổi tiếng với món bánh gai Tứ Trụ hay bánh gai làng Mía. Khác với bánh gai Hải Dương và Nam Định là bánh gai Thanh Hóa có hương vị đặc trưng của mật mía, thịt lợn nặc cùng nước mắm.

Tỉnh Thái Bình: Bánh gai Đại Đồng – Thái Bình đã có từ cách đây hơn 400 năm với nguyên liệu gần giống bánh gai Nam Định và Hải Dương nhưng nhân bánh thêm lạc nên ăn cho cảm giác bùi và ngậy hơn. Bạn có thể mua bánh tại các khu du lịch hoặc thôn Đại Đồng.

Về cơ bản thì bánh gai gồm có vỏ và nhân với nguyên liệu thường dùng là bột nếp, bột sắn, đậu xanh, đường, dừa nạo, vừng, tinh dầu bưởi. Cụ thể cách làm như sau:

Chuẩn bị 500g bột nếp, 100g bột sắn, 400g lá gai tươi, 350g đậu xanh đãi vỏ, 300g đường, 100g dừa nạo, 20g vừng rang chín, 20ml tinh dầu bưởi, 1 bó to lá chuối khô, lạt tre và dầu ăn.

Xé lá gai làm đôi, tước bỏ phần sống lá, phần xơ lá rồi đem rửa sạch và để ráo nước. Luộc lá gai cho mềm nhừ rồi vớt ra. Lá nguội thì cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn hoặc cho vào cối giã nát. Dùng rây lọc lấy nước cốt lá gai, bỏ phần bã.

Trộn bột nếp và bột sắn trong một cái thau nhỏ rồi thêm 150g đường cùng nước cốt lá gai vào, tiếp tục trộn đều. Dùng tay nhào bột cho tới khi bột mềm dẻo và tạo thành khối đặc quánh.

Đậu xanh ngâm nước 2 – 3 tiếng rồi đem rửa sạch, cho vào nồi hấp chín. Sau đó xem xay nhuyễn đổ ra bát lớn. Thêm dừa nạo, tinh dầu bưởi và lượng đường còn lại vào bát đậu xanh rồi trộn đều. Múc một lượng nhân vừa đủ vào lòng bàn tay, viên tròn lại, để ra khay. Làm tương tự cho tới khi hết phần nhân bánh.

Xoa ít dầu ăn vào tay rồi lấy một lượng bột vừa đủ xoa tròn ấn dẹt. Cho phần nhân đậu xanh rồi,gói bột lại sao cho bột bánh bọc kín hết nhân. Nặn xong thì lăn nhẹ qua đĩa mè rang. Làm lần lượt cho đến khi hết nguyên liệu.

Trần lá chuối qua nước sôi cho mềm rồi vớt ra để ráo bớt nước. Trải 2 miếng lá chuối đè lên nhau, thoa một chút dầu ăn vào mặt trong của lá rồi đặt bánh vào giữa, ấn hơi dẹp. Xếp lá chuối sao kín bốn cạnh thành hình vuông rồi vuốt, ép bánh trải đều trong lớp lá, gói tiếp lớp lá còn lại rồi dùng lạt buộc lại cho chắc chắn.

Bánh gói xong hấp khoảng 30 – 40 phút là có thể thưởng thức.

Bánh gai bao nhiêu calo còn tùy thuộc vào lượng nguyên liệu của nó. Với lượng nguyên liệu được chia sẻ trong mục 2 sẽ tạo ra 1.790g bánh gai với khoảng 2.720 calo. Tương ứng 100g bánh gai chứa khoảng 152 calo. Một chiếc bánh gai nặng khoảng 200 – 300g sẽ cung cấp 304 – 456 calo cho cơ thể.

Mỗi ngày chúng ta cần khoảng 2.000 calo để duy trì các hoạt động cần thiết tương ứng mỗi bữa cần khoảng 667 calo. Để ăn no với bánh gai, chúng ta cần khoảng 2 cái tương ứng với 608 – 912 calo. Như vậy, ăn bánh gai rất dễ gây béo nếu không được kiểm soát liều lượng thích hợp. Do đó, nếu lỡ ăn bánh quá nhiều thì bạn nên dành thời gian để tập luyện tiêu hao bớt năng lượng dư thừa trong cơ thể.

Bánh gai không sử dụng chất bảo quản nên để được khoảng 2 – 3 ngày trong nhiệt độ thường. Nếu bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh thì có thể để được 5 ngày còn ở ngăn đá thì đến 10 ngày. Nếu bảo quản ở tủ lạnh thì bạn cần hấp bánh lại trước khi ăn. Tuy nhiên, bánh ngon nhất khi được ăn trong vòng 2 ngày.

Cách Làm Bánh Gai Tứ Trụ Thanh Hóa Thơm Ngon Ngay Tại Nhà

Cách làm bánh gai Tứ Trụ 

Nguồn gốc món bánh gai Tứ Trụ – đặc sản Thanh Hóa

Bánh gai Tứ Trụ Thanh Hóa có nguồn gốc từ làng Mía, thuộc địa phận xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Cách làm bánh gai Tứ Trụ có công thức riêng. Đặc biệt, bánh truyền thống từ xưa chỉ có người làng Mía mới làm được hương vị chuẩn ngon. 

Đặc sản bánh gai Tứ Trụ 

Tương truyền rằng, bánh gai trước đây chỉ được làm vào những dịp lễ tết lớn. Bánh dùng để dâng lên “tiến vua”. Bởi vậy, nhiều người dân Thanh Hóa vẫn thường gọi đây là món “bánh tiến vua”.

Tên gọi bánh gai Tứ Trụ cũng xuất phát từ việc người dân Thanh Hóa trước đây thường mang bánh gai đi bán ở phố Tứ Trụ (thuộc xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân ngày nay). Từ đó, món bánh gai nổi tiếng được đồn xa với cái tên “bánh gai Tứ Trụ”. 

Cách làm bánh gai Tứ Trụ Thanh Hóa chuẩn ngon 

Để có được món bánh gai Tứ Trụ ngon chuẩn vị như ý, chuẩn hương truyền thống, cần có công thức làm bánh gai chuẩn từ người dân bản địa. Bánh gai phải được chuẩn bị tỉ mẩn và kỹ lương từ vỏ bánh, nhân bánh rồi tạo hình và đến bước hấp bánh. Cùng đi vào từng bước trong cách làm bánh gai Tứ Trụ để thấy hết sự kỳ công khi tạo nên món đặc sản trứ danh này. 

Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu làm bánh gai Tứ Trụ được lấy từ nguồn thực phẩm đơn giản hàng ngày. Tuy nhiên, sự khác biệt của món ăn này nằm ở bước tuyển chọn nguyên liệu:

Gạo làm bánh gai phải chọn nếp cái hoa vàng, gạo đầu mùa, bụ tròn và chắc hạt, không bị vỡ nát. 

Nguyên liệu làm bánh gai Tứ Trụ 

Đậu xanh phải tìm chọn hạt đậu mới, đẹp. Hạt đậu được đãi vỏ trước khi đưa vào sử dụng làm bánh. Đây là cách giúp hình ảnh bánh gai Tứ Trụ luôn có nhân vàng ươm, đẹp màu. 

Các nguyên liệu đơn giản như: đường, mật mía hay dừa cũng cần được tuyển chọn kỹ càng theo tiêu chí riêng. 

Sau khi các nguyên liệu được chuẩn bị đạt tiêu chuẩn, sẽ được đưa vào sơ chế và thực hiện từng công đoạn làm bánh. 

Có thể bạn chưa biết: Hướng dẫn cách làm bánh răng bừa ngon chuẩn vị xứ Thanh 

Các bước làm bánh gai Tứ Trụ cổ truyền Thanh Hóa

Làm vỏ bánh 

Trước hết là làm vỏ bánh. Học cách làm bánh gai Tứ Trụ cần bắt đầu từ cách làm vỏ bánh. 

Lá gái được hái trong vùng hoặc lấy từ vùng bãi bồi ven sông Chu. Lá gai được xử lý cẩn thận: bỏ cuống lá, gân lá, xơ lá rồi phơi thật khô, cất kỹ. Đến khi cần làm vỏ bánh, lá gai sẽ được đem luộc 2 lần (khoảng 24 tiếng). Sau đó được vắt khô và giã nhuyễn. 

Cách làm vỏ bánh gai này tương đối mất thời gian. Do đó, hiện nay nhiều người sử dụng hình thức ép, rất nhanh và tiện lợi. 

Gạo nếp ngâm được xay, lọc giã rồi trộn với bột lá gai, mật mía, ủ quả 1 đêm. Sau một đêm ủ bột, hôm sau bột sẽ được giã nhuyễn, dẻo quánh. 

Bột lúc này có thể chuẩn bị sử dụng làm bánh. 

Làm vỏ bánh gai 

Làm nhân bánh 

Nhân bánh được làm từ đậu xanh, dừa sợi và dầu chuối. 

Đậu xanh sau khi làm sạch, đồ cho chín, sau đó được mang đi giã nhuyễn. Trong khi giã, thêm đường và dừa sợi để các nguyên liệu hòa quyện với nhau. 

Sau đó cho thêm dầu chuối vừa đủ. Bột bánh được làm thành từng viên tròn, vê trong lòng bàn tay. 

Làm nhân bánh gai 

Gói bánh và hấp bánh 

Công đoạn cuối cùng trong cách làm bánh gai Tứ Trụ là gói bánh và hấp bánh. Vỏ bánh được cán mỏng thành từng miếng vừa đủ để gói. Sau đó đặt viên nhân bánh vào giữa. 

Dùng lá chuối khô để gói bánh thành từng chiế vuông vắn rồi nắn tạo hình cho bánh. Hấp bánh (đồ bánh) trong khoảng 1 giờ đồng hồ, hấp lửa nhỏ vừa phải. 

Sau khi bánh chín, vớt bánh rồi để bánh khô tự nhiên cho ráo nước. Lúc này, bạn có thể thưởng thức bánh gai mềm dẻo ngọt vị chuẩn xứ Thanh. 

Thành phẩm bánh gai 

Nhận biết bánh gai Tứ Trụ Thanh Hóa 

Đến Thanh Hóa, bạn có thể tìm nhiều địa chỉ mua bánh gai Tứ Trụ. Các địa điểm du lịch hay các nơi tham quan nổi tiếng sẽ là gợi ý cho những ai thắc mắc bánh gai Tứ Trụ mua ở đâu?

Đặc sản bánh gai Tứ Trụ Thanh Hóa mang hương vị riêng khác với bánh gai nhiều vùng:

Lá gai được làm theo công thức đặc biệt, lọc chắt lấy nước, bột lá gai cho màu đẹp chuẩn nhất. Màu bột đen đậm, thơm ngậy. 

Mật mía được dùng làm trong nhân bánh gai Tứ Trụ là mật để ngoại, không sử dụng loại mật nóng như bánh gai Ninh Giang Hải Dương. 

Bánh gai có thêm dầu chuối nên làm dậy hương thơm của đỗ xanh và hương lá bánh. 

Đặc sản bánh gai Tứ Trụ Thanh Hóa 

Tìm hiểu thêm: Cá nhệch là cá gì? Đặc sản món ngon cá nhệch “xứ Thanh” 

Kết luận 

Chuyên mục: Ẩm thực

Bánh Egg Tart Bao Nhiêu Calo Và Ăn Có Béo Không?

Bánh egg tart với lớp vỏ bánh giòn rụm và nhân kem trứng thơm lừng, mềm ngon mà không phải bất kỳ loại bánh nào cũng có được. Có thể nói đây là sự kết hợp hoàn hảo, tuyệt diệu nhất trong thế giới bánh tạo nên sức hút đối với bất kỳ thực khách nào.

Bánh egg tart hay còn gọi là bánh tart trứng là một trong những loại bánh rất nổi tiếng trên thế giới bắt nguồn từ nước Mỹ. Bánh egg tart là những chiếc bánh nhỏ có trọng lượng khoảng 50 gram/chiếc được bọc bởi một miếng giấy thấm dầu. Bánh dễ ăn, mềm có kem trứng ngon mát tan chảy trong miệng, là món bổ dưỡng phù hợp cho mọi lứa tuổi sử dụng. Bánh egg Tart cũng rất thích hợp là món ăn vặt mang theo khi đi dã ngoại.

Tại Việt Nam, bạn có thể dễ dàng tìm thấy và mua loại bánh này tại các tiệm bánh mì, bánh nướng ở Việt Nam và chuỗi cửa hàng KFC với tên gọi thuần Việt là Bánh Trứng Nướng.

Bột mì đa dụng: khoảng 400g tương đương 1360 calo

Bơ thực vật mặn: 200g tương đương 1434 calo

Lòng đỏ trứng: 2 lòng đỏ tương đương 110 calo

Trứng gà: 3 quả tương đương 243 calo

Sữa đặc: 60ml tương đương 193 calo

Sữa tươi không đường: 200ml tương đương 124 calo

Với những nguyên liệu nêu trên tương đương với 3455 calo làm nên khoảng 20 cái bánh. Nếu chia 1 cái bánh egg tart 50g sẽ tương đương với lượng calo khoảng 172 calo.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO thì một ngày một người trưởng thành chỉ cần nạp khoảng 1800-2000 calo sẽ đủ cung cấp năng lượng cho cơ thể. Như vậy nếu chia 3 bữa ăn chính thì mỗi bữa ăn cần 667 calo là mức năng lượng tiêu chuẩn để bạn có cân nặng lý tưởng.

Nếu như bạn muốn tăng cân thì cần nạp năng lượng trong một ngày trên 2200 calo. Trong khi đó nếu như muốn giảm cân thì cần nạp năng lượng dưới 1500 calo. Như vậy, nếu so sánh mức năng lượng này với năng lượng cao trong bánh egg tart ta có thể nhận thấy rằng:

Một bữa ăn đủ no bạn cần ăn khoảng 4-5 cái bánh egg tart- tương đương với lượng calo khoảng 688-860 calo (đây là mức năng lượng quá cao cho một bữa ăn) do vậy ăn bánh egg tart sẽ gây tăng cân, béo phì nhanh chóng.

Ngược lại, nếu như bạn chỉ ăn 1-2 cái bánh tương đương với lượng calo 344 calo. Đây là lượng calo thấp và với mức năng lượng này bạn ăn bánh egg tart sẽ không béo.

Đặc biệt, bên cạnh chế độ ăn bánh egg tart thì việc xây dựng một thực đơn dinh dưỡng là vô cùng quan trọng để bạn có thể điều chỉnh chế độ tăng cân hoặc giảm cân như mong muốn. Ngoài chế độ ăn uống thì chế độ luyện tập thể dục thể thao cũng vô cùng quan trọng quyết định đến cân nặng cũng như sức khỏe của bạn.

NÊN XEM THÊM:

Kết luận: Như vậy có thế kết luận, vấn đề ăn bánh egg tart có tăng cân hay không đều tùy thuộc vào cách ăn của bạn, ăn bao nhiêu bánh, những thực phẩm khác mà bạn dung nạp hàng ngày có lượng calo như thế nào. Từ đó có thể điều chỉnh cân nặng phù hợp.

1 Chiếc Bánh Tiêu Bao Nhiêu Calo? Ăn Bánh Tiêu Có Béo Không?

Bánh tiêu là một trong những món ăn vặt đường phố được đông đảo các bạn trẻ yêu thích bởi hình thức đẹp, bắt mắt cùng với đó là hương vị bùi béo, giòn rụm. Sẽ chẳng có gì tuyệt vời hơn cảm giác tan học, bụng bắt đầu “cầu cứu” mà lại bắt gặp ngay một gánh hàng bán bánh tiêu thơm lừng hay những ngày nghỉ, cùng bà, cùng mẹ vào bếp tự làm nên những chiếc bánh thơm ngon cho cả gia đình. 

Bánh tiêu cũng có nhiều loại và mỗi một loại lại có lượng calo khác nhau, 5 trong số những loại bánh tiêu có sức hút lớn nhất trong thời gian hiện nay phải kể đến là: 

Bánh tiêu chiên 

Bánh tiêu xôi 

Bánh tiêu lá dứa 

Bánh tiêu sầu riêng 

Bánh tiêu đậu xanh 

Bánh tiêu chiên là món ăn cơ bản nhất, dễ thực hiện nhất và cũng ít chứa ít calo nhất so với tất cả các loại bánh tiêu khác. Bánh tiêu chiên sẽ được chế biến bởi những nguyên liệu chính như bột mì, đường, vừng trắng và sẽ được làm nóng bằng dầu ăn. Một chiếc bánh tiêu chiên cỡ trung sẽ rơi vào khoảng 132kcal – một con số cũng khá cao.

Bánh tiêu xôi là một “biến thể” của bánh tiêu truyền thống và thay vì phần nhân chỉ có bột mì như thông thường thì bánh tiêu xôi sẽ ngập bên trong phần vỏ bánh là xôi, mang hương vị giòn rụm của vỏ bánh và thơm béo của phần xôi bên trong. Với 414 calo có trong bánh tiêu xôi thì đây hoàn toàn không phải là món ăn thích hợp với những ai đang muốn giảm cân, giữ dáng. 

Bánh tiêu đậu xanh nghe thôi cũng đã có thể đoán ra lượng calo cao hơn nhiều so với bánh tiêu truyền thống bởi lẽ, sự góp mặt của đậu xanh trong mỗi chiếc bánh vừa tăng vị lại vừa tăng calo. Thông thường, một chiếc bánh tiêu đậu xanh cỡ trung sẽ rơi vào khoảng 210 calo, một con số cũng để lại rất nhiều lo ngại đối với các bạn trẻ đang muốn giữ dáng, giảm cân. 

Nghe thôi cũng đã đủ thấy sức hấp dẫn của món ăn này, bánh tiêu lá dứa cũng là một trong những sự lựa chọn của không ít các bạn trẻ. Hương vị thơm thơm của lá dứa cùng với vị giòn rụm của vỏ bánh quả thật là tuyệt vời. 1 chiếc bánh tiêu lá dứa cỡ trung sẽ chứa khoảng 155 calo. 

Với những ai là “tín đồ” của sầu riêng thì quả thật là sức hút của món ăn này không còn gì để bàn cãi. Với hương vị thơm ngon béo ngậy của sầu riêng quả là một món ăn chiều vị giác, thế nhưng đánh đổi với những điều ấy, bánh tiêu xôi sầu riêng lại chiếm tới 417 calo. Con số này chắc chắn sẽ khiến cho bạn phải cân nhắc rất nhiều trước khi quyết định thưởng thức. 

Biết về lượng calo có trong mỗi một chiếc bánh tiêu sẽ có thể giúp bạn “lượng sức mình”, biết bản thân nên ăn không và với số lượng bao nhiêu. Thông thường, bản thân chúng ta cần 2000 calo để duy trì hoạt động bình thường và ăn 3 bữa chính. 

Cách để thưởng thức bánh tiêu vừa đảm bảo sạch sẽ vừa bảo vệ sức khỏe chính là hãy tự làm bánh tiêu ngay tại nhà, công thức làm bánh tiêu cũng không quá khó khăn cho nên nếu như có thời gian, hãy thử làm bánh tại nhà 

Để giảm lượng calo cũng như bảo vệ sức khỏe, bạn cũng có thể thay đường hóa học bằng đường nâu hoặc đường phèn 

Một trong những cách thưởng thức bánh tiêu mà không sợ béo chính là hãy thử làm bánh tiêu mặn hoặc bánh tiêu nhạt thay vì bánh tiêu ngọt. Đây cũng chính là món ăn khá hấp dẫn đó 

Không nên ăn quá 1 chiếc bánh tiêu trong 1 bữa và mỗi ngày không nên ăn quá 1 chiếc 

Hãy kết hợp với việc tập luyện để đốt cháy calo đã tiêu thụ từ những chiếc bánh tiêu mà bạn đã ăn trước đó, đây là cách tốt nhất để thưởng thức bánh tiêu mà không lo béo. 

5/5 – (1 bình chọn)

Cây Dền Gai Có Tác Dụng Chữa Bệnh Gì? Có Nên Dùng Không

Cây dền gai có tác dụng chữa bệnh gì

Theo Đông y, cây dền gai có vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp, thu liễm, ngừng tả. Trong thành phần dinh dưỡng của dền gai chứa nhiều dinh dưỡng như các loại vitamin A, C, B, K và các khoáng chất như sắt, canxi, photpho hay kali. Những thành phần dinh dưỡng này cũng góp phần vào tác dụng chữa bệnh của cây dền gai. Tất cả các bộ phận của dền gai đều được sử dụng để làm thuốc. Hơn nữa, cây dền gai mọc hoang dại khắp nơi, cây phát triển tốt nên có thể thu hái quanh năm.

Rau dền gai không chỉ được sử dụng làm thuốc như ở Việt Nam, mà người dân nhiều nước khác trên thế giới cũng dùng dền gai để chữa bệnh. Cụ thể như người Nepan dùng rễ dền gai để điều trị sốt cao, tiêu chảy, hay kiết lỵ. Ở Đài Loan và Trung Quốc, người ta sử dụng rau dền gai để chữa bệnh tiểu đường, hay người Ấn Độ dùng lá dền gai để trị bỏng, còn rễ để trị các vết chàm.

1. Chữa viêm họng, ho có đờm hiệu quả

Cây dền gai có khả năng chống viêm nên rất hiệu quả với các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, hay ho có đờm. Dùng phần thân và lá của cây dền gai, rửa sạch rồi giã nát với một ít muối hạt hoặc gừng tươi, sau đó lọc lấy nước uống, giúp tình trạng viêm họng hoặc ho có đờm cải thiện đáng kể.

2. Điều trị các vết bỏng nhẹ

Cũng giống như người dân Ấn Độ, ở nước ta, rau dền gai cũng được dùng để chữa trị cho các vết bỏng nhẹ trên da. Lấy lá và thân dền gai, rửa sạch, rồi giã nát, dùng cả nước và bã đắp lên vết bỏng. Làm thường xuyên trong khoảng 2 – 3 ngày. Việc làm này sẽ giúp xoa dịu cơn đau của vết bỏng và tránh để lại sẹo. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng rau dền gai chỉ có tác dụng với vết bỏng nhẹ, còn vết bỏng nặng, cần được sơ cứu và điều trị y tế kịp thời để tránh tình trạng trở nên nặng hơn.

3. Trị mụn nhọt hiệu quả

Khả năng chống viêm của rau dền gai còn giúp nó thêm công dụng trong việc trị mụn nhọt. Nếu da nổi mụn, chưa bị vỡ, lấy rễ cây rau dền gai rửa sạch rồi giã nát, sau đó đắp lên mụn, sau 2 – 3 tiếng thay băng 1 lần, ngày đắp 2 – 3 lần. Cách làm này giúp cho mụn nhanh bị vỡ mủ. Nếu trong trường hợp mụn bị viêm da mủ, dùng toàn thân cây giã đắp lên. Cứ 2 – 3 tiếng làm một lần, bạn sẽ thấy hiệu quả đáng kể.

4. Điều trị kinh nguyệt không đều

Với chị em phụ nữ gặp tình trạng kinh nguyệt không đều, có thể sử dụng bài thuốc với cây dền gai như sau: chuẩn bị 15g dền gai, 15g bạc thau (còn gọi là bạch hoa đằng), với 10g lá ngải cứu sắc với 450ml nước, đun cạn còn khoảng 200ml thì bỏ ra uống. Lượng nước được chia làm 2 bữa, dùng liên tục trong 10 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

5. Chữa bệnh gai cột sống

Một tác dụng của dền gai mà ít ai biết tới đó chính là khả năng chữa bệnh gai cột sống hiệu quả. Nếu bị bệnh đau gai cột sống mà điều trị chưa khỏi, bạn có thể áp dụng bài thuốc với cây dền gai như sau: chuẩn bị 20g dền gai, cỏ xước, tầm gửi với 40g chìa vôi, 20g lá lốt + cỏ người. Tất cả các thảo dược này đều rửa sạch rồi cho vào nồi sắc với 1,5l nước. Bài thuốc mang lại hiệu quả tốt hơn nếu sử dụng nồi đất để sắc thuốc. Khi nước trong nồi cạn còn khoảng 3 chén nước thì tắt bếp, chắt nước để uống.

6. Chữa bệnh kiết lỵ

Trong Đông y, người ta cũng dùng cây rau dền gai để chữa bệnh kiết lỵ. Lấy 100g lá và thân cây dền gai, rửa sạch rồi sắc nước uống mỗi ngày 1 lần. Hoặc có thể sử dụng bài thuốc khác như sau: chuẩn bị 50g lá và thân dền gai với 30g rau sam, rửa sạch rồi đem nấu canh ăn như món rau bình thường.

7. Hỗ trợ điều trị sỏi thận

Ngoài các tác dụng của cây dền gai kể trên, dền gai còn có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị sỏi thận. Lấy 20g rễ rau dền gai, rửa sạch rồi sao vàng, cùng với 20g vỏ quả bí đao, 12g kim tiền thảo, 12g mã đề, 12g thiên lý, 12g lá cỏ tranh, 12g đậu đen sao thơm, tất cả cho vào sắc với 500ml nước, đun đến khi còn khoảng 250ml nước thì bỏ ra, dùng để uống 2 – 3 lần trong ngày. Sử dụng bài thuốc này trong vòng 10 ngày.

Cách Làm Bánh Kem Bắp Ngon Ngọt, Thơm Béo Ăn Hoài Không Ngán

Bánh kem bắp đang là món bánh rất được yêu thích bởi vị ngọt nhẹ, thơm béo lại không quá ngán nên rất dễ ăn. Không những thế, bánh còn có vẻ ngoài đẹp mắt nên rất thích hợp để làm quà tặng cho bạn bè, người thân vào dịp sinh nhật. Vậy thì chần chờ gì nữa mà không cùng chúng mình vào bếp học cách làm bánh kem bắp hấp dẫn này thôi nào!

Nội dung chính

Giá trị dinh dưỡng của bánh kem bắp

Trong bánh kem bắp sử dụng nguyên liệu chính là bắp Mỹ giàu vitamin B, C, chất xơ, chất chống oxy hóa, chất khoáng,…giúp kích thích tiêu hóa, chống thiếu máu, tốt cho tim mạch, cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể, điều hòa huyết áp, ngăn ngừa bệnh tiểu đường và ung thư,…

Bánh kem bắp vừa thơm ngon, vừa giàu dưỡng chất (Nguồn: Daisy Kitchen)

Ngoài ra, còn có sữa tươi, trứng gà, socola trắng và whipping cream đều cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho sức khỏe cùng vô số tác dụng tuyệt vời như giúp xương chắc khỏe, tăng cường miễn dịch, giảm các bệnh về tim mạch, giảm căng thẳng,…Đặc biệt, có sử dụng thêm hạnh nhân giúp ngăn ngừa bệnh tim, tốt cho não bộ, kiểm soát nồng độ đường trong máu, giảm cân, chống lại ung thư và giúp tiêu hóa tốt hơn.

Nguyên liệu để làm bánh kem bắp Phần cốt bánh

Sữa tươi không đường: 15ml

Dầu ăn: 30ml

Trứng gà: 3 quả

Đường: 50g

Muối

Phần kem bắp

Bắp Mỹ: 2 trái khoảng 650g

Sữa tươi không đường: 100ml

Đường cát: 60g

Đường bột: 20g

Muối

Nguyên liệu để làm bánh kem bắp (Nguồn: Internet)

Dụng cụ cần thiết để làm bánh kem bắp

Nồi

Cách làm bánh kem bắp

Đánh bông lòng trắng trứng với muối, đường và cream of tartar (Nguồn: Daisy Kitchen)

Bước 2: Cho tiếp lòng đỏ trứng vào đánh ở tốc độ thấp, rồi thêm dầu ăn và sữa tươi vào khuấy nhẹ cho hỗn hợp hòa quyện. Rây bột mì, bột ngô vào trộn đều. Đổ hỗn hợp bột vào khuôn đã lót giấy nến và cho vào lò nướng ở 160 độ C trong khoảng 30 phút rồi lấy bánh ra khỏi khuôn để nguội.

Thêm lòng đỏ, bột mì, bột ngô, dầu ăn, sữa tươi vào đánh tiếp, đổ vào khuôn và đem đi nướng (Nguồn: Daisy Kitchen)

Bước 3: Bắp lột vỏ, rửa sạch, cho vào nồi cùng 250ml nước lọc và bắc lên bếp luộc chín với lửa vừa khoảng 15 phút. Lấy bắp ra để nguội rồi tách lấy hạt và nhớ giữ lại phần nước luộc bắp.

Bắp luộc chín, tách lấy hạt (Nguồn: Daisy Kitchen)

Bước 4: Lấy khoảng 300g bắp hạt cho vào máy xay sinh tố, phần còn lại sử dụng để làm nhân và trang trí bánh. Thêm đường, chút muối, sữa tươi không đường và 75ml nước luộc bắp rồi xay nhuyễn. Đem lọc hỗn hợp qua rây cho mịn.

Xay nhuyễn bắp cùng đường, muối, sữa tươi, nước luộc bắp và lọc qua rây cho mịn (Nguồn: Daisy Kitchen)

Bước 5: Cho lá gelatin vào chén, ngâm nước lạnh khoảng 5 – 10 phút cho mềm. Sau đó, cho hỗn hợp sữa bắp vào nồi bắc lên bếp làm ấm với lửa nhỏ và khuấy liên tục. Tắt bếp, thêm gelatin vào khuấy tan đều và đổ ra tô để nguội ở nhiệt độ phòng.

Đun nóng sữa bắp rồi thêm gelatin vào khuấy tan đều (Nguồn: Daisy Kitchen)

Bước 6: Cho whipping cream vào âu, đánh bông với tốc độ trung bình cao cho đến khi nổi bọt khí to thì cho đường bột vào đánh tốc vừa đến khi kem bông khoảng 70 – 80%. Cho hỗn hợp sữa bắp vào thau kem tươi và đánh ở tốc độ thấp để hỗn hợp được hòa quyện vào nhau.

Đánh bông whipping cream cùng hỗn hợp sữa bắp (Nguồn: Daisy Kitchen)

Bước 7: Phần bánh bông lan đã nướng chia làm 2, mỗi phần có đường kính 15cm rồi xếp 1 lát bánh bông lan vào khuôn đã bọc màng bọc thực phẩm dưới đáy và đổ một lớp kem bắp vào, rải đều bắp hạt xung quanh. Tiếp theo, lại đổ một lớp kem bắp lên trên rồi xếp miếng bánh bông lan vào và thực hiện tương tự, để ngăn mát cho đông ít nhất 6 giờ.

Hoàn thành bánh kem bắp rồi để trong ngăn mát tủ lạnh ít nhất 6 giờ (Nguồn: Daisy Kitchen)

Cách trình bày và thưởng thức bánh kem bắp

Lấy bánh kem bắp ra, rắc kín đều socola trắng lên, dùng hạnh nhân trang trí xung quanh thành bánh và cắt bánh ra thưởng thức ngay thôi.

Trang trí và thưởng thức bánh kem bắp (Nguồn: Daisy Kitchen)

Yêu cầu thành phẩm của bánh kem bắp

Bánh kem bắp có vẻ ngoài bắt mắt lại thơm thoang thoảng mùi bắp kết hợp cùng vị ngọt mềm, béo ngậy và mát lạnh. Đặc biệt, bánh không quá ngọt lại hòa quyện cùng vị giòn bùi của hạnh nhân lại càng thêm hấp dẫn hơn.

Bánh kem bắp ngọt dịu, mềm thơm và béo ngậy (Nguồn: Daisy Kitchen)

Một số lưu ý khi làm bánh kem bắp

Nên chọn loại bắp Mỹ không quá già hoặc quá non, hạt mẩy đều thì bắp sẽ có vị ngọt, mềm và ngon hơn.

Khi đánh whipping cream thì không nên đánh quá bông cứng sẽ bị tách nước và làm bánh không được mịn mượt.

Nên chuẩn bị âu kim loại đã để trong tủ đông 15 phút hoặc ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 giờ thì khi dễ đánh bông và giữ lạnh whipping cream tốt hơn.

Bánh kem bắp ăn ngon nhất là khi vừa lấy ra từ ngăn mát tủ lạnh, nếu dùng không hết có thể bảo quản trong tủ mát được khoảng 4 – 5 ngày.

Bài viết trên có sử dụng công thức, hình ảnh và video clip của kênh YouTube Daisy Kitchen.

Đăng bởi: Phương Trần Thị

Từ khoá: Cách làm bánh kem bắp ngon ngọt, thơm béo ăn hoài không ngán

Cập nhật thông tin chi tiết về Bánh Gai Làm Từ Gì Và Ăn Bánh Gai Có Béo Không? trên website Tplr.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!