Bạn đang xem bài viết 3 Cách Nấu Cháo Hàu Cực Thơm Ngon Hấp Dẫn Cho Bé Ăn Dặm được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Tplr.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hàu là thực phẩm rất bổ dưỡng, sau đây là giá trị dinh dưỡng của hàu:
Hàu cung cấp một hàm lượng kẽm rất cao cho cơ thể. Hàm lượng kẽm dồi dào có tác dụng giúp mau lành các vết thương hở.
Thịt hàu còn chứa vô số các acid béo omega-3, chất chống ôxy hóa,…
Vitamin E giúp tăng cường và củng cố màng tế bào, bảo vệ tim mạch,…
Protein giúp tăng trưởng tế bào, tăng cường cơ bắp.
Kali và magiê có trong hàu còn giúp làm giảm huyết áp, tăng tuần hoàn máu, giúp mạch máu thư giãn.
Cách nấu cháo hàu hạt sen cho bé
Nguyên liệu gồm:
50g hàu.
20g hạt sen.
30g nấm rơm.
30g gạo.
10g dầu ăn.
Gia vị: đường, muối, nước mắm.
Cách nấu cháo hàu hạt sen cho bé như sau:
– Bước 1: Gạo vo sạch, cho vào 2 chén nước. Hạt sen bỏ tim sen, tách đôi.
– Bước 2: Nấu gạo và hạt sen thành cháo.
– Bước 3: Nấm rơm bỏ gốc, ngâm vào bột năng cho trắng và ngon, xắt hạt lựu. Hàu bằm nhỏ.
– Bước 4: Lấy 10g dầu ăn, cho đầu hành lá phi thơm, cho hàu vào xào, tiếp theo cho nấm vào.
– Bước 5: Nêm nếm vừa ăn. Bỏ phần xào vào cháo đang xôi, đậy nắp 8 phút. Múc cháo ra tô, cho bé ăn nóng.
Cách nấu cháo hàu rau cải cho bé
Nguyên liệu gồm:
200g gạo tẻ.
1 nắm gạo nếp.
2kg hàu sữa.
Rau cải.
5 củ hành khô
Gia vị, nước mắm.
Cách nấu cháo hàu rau cải cho bé như sau:
– Bước 1: Sơ chế hàu, cụ thể như sau:
Hàu cọ sạch vỏ, cho hàu vào lò vi sóng quay trong vòng 2-3 phút để hàu hé miệng.
Lách mũi dao vào miệng hàu.
Khẽ nghiêng dao để tách đôi vỏ hàu.
Lấy 1 bát nước sạch, rửa phần viền đen của hàu.
– Bước 2: Gạo vo sạch, đổ nước ngập gấp 3 lần gạo. Dùng nồi cơm điện để nấu cháo cho nhanh nhừ. Các mẹ chỉ cần bật chế độ Cook đến khi nước sôi khoảng 10 phút rồi rút điện, om trong vòng 20 phút sau đó bật lại chế độ Cook 1 lần nữa là cháo nhừ. Lúc này các mẹ trút phần nước hàu vào cháo, đun cháo cho sôi lại rồi nêm gia vị vừa miệng.
– Bước 3: Hành khô thái mỏng. Sau đó, cho hành vào chảo với 2 thìa canh dầu ăn, phi vàng. Vớt hành phi để riêng, chỉ để lại trong chảo một chút dùng để xào hàu cho thơm.
– Bước 4: Cho hàu vào xào với lửa to và nhiều dầu ăn. Thêm 1 thìa canh nước mắm cho hàu ngấm đều. Đến khi hàu chín thì trút ra đĩa, để riêng.
– Bước 5: Khi ăn, các mẹ múc cháo ra bát, cho hàu kèm nước xào hàu lên trên, thêm rau cải thái nhỏ và hành phi vào, cho bé dùng nóng.
Cách nấu cháo hàu khoai môn cao cho bé
Nguyên liệu gồm:
200g hàu sữa.
100g khoai lang bí.
100g khoai môn cao.
Hạt nêm, tiêu, hành, ngò, dầu ăn, ớt.
Cách nấu cháo hàu khoai môn cao cho bé như sau:
– Bước 1: Rửa sạch khoai lang bí và khoai môn, sau đó gọt vỏ, ngâm nước cho khỏi đen. Thái hai loại khoai dạng hạt lựu nhỏ.
– Bước 2: Vo sạch 1 nắm gạo, cho vào nồi nấu cháo đến khi gạo nhừ nhuyễn. Sau đó, mẹ thêm vào chút muối, khoai lang bí và khoai môn, nấu nhừ.
– Bước 3: Hàu sữa ngâm nước muối pha loãng từ trước cho sạch hẳn. Sau đó, mẹ rửa kĩ hàu cho sạch rồi để ráo.
– Bước 4: Phi thơm hành củ, cho hàu vào xào chín, nêm hạt nêm cho đậm đà.
– Bước 5: Múc cháo ra bát, cho hàu và hành ngò lên trên, trộn đều và cho bé ăn nóng.
Những lưu ý khi cho trẻ ăn hàu
Các mẹ cần đeo gang tay khi chế biến hàu cho bé.
Không cho bé ăn hàu sống hay nấu chưa chín.
Khi hấp hay luộc hàu, mẹ nên lưu ý để vỏ hàu mở miệng, nhờ đó phần thịt hàu mới được nấu chín kĩ.
Cách Nấu Cháo Ăn Dặm Ngon Cho Bé Theo Tháng Tuổi
Các lưu ý khi khi nấu cháo cho bé
Không lạm dụng nước hầm xương
Nhiều mẹ nghĩ nước hầm xương có nhiều canxi và dưỡng chất, vậy là chỉ nấu cháo cùng nước hầm xương cho bé ăn là nghĩ là đủ. Tuy nhiên đạm chỉ có nhiều trong phần thịt chứ không phải là nước hầm xương. Vậy nên các mẹ hãy cho con ăn đầy đủ phần xác thịt để có đủ dưỡng chất.
Không nên nấu cháo ăn dăm một lần cho cả ngày
Vì công viêc bận rộn nên nhiều mẹ thường nấu nhiều cháo hơn để bé ăn được cả ngày. Tuy nhiên nếu cháo để lâu sẽ khiến cho lượng dinh dưỡng bị hao hụt đi đáng kể, tình trạng kéo dài sẽ khiến bé chán ăn. Nếu vẫn muốn tiết kiệm thời gian, các mẹ nên nấu trước một nồi cháo trắng, khi cho con ăn, mẹ lấy một phần cháo đó nấu cùng rau hoặc thịt là được.
Sử dụng nguyên liệu thực phẩm tươi
Hệ tiêu hoá của bé rất non yếu không thể chống đỡ được những tác động gây hại từ thực phẩm không an toàn: như chât hoá học… Các mẹ nên chọn những loại thực phẩm tại các cửa hàng thực phẩm hữu cơ, có nguồn gốc rõ ràng.
Cho dầu ăn vào cháo ăn dặm
Dầu ăn cung cấp năng lượng cho bé, giúp hình thành các mô mỡ có chức năng điều hoà thân nhiệt, cung cấp chất béo giúp tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng trong cơ thể. Vì thế các mẹ nên cho 1 – 2 thìa dầu ăn giành cho trẻ vào thời điểm cháo đã nấu xong còn nóng để giữ được dưỡng chất.
Các nguyên liệu, món ăn theo từng giai đoạn
Nấu cháo dinh dưỡng cho bé 6 tháng tuổiThời điểm 6 tháng tuổi sữa mẹ vẫn là thực phẩm chiếm hơn 3/4 lượng thức ăn mỗi ngày, phần còn lại các bé sẽ được bổ sung thêm dưỡng chất dinh dưỡng từ thức ăn dặm.
Lượng thứ ăn dặm chỉ 1 bữa mỗi ngày, cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi phải được nghiền nhuyễn. Cho bé tập làm quen với ăn dặm nên ăn từ bột ngọt tới mặn
Hệ tiêu hoá của bé còn non nớn nên cần cho bé làm quen dần từ cháo loãng rồi đặc dần. Từ ăn ít rồi nhiều dần, ban đầu có thể chỉ cần bắt đầu bằng 1 – 2 thìa bột loãng như nước cơm rồi tăng dần lên.
Nguyên liệu nấu cháo dinh dưỡng cho bé 6 tháng tuổi:
– Rau: các mẹ có thể sự dụng nhưng loại rau thông dụng như : cà rốt, bí đỏ, rau chân vịt, hạt sen, bơ, cải bó xôi, ngô … Hấp hoặc luộc chín tuỳ theo loại rau, sau khi chín nghiền mịn hoặc xay nhuyễn
Cháo loãng đối với các bé 6 tháng tuổi để bé làm quen dần
– Cháo trắng nấu với tỉ lệ 1:10 ( 1 gạo – 10 nước) sau đó rây qua lưới cho mịn dùng khoảng 2 thìa cà phê cháo. Hoặc dùng sữa mẹ/ sữa công thức ( 60ml).
Trộn cháo hoặc sữa với phần rau đã nghiền nhuyễn là có thể sử dụng cho bé được rồi
Nấu cháo dinh dưỡng cho bé 7 tháng tuổiBắt đầu từ tháng thứ 7 trở đi, các mẹ có thể bổ sung vào thực đơn ăn dặm của bé chất đạm, với các loại thịt lơn, xương, trứng, đậu phụ, cá trắng… Bổ sung thêm vitamin, chất sơ và khoáng chất từ các loại hạt, hoặc rau xanh.
Từ 7 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé ăn dặm ngày 2 bữa, thêm với uống sữa mẹ, kết hợp thay đổi ăn ngọt và mặn để kích thích bé ăn. Thời gian ăn dặm nên kết thúc trong khoảng 30 phút dù bé đã ăn hết hay chưa.
Bé 7 tháng tuổi có thể ăn ngày 2 bữa
Nguyên liệu nấu cháo dinh dưỡng cho bé 7 tháng tuổi:
– Thịt: thịt bò, tôm, sườn non, thịt lợn, cá quả… Thịt hấp hoặc luộc chín tuỳ loại
– Rau: cà rốt, ngô, đậu Hà Lan, nấm rơm, rau ngót, đậu cô ve, súp lơ xanh, rau chân vịt.. làm chín và xay hoặc nghiền nhuyễn.
Nấu cháo cho bé 8 tháng tuổiBé 8 tháng tuổi các mẹ có thể cho con ăn mỗi ngày 2 hoặc 3 bữa cháo ăn dặm. Cháo lúc này có độ đặc hơn trước, hoặc có thể ăn thô ở dạng sệt, mềm. Bạn có thể bổ sung thêm nước hoa quả, trai cây nghiền, sữa chua, váng sữa, phomai..
Cháo cần đáp ứng đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cho bé
Thực đơn ăn của bé giờ cần được đáp ứng đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng
– Chất đạm: thịt/ tôm/ cá/ trứng: 50-60g
– Tình bột: gạo/ bột gạo: 50-60g
– Chất xơ,vitamin, khoáng chất: rau xanh
– Chất béo: dầu ăn cho bé : 15g
Thức ăn vẫn cần được xay hoặc nghiền nhỏ, mịn để phù hợp với lứa tuổi của bé
Nấu cháo cho bé 9 đến 12 tháng tuổiTừ 9 đến 12 tháng tuổi là giai đoạn mọc răng của bé, mẹ nên cho bé làm quen dần với việc nhai. Thay vì ăn cháo dạng lỏng như trước, bé cần ăn dặm với thức ăn dạng cháo đặc, và không cần rây qua lười.
Cho bé tập nhai với một số bánh tập ăn hoặc trái cây cắt nhỏ
Bổ sung đủ dưỡng chất cho bé
Thời điểm này bé đã ngồi vững, cần đưa bé vào qui củ trong ăn uống. Cho bé ngồi ăn ở ghế thay vì cho ăn rong. Để bé tập trung và tập cho bé tự ăn phần của mình
Tinh bột: gạo, bột mì, bún, nui, phở…
Đạm: thịt lợn, thịt cá, trứng, thịt gà, thịt bò, hải sản, đậu hủ
Chất béo: bơ thực vật, dầu ăn, mỡ cá/thịt…
Vitamin và khoáng chất: các loại rau xanh, củ, quả, trái cây tươi… Đây là nhóm thức ăn không thể thiếu để giúp bé bổ sung vitamin cũng như hỗ trợ tiêu hóa tốt nhất. Ở độ tuổi này, hầu hết các bé đã có thể ăn được các loại rau xanh.
Ngoài việc bổ sung thức ăn dặm, mẹ vẫn phải đảm bảo cho bé bú đủ sữa, từ 500-700ml mỗi ngày.
Hướng Dẫn Cách Nấu Cháo Bề Bề Cho Bé Ăn Dặm Nhiều Dinh Dưỡng
Cháo bề bề bề cho bé được biết đến là món cháo hải sản vô cùng thơm ngon, giàu dinh dưỡng. Đặc biệt, món cháo này còn được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích khuyên dùng cho mọi đối tượng ở tất cả các độ tuổi như người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai.
Dinh dưỡng từ cháo bề bề cho bé
Theo nghiên cứu, thịt của bề bề có chứa các loại chất dinh dưỡng thiết yếu như: sắt, Omega3 và Omega 6, vitamin A, vitamin B1…tốt cho hệ miễn dịch. Với thành phần dưỡng chất đa dạng và giàu vitamin như vậy, bề bề là nguồn thực phẩm lành mạnh để giúp trẻ nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ trẻ thích nghi với sự thay đổi từ môi trường, là nguyên liệu để các mẹ nấu trong món cháo của bé.
Cháo bề bề không chỉ có khả năng kích thích hương vị thơm ngon mà còn giữ trọn được dinh dưỡng từ bề bề. Tuy nhiên, cách nấu cháo bề bề cho bé không phải ai cũng biết.
Cháo bề bề nấu với rau gì cho bé?
Bề bề là hải sản nên có thể dễ dàng nấu với nhiều loại rau khác nhau như rau mồng tơi, rau ngót, bông cải xanh, cà rốt, bí đỏ… Những loại rau này khi kết hợp cùng bề bề sẽ mang đến nhiều dinh dưỡng cho bé nhất.
Hướng dẫn cách nấu cháo bề cho bé
Sơ chế bề bề trước khi nấu cháo
– Trước tiên, mang bề bề đi rửa sạch, bóc phần vỏ cứng bên ngoài. Lưu ý, khâu bóc vỏ phải thật cẩn thận vì vỏ của bề bề rất cứng và dễ đứt tay. Tốt hơn hết nên dùng kéo cắt dọc 2 bên thân và đeo găng tay để vỏ bề bề không đâm vào tay. Nếu là bề bề bóc nõn thì việc này sẽ đơn giản hơn.
– Tiếp theo, rửa sạch bề bề và để ráo nước
– Sau đó mang bề bề rang cho chín vàng và săn lại cho thơm.
Chuẩn bị nguyên liệu nấu cháo bề bề cho bé
– 50g gạo tẻ
– 3 lát bí đỏ
– 5 lá mồng tơi
– 2-3 con bề bề
– Gia vị dành cho bé
Lượng nguyên liệu này tùy theo khẩu phần ăn của bé nên mẹ có thể tăng hoặc giảm để đảm bảo dinh dưỡng cho bé.
Cách nấu cháo bề bề cho bé cùng bí đỏ, rau mồng tơi
– Vo sạch gạo và cho nước vào nấu nhừ thành cháo.
– Bề bề băm nhuyễn rồi xào lên cho săn lại. Cũng có thể băm nhỏ bề bề rồi cho vào máy xay sinh tố (nếu bé chưa ăn thô tốt).
– Rửa sạch, thái lát, hấp cách thủy bí đỏ trong khoảng 5 phút để nguyên liệu không bị mất chất. Sau đó, nghiền nhỏ và thêm chút nước để lọc qua rây.
– Rau mồng tơi rửa sạch có thể để sống thái nhỏ hoặc xay nhỏ (tùy vào độ tuổi và độ ăn thô của bé).
– Khi cháo chín, cho bề bề, bí đỏ, rau mồng tơi vào và đảo đều tay. Nêm nếm gia vị vừa đủ ăn cho bé rồi bắc ra.
– Múc cháo cho bé ăn khi còn ấm nóng.
Cách Làm Ruốc Cá Trắm Thơm Ngon, Bổ Dưỡng Cho Bé Ăn Dặm
2kg cá trắm
20g gừng
Gia vị: Nước mắm, tiêu
Bước 1 Sơ chế nguyên liệuBạn mua cá trắm tươi về sau đó làm sạch và cắt thành khúc ngắn.
Gừng cạo vỏ đập dập.
Tiếp theo bạn cho gừng lót dưới đáy nồi rồi xếp cá trắm lên trên, bỏ thêm vào nồi 7 muỗng canh nước mắm và 1 muỗng cà phê tiêu, ướp cá trong thời gian khoảng 2-3 tiếng để cá ngấm gia vị.
Lưu ý: Khi trong thời gian ướp cá bạn nên bỏ vào ngăn mát tủ lạnh để cá giữ được độ tươi ngon.
Bước 2 Kho cáCá sau khi được ướp bạn sẽ lấy ra khỏi tủ lạnh rắc thêm chút gừng thái băm nhỏ lên và đun cá trên lửa nhỏ trong thời gian khoảng 10 phút để nồi cá sôi và thịt chín, tiếp đến bạn bật to lửa và đun thêm 10 phút nữa. Nếu như nồi cá còn nước thì bạn chắt nước cá ra chén và tiếp tục kho đến khi nồi cá cạn hẳn nước thì tắt bếp.
Bước 3 Làm ruốc cáBạn gắp cá kho ra đĩa đợi cá nguội thì bạn gỡ bỏ phần xương cá, giữ lại phần thịt cá sau đó cho vào chảo chống dính đảo cho khô thịt cá, vừa đảo bạn vừa dùng muỗng nén nhẹ phần thịt cá to xuống dưới chảo để miếng thịt cá được tơi và bông hơn. Sau khi thấy cá đã tơi bạn nếu muốn cá bông và tơi hơn nữa thì bạn có thể rây cá qua một chiếc rổ thưa, dùng muỗng nén cá xuống, phần thịt cá sẽ rơi xuống chảo. Và bạn tiếp tục rang như vậy cho đến khi ruốc cá khô ráo như ý thì bạn tắt bếp.
Bước 4 Thành phẩmĐợi ruốc cá trắm nguội, có thể bỏ vào cháo cho bé ăn ngay, phần còn lại bạn cho vào hũ kín, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và dùng dần. Tham khảo mẹo bảo quản chà bông ngon lâu, không sợ mốc.
Cá trắm là loại thức ăn quen thuộc và được rất nhiều gia đình Việt yêu thích, là loại cá bổ dưỡng, ngon, quý và rất có giá trị dinh dưỡng. Cụ thể:
Trong 100g ăn được của cá trắm nói chung có: 91Kcal, 17g protein, 2,6g lipit, 57mg canxi, 145mg phốt pho, 0,1mg sắt.
Ngoài ra, cá trắm là thức ăn dễ tiêu hóa, mỡ cá là loại axit béo không no có nhiều công dụng như chống lão hóa, phát triển trí não phù hợp cho người lớn tuổi và trẻ em, đặc biệt là phụ nữ mang thai khi ăn cháo cá sẽ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho thai nhi.
Cá trắm có nhiều loại, phổ biến là 2 loại: Cá trắm đen và cá trắm cỏ. Trong đó, cá trắm đen có giá thành cao hơn do có giá trị về mặt dinh dưỡng cao và thịt thơm ngon hơn cá trắm cỏ.
Advertisement
Để chọn được con cá trắm ngon, cần dựa vào các đặc điểm sau:
Đón xem nhiều bí quyết nấu ăn tại chuyên mục Món ngon mỗi ngày.
Cách Nấu Súp Khoai Lang Thơm Ngon Dễ Ăn Cho Bé
Nguyên liệu làm súp khoai lang
Khoai lang 5 củ
Mua những củ khoai lang có bề ngoài lành lặn, không bị nứt, sứt mẻ. Cầm khoai lên thấy nặng tay, cứng, không bị dập.
Cẩn thận khi thấy khoai có màu đen hoặc bị rỗ, đó là dấu hiệu cho thấy khoai lang đã hỏng.
Chọn những củ khoai có dáng tròn lẳn hoặc thuôn dài, không có eo, hõm, bóp nhẹ thấy không quá cứng, những củ này thường ít xơ, nhiều bột và ăn rất ngọt.
Càng không nên chọn củ quá nhỏ, dài, có eo hay hõm vì sẽ có nhiều xơ.
Nước dùng gà 1 lít
Bơ 30 gr
Hành tây 1 củ
Tỏi 1 muỗng cà phê
Ớt bột 1/2 muỗng cà phê
Bột mùi (bột ngò) 2 muỗng canh
Bột quế 2 muỗng canh
Bột thì là 1/2 muỗng cà phê
Chanh 1 trái
Bột ngọt 1/2 muỗng cà phê
Muối 1/2 muỗng cà phê
Tiêu 1/4 muỗng cà phê
Cà rốt 30g
Nên chọn cà rốt có màu sáng, cam đậm, vỏ mịn, lá xanh và không bị dập nát.
Bên cạnh đó, nên chọn những củ vẫn còn cứng, có kích thước trung bình.
Tránh chọn những củ bị héo lá, trên thân bị nứt hoặc có đốm, đầu củ có màu xanh.
Bông cải xanh 30 g
Ưu tiên chọn bông cải có màu xanh đậm tươi mới, đều màu, cầm trên tay cảm giác chắc và nặng.
Ngoài ra bông cải ngon sẽ có phần búp mọc khít vào nhau, đầy đặn, thân cây cứng và không mềm dẻo.
Nếu có thể, bạn nên mua bông cải xanh vào mùa thu hoạch từ cuối tháng 7 đến tháng 10 vì sẽ có hương vị thơm ngon hơn.
Tránh chọn bông cải xanh có phần thân dập úng, có nhiều vết xước và phần ruột xuất hiện vết thâm bên trong.
Các bước làm súp khoai lang
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Hành tây rửa sạch, thái mỏng.
Khoai lang rửa sạch thái miếng nhỏ.
Bước 2: Cách nấu súp khoai lang
Đun chảy bơ trong nồi to, cho hành tây vào xào với một chút muối cho tới khi hành mềm chuyển thành màu vàng nâu. Sau đó lấy ra một ít bỏ ra một bát nhỏ riêng.
Cho bột mùi, bột thì là, bột quế, ớt bột vào trong chén trộn đều.
Vớt hành còn lại trong nồi, cho tỏi bằm vào sau đó cho chén bột đã trộn cộng thêm một chút tiêu đảo đều. Tiếp đến cho nước dùng gà và khoai lang đã thái nhỏ vào nồi.
Đun to lửa đến khi nồi súp sôi thì hạ nhỏ lửa cho đến khi khoai mềm thì tắt bếp. Nêm chút muối, tiêu, bột ngọt vào cho vừa ăn.
Cho khoai vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi múc ra bát. Rắc lượng hành tây để riêng lúc đầu lên và dùng nóng. Bạn có thể vắt một ít chanh lên món súp để món ăn trở nên hấp dẫn hơn.
Video hướng dẫn làm súp khoai lang ngon nhất
Thông tin cách nấu súp khoai lang tại nhà đơn giản
Thời gian chuẩn bị : 25M
Thời gian nấu : 30M
Tổng thời gian : 55M
Số lượng người ăn : 1-2
Món ăn dành cho bữa : sáng, trưa
Nguồn gốc xuất xứ của món ăn: Việt Nam
Tổng calories Món ăn : 520 calories
Đăng bởi: Nguyễn Thị Kiều Trinh
Từ khoá: Cách nấu súp khoai lang thơm ngon dễ ăn cho bé
Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 6 Tháng Tăng Cân Vừa Ngon Vừa Dễ Nấu
Khi bé nhà bạn bước sang tháng thứ 6 cũng là lúc mẹ đang loay hoay tìm kiếm thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân nhanh và ngon miệng. Để giúp các mẹ không mất nhiều thời gian tìm kiếm Hà xin chia sẻ những thực đơn ăn dặm dành cho các bé từ 6 tháng tuổi dễ làm mà lại giàu dưỡng chất. Các mẹ có thể tham khảo để áp dụng cho bé nhà mình.
thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tốt sẽ giúp bé phát triển toàn diện
ĐỒ DÙNG ĂN DẶM CHO BÉ MẸ CẦN CHUẨN BỊ
Nguyên tắc ăn dặm dành cho bé 6 tháng tuổiNgày nay có nhiều phương pháp ăn dặm mà các mẹ có thể tham khảo như: Ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm truyền thống, ăn dặm kết hợp truyền thống và kiểu Nhật, ăn dặm BLW tự chỉ huy. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm vượt trội riêng với cách chế biến và áp dụng khác nhau. Tuy nhiên, dù lựa chọn phương pháp nào thì mẹ cũng phải ghi nhớ những nguyên tắc cơ bản sau đây.
1. Lượng thức ăn dặm: 1 bữa/ngày.
2. Lượng sữa bột/sữa mẹ: Mẹ cho bé ăn theo nhu cầu của bé.
3. Độ thô của thực phẩm: Thực phẩm cho bé ăn dặm 6 tháng phải được nghiền nhuyễn.
4. Nên cho bé làm quen thứ tự các loại thực phẩm từ nhóm I, nhóm II, nhóm III.
Nhóm I: Chủ yếu là bột ngũ cốc (Có thể bắt đầu từ cháo trắng nghiền thật nhỏ).
Nhóm Ⅱ: Rau củ, quả (Cà rốt, khoai lang, khoai tây, bí đỏ, chuối, bơ).
Nhóm Ⅲ: Thịt nạc lợn, thịt nạc gà, thịt cá trắng.
5. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng cần chế biến từ loãng đến đặc dần: hệ tiêu hóa của bé 6 tháng tuổi còn non nớt, tuyến nước bọt chưa đủ Enzim để tiêu hóa được hết các loại thực phẩm và thực phẩm chế biến đặc nên mẹ cần cho bé làm quen từ loãng rồi đặc dần. Mẹ có thể bắt đầu bằng 1 – 2 thìa bột với lượng nước sao cho đặc như nước cơm rồi tăng dần lên sau 3-4 hôm ½ thìa. Cứ như vậy tăng dần chứ không được cho bé ăn quá đặc khi mới bắt đầu.
6. Ăn từ ít đến nhiều: Do hệ tiêu hóa còn yếu nên mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều sẽ làm cho bé dễ bị rối loạn tiêu hóa.
7. Ăn từ vị ngọt đến vị mặn: Hãy cho bé tập quen với bột ngọt trước rồi sau đó mới tới bột mặn.
Thành phần dinh dưỡng cần thiết khi xây dựng thực đơn ăn dặm 6 tháng tuổi6 tháng tuổi là giai đoạn bé sẽ được bổ sung thêm chất dinh dưỡng từ thức ăn dặm. Mặc dù lúc này sữa vẫn là thực phẩm chiếm hơn ¾ tổng lượng thức ăn mỗi ngày.
Mẹ cần lưu ý thực phẩm dành cho bé ăn dặm 6 tháng cần được cung cấp đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết là: Chất đạm, chất béo, bột đường, vitamin và khoáng chất nhằm cho bé một sự phát triển toàn diện về thể chất và trí não.
Ngoài ra, chất xơ cũng rất quan trọng, nó góp phần vào hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Mẹ có thể thực hiện phương pháp “tô màu bát bột” bằng cách thay đổi thành phần các loại rau củ có nhiều màu sắc như: màu xanh lá của rau, màu đỏ của cà chua, màu cam cà rốt, bí đỏ,…
Những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặmKhi mẹ nhận thấy bé nhà mình có những dấu hiệu sau đây là chứng tỏ bé đã sẵn sàng để bắt đầu ăn dặm:
Bé có thể tự ngồi dậy mà không cần sự trợ giúp từ bố mẹ.
Bé hợp tác ăn, không còn đẩy thức ăn ra khỏi miệng, hay từ chối thức ăn khi mẹ đút ăn.
Bé bắt đầu sẵn sàng tập nhai bất kì thứ gì khi mẹ cho vào miệng.
Bé biết dùng tay để nắm bất cứ cái gì bé thấy và cho vào miệng gặm.
Bé rất thích thú và háo hức tham gia vào bữa cơm của gia đình.
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân, phát triển tốt 1. Cháo cà rốt nghiềnCháo cà rốt cực dễ làm cho thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân
Khi bắt đầu ăn dặm mẹ cần cho bé ăn cà rốt nghiền để tráng ruột hoặc giúp bé phát triển thị lực, chống viêm nhiễm. Ngoài ra, cà rốt rất giàu beta – carotene rất có lợi cho sự phát triển của bé 6 tháng tuổi.
Nguyên liệu:
Cà rốt nghiền: 2 thìa cà phê.
Cháo trắng: 2 thìa cà phê.
Cách nấu thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân – món cháo cà rốt:
Mẹ nấu cháo gạo theo đúng tỉ lệ 1:10 (1 gạo, 10 nước), sau đó rây cho lưới cho thật mịn và múc ra 2 thìa cà phê.
Cà rốt mẹ đem rửa sạch, luộc hoặc hấp chín mềm rồi nghiền hoặc rây nhỏ.
Trộn cháo với cà rốt và cho bé ăn.
2. Súp sữa bí đỏBí đỏ là nguyên liệu không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng
Bí đỏ là loại thực phẩm giàu chất sắt, vitamin A và muối khoáng, axit hữu cơ rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ.
Nguyên liệu:
Bí đỏ: 20g.
Sữa mẹ/ sữa công thức: 60ml.
Cách nấu:
Bí đỏ mẹ có thể hấp hoặc luộc chín mềm, sau đó đem nghiền nhuyễn hoặc rây cho nhỏ mịn.
Nếu dùng sữa công thức thì pha theo đúng tỉ lệ quy định rồi cho bí đỏ nghiền vào.
Nếu dùng sữa mẹ thì đun nhỏ lửa cùng với bí đỏ nghiền đến khi sôi là được.
3. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng với cháo rau chân vịtLên thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân, phát triển cùng rau chân vịt
Rau chân vịt hay còn gọi là rau bina rất giàu sắt, kali tốt cho sự phát triển của não bộ và quá trình tuần hoàn máu nhanh hơn. Ngoài ra, rau chân vịt còn giàu canxi và magie giúp hệ xương của bé cứng cáp hơn.
Nguyên liệu:
Cháo trắng: 2 thìa cà phê.
Rau chân vịt: 2 – 3 lá.
Cách thực hiện:
Rau chân vịt rửa sạch rồi đem hấp hoặc luộc chín mềm. Sau đó đem nghiền nhỏ.
Cháo trắng nấu theo tỉ lệ 1:10 rồi cho vào rây, rây nhuyễn.
Trộn cháo với rau vào rồi cho bé ăn luôn.
Mua đồ dùng ăn dặm kiể Nhật cho bé
4. Súp khoai tây sữaThực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng – món khoai tây sữa
Nguyên liệu:
Sữa mẹ/ sữa công thức: 60ml.
Khoai tây: ½ củ.
Cách thực hiện:
Khoai tây mẹ đem rửa sạch, gọt vỏ, thái nhỏ rồi luộc hoặc hấp chín.
Sữa pha theo đúng tỷ lệ, sau đó cho vào nồi nấu cùng khoai tây nhỏ lửa cho đến khi khoai chín mềm.
Cho hỗn hợp vào rây qua lưới hoặc xay cho mịn.
5. Khoai lang nghiềnThực đơn dành cho bé 6 tháng tuổi không thể thiếu khoai lang
Nguyên liệu:
Khoai lang: 1 củ nhỏ.
Sữa hoặc nước: 60ml.
Cách làm thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân – món khai nghiền:
Khoai lang đem rửa sạch, gọt vỏ rồi cắt nhỏ và ngâm qua nước cho bớt nhựa. Cho khoai vào nồi hấp/ luộc cho chín mềm.
Khoai chín đem ra cho bay bớt hơi rồi rây cho mịn.
Có thể thêm nước hoặc sữa vào quấy trên lửa nhỏ cho khoai mềm và sánh lại là được.
6. Đậu hà lan nghiềnĐậu hà làn thường xuyên xuất hiện trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng
Nguyên liệu:
Đậu Hà Lan: 30g.
Sữa mẹ/ sữa công thức: 60ml.
Cách làm:
Đậu Hà Lan sau khi mua về đem rửa sạch, luộc chín mềm. Sau đó dùng thìa nghiền đậu rồi rây qua lưới cho bột mịn.
Sữa công thức cần được pha theo đúng tỉ lệ quy định. Sau đó cho phần đậu nghiền và trộn đều cho hỗn hợp sánh mịn là bé có ngay bát đậu Hà Lan trộn sữa thơm ngon.
7. Bơ trộn sữa mẹ – thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cânDinh dưỡng từ bơ vô cùng cần thiết trong các thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng
Nguyên liệu:
Bơ chín: ¼ quả.
Sữa mẹ/ sữa công thức: 50-60ml.
Cách làm:
Bơ chín đem bỏ vỏ, thái lát mỏng rồi nghiền nhuyễn.
Sau đó đem trộn với sữa, đánh đều cho bé ăn được luôn.
8. Cháo trắng – Hạt sen nghiềnThực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng nên có cháo hạt sen
Nguyên liệu:
Hạt sen: 30g.
Cháo trắng: 2 thìa cà phê.
Bơ chín + sữa mẹ: vừa đủ.
Cách làm cháo hạt sen thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân ngon và bổ:
Hạt sen đem bỏ tâm, rồi luộc cho chín mềm. Sau đó, đem nghiền nhuyễn hoặc rây qua lưới cho mịn.
Sữa bột pha theo công thức, tỷ lệ quy định rồi trộn cùng với hạt sen nghiền.
Bơ nghiền mịn cùng với sữa cho bé ăn tráng miệng.
Mua hộp trữ đồ ăn dặm chất lượng trên Shopee
9. Cháo trắng – Cải bó xôi– Kiwi hấpKhi lên thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi mẹ nên cân bằng giữa rau và hoa quả
Nguyên liệu:
Cháo trắng: 2 thìa cà phê.
Cải bó xôi: 3 – 4 lá.
Kiwi vàng : ¼ quả
Cách làm:
Cháo nấu theo tỷ lệ 1 : 10 rồi rây qua lưới cho mịn.
Cải bó xôi rửa sạch, đem hấp chín và nghiền nhuyễn.
Kiwi gọt nhỏ và nghiền nhuyễn.
Trộn cháo và rau bina rồi cho bé ăn. Kiwi ăn sau dùng để tráng miệng cho bé.
10. Cháo trắng – Ngô ngọt hấp – Cà rốt hấpThực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng theo kiểu Nhật
Nguyên liệu:
Cháo trắng : 2 thìa cà phê.
Ngô ngọt: 1 thìa cà phê.
Cà rốt: 1 thìa cà phê.
Cách làm:
Cháo trắng nấu theo tỷ lệ 1 : 10 hoặc 1 : 9 rồi đem rây qua lưới cho mịn.
Ngô và cà rốt đem luộc hoặc hấp riêng , sau khi chín đem nghiền mịn.
Khi ăn thì cho cháo ra bát, cho ngô và cà rốt lên trên rồi đảo đều là được.
11. Cháo đậu que – Táo hấp nghiềnCác thành phần trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng nên được cân đối chỉ vừa đủ về dưỡng chất
Nguyên liệu:
Đậu que: 2 – 3 quả.
Cháo trắng: 2 thìa cà phê.
Táo tươi: 1/8 quả.
Cách làm thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng cháo và tráng miệng:
Cháo nấu theo tỷ lệ độ thô của bé rồi đem rây qua lưới cho mịn.
Đậu que đem rửa sạch, luộc chín mềm rồi nghiền nhỏ và rây qua lưới.
Táo gọt sạch vỏ, hấp chín và nghiền nhuyễn.
Múc cháo ra bát, cho đậu que nghiền lên trên rồi đảo đều cho bé ăn.
Cho bé tráng miệng bằng táo hấp.
12. Cháo măng tây – Bơ dầm sữa mẹNguyên liệu:
Cháo trắng: 2 – 3 thìa cà phê.
Măng tây: 2 ngọn.
Bơ tươi: 1/8 quả.
Sữa mẹ : 60ml.
Cách làm:
Cháo nấu theo tỷ lệ phù hợp với độ thô bé ăn rồi đem nghiền hoặc rây cho mịn.
Măng tây hấp chín mềm và rây qua lưới.
Bơ chín gọt bỏ, thái lát dùng thìa nghiền nhuyễn rồi trộn với sữa mẹ.
Múc cháo ra bát, cho măng tây vào trộn đều và cho bé ăn.
Bé tráng miệng món bơ dầm sữa mẹ.
13. Chuối trộn sữa thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng đơn giảnThực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng siêu đơn giản
Nguyên liệu:
Chuối chín: nửa quả.
Sữa mẹ/ sữa công thức: 60ml.
Cách làm:
Dùng thìa để nghiền nát chuối, để mịn hơn mẹ nên rây qua lưới.
Sữa công thức pha đúng tỷ lệ rồi cho chuối vào trộn đều cho đến khi món ăn đạt độ sánh vừa bé ăn là được.
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng trong 30 ngày theo kiểu Nhật
Ngày 1, ngày 2: Cháo trắng tỷ lệ 1 :10 cùng nước ép Táo.
Ngày 3: Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng với món cháo trắng 1:10, cà rốt nghiền, nước dashi.
Ngày 4 : Sữa và bơ.
Ngày 5: Cháo trắng 1: 10, cá bào rong biển, bí ngòi nghiền.
Ngày 6: Cháo củ cải, bí đỏ và nước Dashi.
Ngày 7: Ngô ngọt nghiền, cháo 1:10, susu.
Ngày 8: Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng với món cháo 1: 9, bí xanh và cải bó xôi.
Ngày 9: Khoai lang trộn sữa mẹ.
Ngày 10: Cháo ngô bào tử.
Ngày 11: Cháo trắng 1: 9 có thêm dầu olive, nước dashi, rau ngót.
Ngày 12: Khoai tây trộn sữa mẹ.
Ngày 13: Cháo trắng 1: 9 có thêm dầu olive, bắp cải, cà chua.
Ngày 14: Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng món súp kem gà phomai, táo và chuối nghiền sữa mẹ.
Ngày 15: Cháo rau mầm cải ngọt, cà chua, nước ép đào.
Ngày 16: Cháo củ cải đỏ, khoai lang tím, nước ép nho.
Ngày 17: Sữa bí đỏ cùng đậu Hà Lan.
Ngày 18: Cháo lòng đỏ trứng với giọt dầu olive, nước ép lê.
Ngày 19: Cháo trắng dầu olive,cái chíp, hành tây, nước ép táo.
Ngày 20: Cháo cà rốt, dầu olive, đậu Hà Lan, lá dứa ngô, mận đen nghiền.
Ngày 21: Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng đổi bữa với bánh mỳ trộn sữa.
Ngày 22: Cháo dầu óc chó, rong biển, hạt kê, bí đỏ.
Mua dụng cụ rây đồ ăn dặm cho bé trên Shopee
Ngày 23: Cháo yến mạch, súp lơ xanh, bắp cải tím.
Ngày 24: Cháo yến mạch, ớt chuông, súp lơ trắng, kale.
Ngày 26: Cháo đậu xanh, rau má.
Ngày 27: Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng món cháo rau mùng tơi, bí đao xanh.
Ngày 28: Cháo Yến mạch, khoai lang đu đủ hạt Chia.
Ngày 29: Cháo đậu que, hành tây, phomai.
Ngày 30: Súp bánh mỳ sữa, táo nghiền.
Những lưu ý khi nấu các món cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổiMặc dù để chế biến các món ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi mẹ không cần quá nhiều nguyên liệu và cầu kỳ nấu nướng. Tuy nhiên, mẹ cần nắm vững một số lưu ý sau đây:
Không nên dùng nước lạnh để nấu cháo cho béKhi nấu cháo cho bé, mẹ nên dùng nước nóng để giúp giữ được chất dinh dưỡng trong gạo. Việc dùng nước lạnh sẽ khiến các hạt gạo ngấm nước và trương lên kéo theo các chất dinh dưỡng bị nở ra và hòa tan.
Hơn nữa, việc dùng nước lạnh nấu cháo sẽ mất thời gian và làm cho hương vị của cháo bớt phần thơm ngon hơn.
Không nên đun cháo (hâm cháo) nhiều lần trong 1 ngàyDo bé 6 tháng tuổi lượng ăn còn rất ít, nên khi nấu cháo mẹ cần cân nhắc không nên nấu quá nhiều. Và nếu quá nhiều thì mẹ có thể rây nhỏ rồi bảo quản lạnh chứ không nên hâm lại cháo nhiều lần trong ngày.
Việc hâm cháo nhiều lần khi làm thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng sẽ làm cháo bay mất các chất vitamin và mất độ thơm ngon.
Nên lựa chọn các loại rau củ theo mùa để đảm bảo an toàn thực phẩmViệc lựa chọn rau củ theo mùa vừa đảm bảo độ tươi ngon, lại tránh được dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc bảo quản,… một cách tối đa nhất.
Tốt nhất, nếu có thể mẹ hãy lựa chọn những loại rau củ quả tự trồng hoặc trồng theo phương pháp hữu cơ không có thuốc thang gì cả.
Không được rã đông thực phẩm bằng nước nóng hay để nhiệt độ phòngThực phẩm (nhất là thịt cá) được bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh khi mẹ cần lấy ra chế biến cho bé thì tuyệt đối không được rã đông bằng nước sôi hay nhiệt độ phòng. Cách làm này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và làm hỏng thực phẩm, nếu bé ăn phải dễ bị ngộ độc, tiêu chảy.
Hơn nữa, việc rã đông bằng nước nóng còn làm cho các chất dinh dưỡng bị bốc hơi và hao hụt đi, đồng thời làm giảm độ tươi ngon của thực phẩm.
Cách rã đông đúng nhất là trước khi chế biến mẹ đưa xuống ngăn mát tủ lạnh một buổi để thực phẩm có thời gian rã đông từ từ nhưng vẫn ở mức nhiệt giữ được tươi ngon.
Cập nhật thông tin chi tiết về 3 Cách Nấu Cháo Hàu Cực Thơm Ngon Hấp Dẫn Cho Bé Ăn Dặm trên website Tplr.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!